Bảo vệ chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
Trong 19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, thì chỉ tiêu môi trường luôn là thách thức lớn nhất. Để đạt được tiêu chí môi trường đã khó, nhưng giữa được càng khó hơn. Nhất là khi các xã chuyển sang giai đoạn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí số 17 bảo vệ môi trường và tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống đỏi hỏi mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư luôn phải nêu cao ý thức bảo vệ môi trường hàng ngày, mỗi việc làm cụ thể nhằm bảo vệ môi trường xung quanh luôn được sạch sẽ, không gian sống lành mạnh. Xã Ea Kly là câu chuyện điển hình về bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Mô hình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn được tổ chức tại thôn 10A đã giúp giảm số lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm công sức, chi phí xử lý rác thải, nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, đã được đông đảo người dân hưởng ứng. Sau gần 2 năm thực hiện, từ môi hình thử nghiệm đã trở thành ý thức trong sinh hoạt hằng ngày về phân loại rác tại nguồn.
Gia đình bà Hồ Thị Xuân ở thôn 10A, xã Ea Kly, huyện Krông Pắc trước đây chỉ sử dụng một thùng hoặc túi để chứa tất cả các loại rác. Hàng ngày khối lượng rác thải khá nhiều nên việc xử lý rất khó khăn. Sau khi chi hội phụ nữ thôn tuyên truyền gia đình bà đã tự phân loại rác thải vào 3 thùng riêng biệt. Đối với rác thải hữu cơ chủ yếu là rau, củ, quả… ngoài cách xử lý bằng chôn lấp, gia đình đã tận dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón cho cây trồng; rác tái chế gồm chai lọ nhựa, giấy, kim loại được bỏ riêng để bán cho những người thu mua ve chai; rác thải vô cơ khác được tập kết lại chờ xe thu gom rác đưa đi xử lý.
Từ ngày phân 3 loại rác thải tại nguồn đã không còn tình trạng vứt rác bừa bãi, đường làng, ngỏ xóm sạch sẽ, môi trường được cải thiện rõ rệt, không gian sống thỏa mái hơn. Bà Xuân chia sẻ thêm.
Xã Ea Kly đang phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2024. Từ đó xã đang hoàn thiện 3 tiêu chí gồm tiêu chí số 2 về giao thông; tiêu chí số 17 về môi trường và tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống.
Ông Nguyễn Văn Nam, chủ tịch UBND xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk chia sẽ: Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao thì hai tiêu chí bảo vệ môi trường và chất lượng môi trường sống luôn là thách thức lớn nhất. Bởi đây không chỉ là đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức tho gom rác đi xử lý tập trung mà còn đòi hỏi ý thức bảo vệ môi trường của mội người dân, mỗi cộng đồng dân cư.
Chỉ khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên, việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện tốt, không còn vứt rác bừa bãi thì mới đạt được hiệu quả cao. Từ đó, xã đã tổ chức tuyên truyền, giao cho các tổ chức cơ sở hội như: Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn, khu dân cư bảo vệ môi trường để nhân rộng ra toàn xã.
Đến nay việc phân loại rác tại nguồn đã được người dân thực hiện có hiệu quả, không còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra môi trường, những hộ kinh doanh hai bên đường rác thải được phân loại, để ngọn ngàng để xử lý hiệu quả, chất lượng môi trường sống được cải thiện rõ rệt.
Vấn đề đặt ra hiện nay là việc xử lý chất thải độc hại. Với đặc thì là vùng sản xuất cà phê lớn, từ đó lượng bao bì rắn thải ra rất nhiều trong sản xuất, lâu nay xã xử lý bằng thủ công chôn lấp. Tuy nhiên, trong xây dựng nông thôn mới nâng cao chủ trương đặt ra phải có đơn vị đứng ra thu gom xử lý loại rác thải này. Chủ tịch xã Ea Kly chia sẻ thêm.
Hiện nay chất lượng môi trường từ thành thị đến nông thôn đang chịu nhiều tác động bởi chất thải, nhất là rác thải sinh hoạt. Việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt luôn là vấn đề bức thiết trong bảo vệ môi trường hiện nay. Chính vì vậy, cần thực hiện một cách đồng bộ từ phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý rác thải kể cả rác thải độc hại là vấn đề then chốt. Việc này không chỉ trong xây dựng nông thôn mới mà cần thực hiện sâu rộng trong mọi vùng, mọi miền tổ quốc để bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi sinh, không gia sống lành mạnh nhằm thực hiện cam kết giảm thải cacbon trong xử lý rác thải đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.