Chiêm bái ba ngôi chùa cổ nhất ba miền Bắc - Trung - Nam

Có lịch sử từ hàng trăm đến hàng nghìn năm, ba ngôi chùa này là những địa điểm hành hương đầu xuân không thể bỏ qua của du khách và Phật tử trên mọi miền đất nước.

1. Tọa lạc ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Bắc cũng như toàn Việt Nam. Theo một số sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt.

1. Tọa lạc ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Bắc cũng như toàn Việt Nam. Theo một số sử liệu, chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt.

Chùa mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” với bốn dãy nhà liên thông bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện. Công trình ấn tượng nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân sau tiền điện. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn ba tầng dưới.

Chùa mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” với bốn dãy nhà liên thông bao quanh ba ngôi nhà chính, gồm tiền điện, thiêu hương và thượng điện. Công trình ấn tượng nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân sau tiền điện. Tháp xưa có 9 tầng, nay chỉ còn ba tầng dưới.

Về tín ngưỡng, chùa Dâu thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.

Về tín ngưỡng, chùa Dâu thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.

Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.

Ngày nay, chùa còn lưu giữ khoảng 100 tượng thờ các loại, trong đó có nhiều tác phẩm mẫu mực của nền điêu khắc cổ Việt Nam.

2. Tọa lạc ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chùa Hoằng Phúc được nhắc đến trong sử Việt từ đầu thế kỷ 14 là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Trung. Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa - khi đó gọi là am Tri Kiến - và cầu phúc đức cho dân.

2. Tọa lạc ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chùa Hoằng Phúc được nhắc đến trong sử Việt từ đầu thế kỷ 14 là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất miền Trung. Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa - khi đó gọi là am Tri Kiến - và cầu phúc đức cho dân.

Do chiến tranh và thiên tai, vào thế kỷ 20 chùa Hoằng Phúc đã trở thành phế tích. Năm 2014, chùa được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016.

Do chiến tranh và thiên tai, vào thế kỷ 20 chùa Hoằng Phúc đã trở thành phế tích. Năm 2014, chùa được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016.

Sau khi tái thiết, chùa Hoằng Phúc mang không gian, bố cục và kiến trúc chùa Việt truyền thống trong khuôn viên rộng 10.000m2.

Sau khi tái thiết, chùa Hoằng Phúc mang không gian, bố cục và kiến trúc chùa Việt truyền thống trong khuôn viên rộng 10.000m2.

Chiếc cổng cũ của chùa Hoằng Phúc được lưu giữ như một chứng tích lịch sử.

Chiếc cổng cũ của chùa Hoằng Phúc được lưu giữ như một chứng tích lịch sử.

3. Nằm bên Ao Bà Om, thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, chùa Âng có lịch sử hình thành từ năm 990, là ngôi chùa cổ xưa bậc nhất Nam Bộ.

3. Nằm bên Ao Bà Om, thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, chùa Âng có lịch sử hình thành từ năm 990, là ngôi chùa cổ xưa bậc nhất Nam Bộ.

Chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng 4 ha, có khu chính điện được xây trên nền cao 2 mét, được xây dựng theo lối kiến trúc điển hình của Phật giáo Khmer Nam Bộ.

Chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng 4 ha, có khu chính điện được xây trên nền cao 2 mét, được xây dựng theo lối kiến trúc điển hình của Phật giáo Khmer Nam Bộ.

Điểm đặc sắc của lối kiến trúc này là bộ mái gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có hình thần rắn Naga với mào cong vút, tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn.

Điểm đặc sắc của lối kiến trúc này là bộ mái gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có hình thần rắn Naga với mào cong vút, tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn.

Như những ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, trong chính điện chùa Âng thờ duy nhất Phật Thích Ca. Vách chính điện được bài trí bằng các bức tranh vẽ rực rỡ và tinh xảo.

Như những ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, trong chính điện chùa Âng thờ duy nhất Phật Thích Ca. Vách chính điện được bài trí bằng các bức tranh vẽ rực rỡ và tinh xảo.

Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chiem-bai-ba-ngoi-chua-co-nhat-ba-mien-bac-trung-nam-1961593.html