Bi kịch người đàn ông cả đời phải treo mình trên dây

Hơn 50 năm, bà Hương chỉ ước mong có một chiếc giường tử tế, phù hợp với em trai trong những đêm lên cơn co giật.

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, bà Cao Thị Thu Hương (SN 1966, trú số nhà 22, ngõ 162 đường Đặng Châu Tuệ, tổ 2, khu 7B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) luôn vất vả chăm sóc cho em trai là ông Cao Bá Quát (SN 1969). Để tránh em bị tổn thương cơ thể do co giật, bà phải treo ông Quát trên hệ thống dây dợ chằng chịt.

Bà Hương tâm sự, gia đình bà có 4 chị em, khi ông Quát đẻ ra được 1 tháng 6 ngày thì trúng gió tím đen cơ thể, phải đưa lên bệnh viện. Điều trị được 13 ngày thì sức khỏe ổn định, nhưng chỉ sau đó 10 ngày, ông Quát lại lên cơn co giật. Từ đó, gia đình đưa ông đi bệnh viện đều đặn như cơm bữa.

Mặc dù vậy, tình trạng của ông vẫn ngày càng nặng hơn, dù người thân đã tìm đủ mọi cách chạy chữa nhưng không có kết quả. Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bác sĩ kết luận ông bị tăng trương lực cơ và viêm màng não biến chứng.

Ông Cao Bá Quát phải nằm treo trên hệ thống dây để tránh cọ vào giường gây loét da lưng và mỏi cơ.

Do bệnh tình khó chữa, kinh tế lại eo hẹp, gia đình đành xin chuyển con về nhà tự chăm sóc.

"Ngày lấy chồng, tôi khóc xin chồng dọn về ở cùng nhà ngoại để tiện chăm sóc em trai. Những đêm ở nhà, em lên cơn co giật, phải có người nằm cạnh ôm ghì lại", bà Hương nghẹn ngào.

Do nằm giường quá lâu, lưng và mông ông Quát lở loét, trầy da. Từ đó, bà Hương tìm cách treo em lên hệ thống dây cách mặt giường khoảng 30cm. Việc này giúp ông Quát đỡ đau mỏi cơ và tránh những cơn co giật khiến cơ thể cọ nhiều vào chiếu, gây loét da lưng.

Từ lau chùi, tắm giặt, cho em ăn đều một tay bà Hương làm.

Năm 2009, do mẹ già yếu, bà Hương đành nghỉ làm công nhân may để ở nhà chăm sóc em thay mẹ, nhận mức lương hưu hiện tại là 3,4 triệu đồng/tháng. Số tiền này dù ra sức tằn tiện vẫn không đủ cho sinh hoạt hàng ngày, chưa kể thuốc thang. Mọi việc từ lau người, đút cơm cho em cũng do một tay bà Hương đảm nhận.

Chị em bà Hương sống trong căn phòng chật hẹp.

Hiện tại, mỗi ngày ông Quát đều phải uống thuốc chống co giật và tiêu hóa. Cuộc sống khó khăn, bà Hương thường xuyên phải vay mượn người quen, hàng xóm số tiền từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng để trang trải. Chưa kể, năm 2020, gia đình vay mượn gần 100 triệu đồng đưa ông Quát lên bệnh viện tỉnh khám chữa và mua thuốc, đến nay vẫn chưa trả được.

Là một trong những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian dài, chính quyền địa phương vẫn quan tâm, sẻ chia và hỗ trợ nhưng không đủ với tình cảnh éo le của chị em bà Hương. Rất mong ông bà nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía xã hội.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Bà Cao Thị Thu Hương, số nhà 22 ngõ 162 đường Đặng Châu Tuệ, tổ 2, khu 7B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. SĐT: 0984457750

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.270 (ông Cao Bá Quát)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Vietinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamNet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081

Phạm Công

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/nguoi-phu-nu-ngheo-hon-50-nam-cham-em-trai-co-giat-phai-treo-tren-day-2199879.html