Bảo tàng đổi mới trong kỷ nguyên số

Một làn gió mới từ công nghệ số đang thổi vào các bảo tàng của Điện Biên, tác động trực tiếp tới không gian trưng bày, kho lưu trữ và mở ra những cách thức mới để công chúng có thể 'chạm' vào lịch sử một cách sống động và dễ dàng. Nỗ lực chuyển đổi số của các bảo tàng trên địa bàn tỉnh đang từng bước hiện đại hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên mảnh đất lịch sử cực Tây Tổ quốc…

Du khách sử dụng cây tra cứu thông tin tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Du khách sử dụng cây tra cứu thông tin tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trong không gian trang nghiêm lưugiữ những ký ức hào hùng của dân tộc, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ đangcó sự chuyển mình mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ số “thổi hồn” vào từnghiện vật, đưa lịch sử đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bướcvào kỷ nguyên số, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ hiểu rằng, việc bảo tồn vàphát huy giá trị di sản không chỉ dừng lại ở việc trưng bày vật lý. Đó là lý dođơn vị triển khai hàng loạt dự án chuyển đổi số quy mô trong những năm gần đây,mang theo kỳ vọng lớn hơn về việc lưu giữ và lan tỏa câu chuyện Điện Biên Phủ“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trái tim của dự án này là việcsố hóa dữ liệu 2D và 3D của hàng ngàn thông tin, tài liệu và hiện vật quý giáđang được trưng bày và lưu giữ tại bảo tàng. Bằng việc sử dụng trang thiết bịquét hiện đại, đội ngũ kỹ thuật viên đã tỉ mỉ thu thập dữ liệu, xử lý vàchuyển đổi chúng thành định dạng số hóa đa dạng: Từ file 3D chi tiết, hình ảnhsắc nét, âm thanh sống động đến những thước phim tư liệu quý giá.

Các mã QR giúp du khách có thể tìm hiểu thông tin nhanh chóng về hiện vật.

Các mã QR giúp du khách có thể tìm hiểu thông tin nhanh chóng về hiện vật.

Bà Hoàng Thị Thoa, Phó Giám đốc Bảotàng Chiến thắng Điện Biên Phủ cho biết: Hiện nay đơn vị đang lưu giữ khoảng7.000 tài liệu, hiện vật. Trong giai đoạn đầu của dự án, bảo tàng đã cẩn trọnglựa chọn 960 hiện vật tiêu biểu để tiến hành số hóa. Con số này bao gồm 506 hiệnvật đang được trưng bày trực tiếp và 454 hiện vật giá trị đang được bảo quảntrong kho (100 hiện vật dự kiến trưng bày chuyên đề và 354hiện vật tiêu biểu phục vụ khách tham quan kho mở). Việc scan 3D các hiện vậtkhối không chỉ tạo ra kho dữ liệu số 3D vô cùng chi tiết và phong phú, màcòn mở ra nhiều tiềm năng. Nó giúp công tác lưu trữ, bảo quản trở nên an toànvà bền vững hơn; việc tìm kiếm, tra cứu dữ liệu nhanh chóng và thuận tiện hơn rấtnhiều. Quan trọng hơn, kho dữ liệu này là nền tảng để xây dựng ứng dụngtương tác, hướng dẫn tham quan ảo, hay phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu.

Từ nền tảng dữ liệu số hóa phongphú đó, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ đã xây dựng phần mềm quản lý hiệnvật khoa học và hiệu quả; sử dụng mã quét QR vào tra cứu hiện vật; xây dựngchương trình tham quan bảo tàng ảo, phòng chiếu phim 3D kết hợp sa bàn. Ngoài ra,đơn vị còn xây dựng khu trải nghiệm với phần mềm thực tế ảo, phần mềm 3D mapingtương tác, phần mềm hướng dẫn tham quan bảo tàng, phần mềm quảng bá hiện vật dươídạng 3D AR.

Điểm nhấn ấn tượng nhất đối với du khách chính là sự xuất hiệncủa 5 cây tra cứu thông tin hiện đại, được bố trí hợp lý trong không gian trưngbày. Các cây tra cứu được sắp xếp theo từng không gian trưng bày của Bảotàng, cung cấp một cách trực quan và sinh động thông tin về lịch sử hiện vật,những câu chuyện xúc động đằng sau hiện vật, kèm theo hình ảnh, video về các sự kiệnliên quan đến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đặc biệt, với việc hỗ trợ 3 ngôn ngữ:Việt, Anh và Pháp, các cây tra cứu thông tin đã trở thành “hướng dẫn viên ảo”đắc lực, giúp du khách trong nước và quốc tế chủ động tìm hiểu, khám phá sâuhơn về chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Du khách tra cứu thông tin về hiện vật qua mã QR.

Du khách tra cứu thông tin về hiện vật qua mã QR.

Chị Phạm Thị Duyên, phường NamThanh, TP. Điện Biên Phủ chia sẻ cảm nhận khi trải nghiệm cây tra cứu: “Thật sựrất tiện lợi và thú vị. Thay vì chỉ đọc các bảng chú thích ngắn gọn, tôi có thểtự mình tìm hiểu sâu hơn về những hiện vật mình quan tâm, xem cả hình ảnh,video nữa. Đặc biệt là các câu chuyện kể về từng kỷ vật rất cảm động. Công nghệmới này giúp tôi hiểu và cảm nhận lịch sử một cách dễ dàng và hấp dẫn hơn, ngay cả khi không có thuyết minh viên của Bảo tàng…”.

Không nằm ngoài dòng chảy chung củacuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bảo tàng tỉnh đang từng bước hiện đại hoácông tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua việc ứngdụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Xác định công nghệ là chìa khóa nâng cao hiệu quả hoạt động, Bảo tàng tỉnh đã chủ động tiếp cận và triển khaicác giải pháp số hóa tiên tiến. Hiện nay, đơn vị đang sử dụng hệ thống quản lýthông tin bảo tàng theo chuẩn chung của Cục Di sản Văn hóa. Hệ thống này giúpchuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý cơ sở dữ liệu hiện vật một cách khoa họcvà bài bản. Đồng thời, Bảo tàng tỉnh ứng dụng các phần mềm chuyêndụng phục vụ công tác số hóa hiện vật. Hoạt động này bao gồm việc số hóa 383 hiệnvật dưới dạng 2D (hình ảnh chất lượng cao) và 90 hiện vật dưới dạng 3D (mô hìnhvật thể ba chiều), đồng thời tiến hành số hóa 4.242 trang tài liệu quan trọngđang được lưu trữ tại kho của Bảo tàng tỉnh.

Viên chức Bảo tàng tỉnh nhập dữ liệu hiện vật lên phần mềm chuyên dụng.

Viên chức Bảo tàng tỉnh nhập dữ liệu hiện vật lên phần mềm chuyên dụng.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số vềhiện vật và tài liệu mang lại lợi ích đa chiều. Vừa giúp việc lưu trữ trở nênan toàn, bền vững, giảm thiểu tác động của thời gian và môi trường lên hiện vậtgốc, vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công tác nghiên cứu, tra cứu củacán bộ chuyên môn cũng như các nhà khoa học. Bà Lê Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Bảotàng tỉnh, khẳng định: “Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp công tác quảnlý, khai thác, tra cứu thông tin hiện vật bảo tàng trở nên khoa học, thuận lơịvà dễ dàng hơn. Đặc biệt, việc số hóa 3D, 2D các hiện vật đã mang lại hình thứctham quan mới cho công chúng”.

Thật vậy, như chia sẻ của PhóGiám đốc Bảo tàng tỉnh, việc số hóa hiện vật hoàn toàn có thể mở ra tiềm năng vềviệc xây dựng các phòng trưng bày ảo, ứng dụng tham quan trực tuyến hay cáchình thức tương tác số khác trong tương lai, giúp di sản văn hóa Điện Biên vượtqua giới hạn về không gian địa lý, tiếp cận đông đảo người xem hơn. Tuy mới ởgiai đoạn đầu, nhưng những nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi sốtại Bảo tàng tỉnh đang cho thấy một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế pháttriển chung, hứa hẹn nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy bền vững các giá trịdi sản văn hóa đặc sắc của tỉnh nhà.

Viên chức Bảo tàng tỉnh tra cứu thông tin về hiện vật trên phần mềm số hóa

Viên chức Bảo tàng tỉnh tra cứu thông tin về hiện vật trên phần mềm số hóa

Hành trình chuyển đổi số tại cácđơn vị bảo tàng trên địa bàn tỉnh là một minh chứng sống động cho thấy công nghệhoàn toàn có thể song hành cùng lịch sử. Bằng việc ứng dụng số hóa, các bảotàng không chỉ bảo tồn di sản một cách bền vững mà còn mở ra cách tiếp cậnmới, hấp dẫn, đưa những giá trị lịch sử hào hùng, văn hóa đặc sắc của mảnh đấtcực Tây đến gần hơn với công chúng hôm nay và mai sau.

Bài, ảnh: Diệp Chi

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/van-hoa/bao-tang-doi-moi-trong-ky-nguyen-so