Cận cảnh di dời cây đa hơn 200 năm tuổi, bật gốc đè chết người ở Quảng Ngãi

Sau 4 ngày nằm chắn ngang đường, cây đa hơn 200 tuổi, bật gốc đè chết người ở Quảng Ngãi được di dời tới trồng trên núi Thiên Bút.

Video: Cận cảnh di dời cây đa hơn 200 năm tuổi, bật gốc đè chết người

Ngày 25/9, UBND TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Hội Sinh vật cảnh Quảng Ngãi tổ chức di dời cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi bị bật gốc, ngã đổ ở đường Nguyễn Văn Linh, tổ dân phố Trường Thọ Tây C, phường Trương Quang Trọng.

Ngày 25/9, UBND TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Hội Sinh vật cảnh Quảng Ngãi tổ chức di dời cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi bị bật gốc, ngã đổ ở đường Nguyễn Văn Linh, tổ dân phố Trường Thọ Tây C, phường Trương Quang Trọng.

Do cây đa có trọng lượng lên tới 120 tấn, đường kính gần 6 mét và dài gần chục mét nên việc di dời phải mất hàng giờ đồng hồ mới hoàn tất.

Do cây đa có trọng lượng lên tới 120 tấn, đường kính gần 6 mét và dài gần chục mét nên việc di dời phải mất hàng giờ đồng hồ mới hoàn tất.

Ông Lê Thế Tào, Giám đốc Công ty T-T-T (đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển cây đa) cho biết, để đảm bảo an toàn cho cây, công ty quyết định dùng đến 3 chiếc xe cẩu có trọng lượng lớn. Một chiếc được đặt ở phía ngọn cây, hai chiếc còn lại có nhiệm vụ nhấc cây lên, di chuyển thân cây theo ý muốn trước khi hạ xuống xe tải, cố định vị trí bằng dây xích.

Ông Lê Thế Tào, Giám đốc Công ty T-T-T (đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển cây đa) cho biết, để đảm bảo an toàn cho cây, công ty quyết định dùng đến 3 chiếc xe cẩu có trọng lượng lớn. Một chiếc được đặt ở phía ngọn cây, hai chiếc còn lại có nhiệm vụ nhấc cây lên, di chuyển thân cây theo ý muốn trước khi hạ xuống xe tải, cố định vị trí bằng dây xích.

Cây đa hàng trăm năm tuổi được di dời đến trồng tại núi Thiên Bút.

Cây đa hàng trăm năm tuổi được di dời đến trồng tại núi Thiên Bút.

Việc di dời cây đa đi nơi khác khiến người dân địa phương tiếc nuối bởi nó đã trở thành biểu tượng gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống tâm linh. Ngoài ra, cây đa còn có giá trị vô vùng to lớn về mặt lịch sử, văn hóa trên vùng đất này.

Việc di dời cây đa đi nơi khác khiến người dân địa phương tiếc nuối bởi nó đã trở thành biểu tượng gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống tâm linh. Ngoài ra, cây đa còn có giá trị vô vùng to lớn về mặt lịch sử, văn hóa trên vùng đất này.

Ông Trần Bảo Phát, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Quảng Ngãi chia sẻ: "Mong muốn của bà con địa phương là để cây ở lại phường Trương Quang Trọng. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ, tại phường Trương Quang Trọng không có vị trí nào mới phù hợp do cây quá lớn".

Ông Trần Bảo Phát, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Quảng Ngãi chia sẻ: "Mong muốn của bà con địa phương là để cây ở lại phường Trương Quang Trọng. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ, tại phường Trương Quang Trọng không có vị trí nào mới phù hợp do cây quá lớn".

Cũng theo ông Phát, do bộ rễ chính của cây đa này đã bị thoái hóa, rất yếu nên tỷ lệ sống không cao. Hội Sinh vật cảnh Quảng Ngãi sẽ nỗ lực hết sức để cứu sống bởi "cụ" đa cổ thụ này đủ điều kiện để được công nhận cây di sản.

Cũng theo ông Phát, do bộ rễ chính của cây đa này đã bị thoái hóa, rất yếu nên tỷ lệ sống không cao. Hội Sinh vật cảnh Quảng Ngãi sẽ nỗ lực hết sức để cứu sống bởi "cụ" đa cổ thụ này đủ điều kiện để được công nhận cây di sản.

Trước đó, cây đa cổ thụ trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Linh bất ngờ bật gốc, đè chết người phụ nữ 54 tuổi đang chạy xe máy đi chợ và khiến một mảng tường của nhà dân xiêu vẹo.

Trước đó, cây đa cổ thụ trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Linh bất ngờ bật gốc, đè chết người phụ nữ 54 tuổi đang chạy xe máy đi chợ và khiến một mảng tường của nhà dân xiêu vẹo.

THANH BA

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-can-canh-di-doi-cay-da-hon-200-nam-tuoi-bat-goc-de-chet-nguoi-o-quang-ngai-ar638305.html