Cuộc sống thực của 2 phi hành gia Mỹ mắc kẹt trên Trạm vũ trụ quốc tế

Tưởng như một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng 2 phi hành gia người Mỹ Suni Williams và Butch Wilmore đang bị mắc kẹt trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) cho ít nhất là đến năm 2025, mặc dù ban đầu họ chỉ dự kiến ở đó 8 ngày.

Tháng 6-2024, 2 phi hành gia người Mỹ được đưa lên Trạm ISS bằng tàu vũ trụ Starliner của hãng Boeing, nhưng con tàu gặp trục trặc, hiện chưa thể trở về Trái đất nên họ bị mắc kẹt trên trạm từ đó tới nay

Tháng 6-2024, 2 phi hành gia người Mỹ được đưa lên Trạm ISS bằng tàu vũ trụ Starliner của hãng Boeing, nhưng con tàu gặp trục trặc, hiện chưa thể trở về Trái đất nên họ bị mắc kẹt trên trạm từ đó tới nay

Không phải ai cũng có cơ hội sống giữa không trung nhưng liệu ISS có phải là điểm đến lý tưởng cho chuyến đi ngẫu hứng kéo dài tới 8 tháng?

Không phải ai cũng có cơ hội sống giữa không trung nhưng liệu ISS có phải là điểm đến lý tưởng cho chuyến đi ngẫu hứng kéo dài tới 8 tháng?

Hầu hết thời gian trong ngày của một phi hành gia trên ISS là làm việc, thường kéo dài 16 giờ với một vài lần nghỉ để ăn.

Hầu hết thời gian trong ngày của một phi hành gia trên ISS là làm việc, thường kéo dài 16 giờ với một vài lần nghỉ để ăn.

Công việc của họ có thể bao gồm bảo trì thường xuyên cho trạm vũ trụ và sửa chữa các hệ thống. Trong một số trường hợp, họ sẽ phải đi bộ ngoài không gian để điều chỉnh thiết bị bên ngoài.

Công việc của họ có thể bao gồm bảo trì thường xuyên cho trạm vũ trụ và sửa chữa các hệ thống. Trong một số trường hợp, họ sẽ phải đi bộ ngoài không gian để điều chỉnh thiết bị bên ngoài.

Một phần công việc là thực hiện các thí nghiệm để tìm hiểu thêm về tác động của bức xạ không gian và trọng lực vi mô.

Một phần công việc là thực hiện các thí nghiệm để tìm hiểu thêm về tác động của bức xạ không gian và trọng lực vi mô.

Trong môi trường không gian vô cùng khắc nghiệt, các phi hành gia cần ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để duy trì sức khỏe. Họ ăn 3 bữa chính mỗi ngày cộng với đồ ăn nhẹ để tạo nên chế độ ăn ít nhất 2.500 calo.

Trong môi trường không gian vô cùng khắc nghiệt, các phi hành gia cần ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng để duy trì sức khỏe. Họ ăn 3 bữa chính mỗi ngày cộng với đồ ăn nhẹ để tạo nên chế độ ăn ít nhất 2.500 calo.

Vì việc tiếp tế không thường xuyên nên phần lớn thực phẩm của các phi hành gia đều được khử nước để bảo quản lâu dài. Trước khi ăn, họ có thể làm ẩm lại thực phẩm đóng gói trước khi hâm nóng trong lò vi sóng.

Vì việc tiếp tế không thường xuyên nên phần lớn thực phẩm của các phi hành gia đều được khử nước để bảo quản lâu dài. Trước khi ăn, họ có thể làm ẩm lại thực phẩm đóng gói trước khi hâm nóng trong lò vi sóng.

Do lịch trình bận rộn, phi hành đoàn sẽ không thường xuyên ăn cùng nhau trong tuần, ngoại trừ chủ nhật thì cả nhóm sẽ cùng nhau dùng bữa.

Do lịch trình bận rộn, phi hành đoàn sẽ không thường xuyên ăn cùng nhau trong tuần, ngoại trừ chủ nhật thì cả nhóm sẽ cùng nhau dùng bữa.

Để duy trì cảm giác bình thường, các phi hành gia ăn tại bàn, buộc chặt chân vào ghế và sử dụng khay từ tính để giữ thức ăn cố định.

Để duy trì cảm giác bình thường, các phi hành gia ăn tại bàn, buộc chặt chân vào ghế và sử dụng khay từ tính để giữ thức ăn cố định.

Nếu không phải chống lại trọng lực, cơ bắp của các phi hành gia có thể nhanh chóng co lại, dẫn đến các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn. Điều này khiến nhiều phi hành gia không thể đi lại trong một thời gian sau khi quay trở lại trọng lực của Trái đất.

Nếu không phải chống lại trọng lực, cơ bắp của các phi hành gia có thể nhanh chóng co lại, dẫn đến các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn. Điều này khiến nhiều phi hành gia không thể đi lại trong một thời gian sau khi quay trở lại trọng lực của Trái đất.

ISS có 3 thiết bị tập thể dục chính để các phi hành gia sử dụng, được đặt trong mô-đun Tranquility. Đó là xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ và hệ thống nâng tạ.

ISS có 3 thiết bị tập thể dục chính để các phi hành gia sử dụng, được đặt trong mô-đun Tranquility. Đó là xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ và hệ thống nâng tạ.

Trong thời gian ở ISS, 2 phi hành gia Williams và Wilmore thậm chí đã tham gia các bài tập không trọng lượng lấy cảm hứng từ Thế vận hội để luôn bận rộn và giữ thái độ tích cực trong bối cảnh bất ổn.

Trong thời gian ở ISS, 2 phi hành gia Williams và Wilmore thậm chí đã tham gia các bài tập không trọng lượng lấy cảm hứng từ Thế vận hội để luôn bận rộn và giữ thái độ tích cực trong bối cảnh bất ổn.

Ai cũng nghĩ ngủ là chuyện đơn giản nhất vì chỉ cần ngả lưng là bạn có thể đánh một giấc. Nhưng trên trạm vũ trụ, nếu không có sự hỗ trợ của trọng lực, việc nằm xuống hoặc thậm chí kê đầu lên gối là điều không thể.

Ai cũng nghĩ ngủ là chuyện đơn giản nhất vì chỉ cần ngả lưng là bạn có thể đánh một giấc. Nhưng trên trạm vũ trụ, nếu không có sự hỗ trợ của trọng lực, việc nằm xuống hoặc thậm chí kê đầu lên gối là điều không thể.

Trên ISS, khu ngủ chính của các phi hành gia nằm trong module Harmony gần một đầu của trạm vũ trụ. Tại đó, mỗi trạm ngủ có kích thước tương đương một buồng điện thoại và các phi hành gia sẽ cuộn mình trong túi ngủ được buộc chặt vào bên trong

Trên ISS, khu ngủ chính của các phi hành gia nằm trong module Harmony gần một đầu của trạm vũ trụ. Tại đó, mỗi trạm ngủ có kích thước tương đương một buồng điện thoại và các phi hành gia sẽ cuộn mình trong túi ngủ được buộc chặt vào bên trong

Chưa hết, việc chìm vào giấc ngủ có thể khá khó khăn. Lý do, ISS có thể khá ồn ào vì các hệ thống hỗ trợ sự sống của trạm hoạt động suốt đêm và trạm thường xuyên được tắm trong ánh sáng mạnh từ mặt trời khi quay quanh quỹ đạo.

Chưa hết, việc chìm vào giấc ngủ có thể khá khó khăn. Lý do, ISS có thể khá ồn ào vì các hệ thống hỗ trợ sự sống của trạm hoạt động suốt đêm và trạm thường xuyên được tắm trong ánh sáng mạnh từ mặt trời khi quay quanh quỹ đạo.

Một trong những rủi ro lớn nhất khi ngủ trong không gian không phải là không ngon giấc mà là sự tích tụ CO2. Không có trọng lực, CO2 từ hơi thở của phi hành gia có thể tạo thành một bong bóng xung quanh khiến họ ngạt thở trong khi ngủ.

Một trong những rủi ro lớn nhất khi ngủ trong không gian không phải là không ngon giấc mà là sự tích tụ CO2. Không có trọng lực, CO2 từ hơi thở của phi hành gia có thể tạo thành một bong bóng xung quanh khiến họ ngạt thở trong khi ngủ.

NASA quy định các phi hành gia ngủ 8 tiếng sau một ngày làm việc kéo dài 16 tiếng, nhưng hầu hết các phi hành gia thường chỉ ngủ khoảng 6 tiếng sau khi dành một phần thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

NASA quy định các phi hành gia ngủ 8 tiếng sau một ngày làm việc kéo dài 16 tiếng, nhưng hầu hết các phi hành gia thường chỉ ngủ khoảng 6 tiếng sau khi dành một phần thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

Các phi hành gia trên ISS bắt đầu ngày mới bằng cách đánh răng và rửa mặt. Nhưng điều này phức tạp hơn nhiều so với trên Trái đất. Không có trọng lực, sức căng bề mặt của nước khiến nó tạo thành những quả cầu lớn bám vào các bề mặt gần đó.

Các phi hành gia trên ISS bắt đầu ngày mới bằng cách đánh răng và rửa mặt. Nhưng điều này phức tạp hơn nhiều so với trên Trái đất. Không có trọng lực, sức căng bề mặt của nước khiến nó tạo thành những quả cầu lớn bám vào các bề mặt gần đó.

Chính vì lẽ đó, các phi hành gia khổng thể tắm vào vòi sen. Họ hầu hết tắm khô, dùng xà phòng – dầu gội không cần xả nước và lấy khăn để lau.

Chính vì lẽ đó, các phi hành gia khổng thể tắm vào vòi sen. Họ hầu hết tắm khô, dùng xà phòng – dầu gội không cần xả nước và lấy khăn để lau.

Có lẽ câu hỏi lớn nhất trong đầu mọi người là làm thế nào các phi hành gia có thể đi vệ sinh khi ở trong không gian. Nhà vệ sinh trên ISS, hay còn gọi đùa là “nhà vệ sinh ngoài quỹ đạo”, nằm trong mô-đun Tranquility, vẫn trong môi trường không trọng lực

Có lẽ câu hỏi lớn nhất trong đầu mọi người là làm thế nào các phi hành gia có thể đi vệ sinh khi ở trong không gian. Nhà vệ sinh trên ISS, hay còn gọi đùa là “nhà vệ sinh ngoài quỹ đạo”, nằm trong mô-đun Tranquility, vẫn trong môi trường không trọng lực

Hệ thống xử lý sẽ thu hồi phần nước tiểu, chuyển đổi thành nước có thể sử dụng được, còn phần chất thải rắn sẽ được khử nước rồi đốt cháy trong khí quyển.

Hệ thống xử lý sẽ thu hồi phần nước tiểu, chuyển đổi thành nước có thể sử dụng được, còn phần chất thải rắn sẽ được khử nước rồi đốt cháy trong khí quyển.

Yên Vũ

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cuoc-song-thuc-cua-2-phi-hanh-gia-my-mac-ket-tren-tram-vu-tru-quoc-te-post585827.antd