Cuộc gặp ấm áp của những nhà giáo ở Trường Sa

Chưa bao giờ thầy trò Tiểu học Thị trấn Trường Sa được đón nhiều nhà giáo đến thế. Tay bắt, mặt mừng, chủ - khách trao nhau những lời sẻ chia ý nghĩa.

Thầy Cao Văn Truyền đến với Trường Sa Lớn từ ý chí, khát vọng của người trẻ muốn được dấn thân và cống hiến.

Thầy Cao Văn Truyền đến với Trường Sa Lớn từ ý chí, khát vọng của người trẻ muốn được dấn thân và cống hiến.

“Cô bồng con được không?” – Câu nói đầu tiên của cô bé 5 tuổi ngay khi gặp cô Đỗ Thị Xuân Dung – Phó Giám đốc Đại học Huế khiến nhiều người bất ngờ lúc đặt chân vào khuôn viên của Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa. Nhận được nụ cười tươi đồng ý, cô bé tự tin, sà ngay vào vòng tay của cô Dung. Em là một trong 10 bạn nhỏ của Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa.

“Cô bồng con được không?” – Câu nói đầu tiên của cô bé 5 tuổi ngay khi gặp cô Đỗ Thị Xuân Dung – Phó Giám đốc Đại học Huế khiến nhiều người bất ngờ lúc đặt chân vào khuôn viên của Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa. Nhận được nụ cười tươi đồng ý, cô bé tự tin, sà ngay vào vòng tay của cô Dung. Em là một trong 10 bạn nhỏ của Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa.

40 đại biểu của Bộ GD&ĐT tham gia đoàn công tác số 18 đi thăm, giao lưu, động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và các lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và nhà giàn DK1 thuộc thềm lục địa phía Nam. Theo lịch trình, đoàn đã đến thăm, động viên và tặng quà thầy trò Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa.

40 đại biểu của Bộ GD&ĐT tham gia đoàn công tác số 18 đi thăm, giao lưu, động viên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và các lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và nhà giàn DK1 thuộc thềm lục địa phía Nam. Theo lịch trình, đoàn đã đến thăm, động viên và tặng quà thầy trò Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa.

Thầy Lê Xuân Hạnh, giáo viên nhà trường, chia sẻ với đoàn công tác về những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy và học tại Trường Sa. Sinh năm 1971, thầy vô cùng bất ngờ khi biết tin được cử ra đảo theo diện bổ sung vào tháng 9/2023. Trước đó, thầy đã đăng ký ra đảo dù biết là tuổi không còn trẻ. Trước khi ra đảo, thầy Hạnh dạy lớp 5 trường Tiểu học Cam Phước Tây 1 (Cam Lâm, Khánh Hòa). Thầy từng có 15 năm dạy học ở điểm trường vùng sâu vùng xa. Ra dạy học ở đảo, thầy bảo mình vừa là người thầy, vừa là người ông của đám trẻ nơi đây.

Thầy Lê Xuân Hạnh, giáo viên nhà trường, chia sẻ với đoàn công tác về những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy và học tại Trường Sa. Sinh năm 1971, thầy vô cùng bất ngờ khi biết tin được cử ra đảo theo diện bổ sung vào tháng 9/2023. Trước đó, thầy đã đăng ký ra đảo dù biết là tuổi không còn trẻ. Trước khi ra đảo, thầy Hạnh dạy lớp 5 trường Tiểu học Cam Phước Tây 1 (Cam Lâm, Khánh Hòa). Thầy từng có 15 năm dạy học ở điểm trường vùng sâu vùng xa. Ra dạy học ở đảo, thầy bảo mình vừa là người thầy, vừa là người ông của đám trẻ nơi đây.

Cùng dạy với thầy Hạnh là thầy Cao Văn Truyền (đứng ngoài cùng bên trái), người Raglai, ở xã Sơn Hiệp (Khánh Sơn, Khánh Hòa). Thầy Truyền (sinh năm 1989) giấu gia đình đăng ký xung phong ra đảo dạy học. Thầy đã có gia đình với 2 con (cháu lớn học lớp 3, cháu nhỏ học mẫu giáo). “Là một công dân Việt Nam, một người con đất Khánh Hòa, một người dân tộc thiểu số, tôi muốn một lần được đứng trên bục giảng ở ngôi trường trên quần đảo Trường Sa, gánh cái chữ từ miền núi xuống biển đảo xa xôi của Tổ quốc”, thầy Truyền chia sẻ với Báo Giáo dục & Thời đại.

Cùng dạy với thầy Hạnh là thầy Cao Văn Truyền (đứng ngoài cùng bên trái), người Raglai, ở xã Sơn Hiệp (Khánh Sơn, Khánh Hòa). Thầy Truyền (sinh năm 1989) giấu gia đình đăng ký xung phong ra đảo dạy học. Thầy đã có gia đình với 2 con (cháu lớn học lớp 3, cháu nhỏ học mẫu giáo). “Là một công dân Việt Nam, một người con đất Khánh Hòa, một người dân tộc thiểu số, tôi muốn một lần được đứng trên bục giảng ở ngôi trường trên quần đảo Trường Sa, gánh cái chữ từ miền núi xuống biển đảo xa xôi của Tổ quốc”, thầy Truyền chia sẻ với Báo Giáo dục & Thời đại.

Trong lúc thành viên của đoàn công tác đang tìm hiểu, gặp gỡ các em học sinh, thăm quan cơ sở vật chất của nhà trường, thầy Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học trao đổi chuyên môn với thầy Lê Xuân Hạnh. Một người làm công tác quản lý, người kia trực tiếp đứng lớp – họ chia sẻ với nhau về những khó khăn liên quan đến nguồn học liệu, đặc biệt trong việc dạy tiếng Anh cho các em học sinh và bàn cách tìm giải pháp khắc phục.

Trong lúc thành viên của đoàn công tác đang tìm hiểu, gặp gỡ các em học sinh, thăm quan cơ sở vật chất của nhà trường, thầy Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học trao đổi chuyên môn với thầy Lê Xuân Hạnh. Một người làm công tác quản lý, người kia trực tiếp đứng lớp – họ chia sẻ với nhau về những khó khăn liên quan đến nguồn học liệu, đặc biệt trong việc dạy tiếng Anh cho các em học sinh và bàn cách tìm giải pháp khắc phục.

(…) Tiếng trống trường vang vọng/Gọi các em đến trường…” (Trích từ bài thơ “Thị trấn giữa đại dương” của thầy Lê Xuân Hạnh). Cô bé này vui vẻ trò chuyện cùng các bạn trong lúc các đại biểu đang trao đổi chuyên môn.

(…) Tiếng trống trường vang vọng/Gọi các em đến trường…” (Trích từ bài thơ “Thị trấn giữa đại dương” của thầy Lê Xuân Hạnh). Cô bé này vui vẻ trò chuyện cùng các bạn trong lúc các đại biểu đang trao đổi chuyên môn.

Thầy Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Trưởng đoàn công tác tặng quà cho các cháu học sinh tại Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa. Chuyển lời thăm hỏi ân cần của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đến các thầy đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa, thầy Đức bày tỏ vui mừng khi thấy các cháu học sinh tỏ ra nhanh nhẹn, hoạt bát và bắt kịp trình độ chung. “Trách nhiệm cao cả của chúng ta là muốn giữ được biên cương thì phải có dân, mà đã có dân, có các cháu thì phải có giáo dục. Các thầy là những đại diện của ngành giáo dục, tham gia gìn giữ biên cương của Tổ quốc. Rất mong các thầy phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, tranh thủ sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trên bờ, của ban ngành, đoàn thể và các địa phương để giúp cho các cháu. Mong các thầy cố gắng phối hợp cùng gia đình, các hộ dân ở đây, quan tâm để các cháu phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, để làm sao hết tiểu học các cháu có thể hòa nhập tốt với cuộc sống và học tập trong đất liền”, thầy Vũ Minh Đức chia sẻ.

Thầy Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Trưởng đoàn công tác tặng quà cho các cháu học sinh tại Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa. Chuyển lời thăm hỏi ân cần của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đến các thầy đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa, thầy Đức bày tỏ vui mừng khi thấy các cháu học sinh tỏ ra nhanh nhẹn, hoạt bát và bắt kịp trình độ chung. “Trách nhiệm cao cả của chúng ta là muốn giữ được biên cương thì phải có dân, mà đã có dân, có các cháu thì phải có giáo dục. Các thầy là những đại diện của ngành giáo dục, tham gia gìn giữ biên cương của Tổ quốc. Rất mong các thầy phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, tranh thủ sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trên bờ, của ban ngành, đoàn thể và các địa phương để giúp cho các cháu. Mong các thầy cố gắng phối hợp cùng gia đình, các hộ dân ở đây, quan tâm để các cháu phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, để làm sao hết tiểu học các cháu có thể hòa nhập tốt với cuộc sống và học tập trong đất liền”, thầy Vũ Minh Đức chia sẻ.

Thầy Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, trao tặng laptop cho hai thầy của Trường Tiểu học Trường Sa. Các điểm trường ở đảo Đá Tây, xã Sinh Tồn, xã Song Tử Tây cũng được gửi tặng một chiếc laptop và đồ dùng học tập.

Thầy Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, trao tặng laptop cho hai thầy của Trường Tiểu học Trường Sa. Các điểm trường ở đảo Đá Tây, xã Sinh Tồn, xã Song Tử Tây cũng được gửi tặng một chiếc laptop và đồ dùng học tập.

Các thành viên của đoàn công tác trao tặng balo và quà tới các em học sinh.

Các thành viên của đoàn công tác trao tặng balo và quà tới các em học sinh.

Cuộc gặp trong khuôn viên lớp học kết thúc bằng trích đoạn trong bài thơ “Một mái nhà chung” do em Trương Nguyễn Triệu Vy (lớp 3) đọc và ca khúc “Ngày đầu tiên đi học” do các đại biểu và thầy trò Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa cùng hát.

Cuộc gặp trong khuôn viên lớp học kết thúc bằng trích đoạn trong bài thơ “Một mái nhà chung” do em Trương Nguyễn Triệu Vy (lớp 3) đọc và ca khúc “Ngày đầu tiên đi học” do các đại biểu và thầy trò Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa cùng hát.

Đại biểu và thầy trò Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa chụp ảnh lưu niệm tại sân trường.

Đại biểu và thầy trò Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa chụp ảnh lưu niệm tại sân trường.

Giờ chia tay đã đến, nhưng thầy Lê Xuân Hạnh và thầy Vũ Minh Đức, cùng cô Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học) dường như vẫn còn nhiều vấn đề chưa nói hết.

Giờ chia tay đã đến, nhưng thầy Lê Xuân Hạnh và thầy Vũ Minh Đức, cùng cô Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học) dường như vẫn còn nhiều vấn đề chưa nói hết.

Phút chia tay đầy lưu luyến giữa các đại biểu và hai thầy giáo của Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa.

Phút chia tay đầy lưu luyến giữa các đại biểu và hai thầy giáo của Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa.

“Cuộc gặp này là một động lực rất lớn với chúng tôi, đặc biệt là về mặt tinh thần. Anh em chúng tôi xin hứa sẽ đem hết nhiệt huyết làm tròn trách nhiệm của người giáo viên với con em của người dân trên đảo’’, thầy Lê Xuân Hạnh ngậm ngùi chia sẻ lúc chia tay.

“Cuộc gặp này là một động lực rất lớn với chúng tôi, đặc biệt là về mặt tinh thần. Anh em chúng tôi xin hứa sẽ đem hết nhiệt huyết làm tròn trách nhiệm của người giáo viên với con em của người dân trên đảo’’, thầy Lê Xuân Hạnh ngậm ngùi chia sẻ lúc chia tay.

Ngoài các phần quà gửi tới cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa và nhà giàn DK 1, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT còn dành tặng những phần quà riêng tới các thầy giáo và các em học sinh đang học tập và công tác tại đây.

Quà tặng cho 4 điểm trường của đoàn gồm: 1. Điểm trường tại Thị trấn Trường Sa (1 laptop, 1 tivi 43 inches, 2 quạt tích điện, 10 balo học sinh, 2 cặp cho các thầy; 10 triệu đồng cho các thầy, 10 triệu đồng cho các cháu). 2. Điểm trường Đảo Đá Tây (1 laptop, 21 balo học sinh, 2 cặp cho thầy; 10 triệu đồng cho nhà trường; 15 triệu đồng cho các thầy; 21 triệu đồng cho các cháu học sinh). 3. Điểm trường xã Sinh Tồn (1 laptop, 11 balo học sinh, 2 cặp cho các thầy; 10 triệu đồng cho các thầy; 11 triệu đồng cho các cháu học sinh). 4. Điểm trường xã Song Tử Tây (1 laptop, 12 balo học sinh, 2 cặp cho các thầy; 10 triệu đồng cho các thầy; 12 triệu đồng cho các cháu học sinh).

Đức Tuân

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/cuoc-gap-am-ap-cua-nhung-nha-giao-o-truong-sa-post683815.html