Bài 5: Không thay đổi nguyên tắc thực hiện khi phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực luật sư
Để hiểu rõ hơn về Nghị định số 121/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025, theo Luật sư Bùi Bảo Ngọc (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), chúng ta cần dựa vào các nguyên tắc pháp lý và thực tiễn ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
Ra đời trong bối cảnh đã có sự thay đổi về tư duy quản lý nhà nước
Phântích tính hợp hiến của Nghị định 121/2025/NĐ-CP, Luật sư Ngọc cho biết,căn cứ Nghị quyết số 190/2025QH15 củaQuốc hội về phân cấp tạm thời thẩm quyền để cải cách hành chính dựa trên nguyêntắc “ổn định, liên tục, không gián đoạn”. Trong đó, để đảm bảo tính liên tục vềthủ tục hành chính, các cơ quan, cá nhân tiếp nhận chức năng nhiệm vụ sẽ thựchiện thẩm quyền của cơ quan cũ, kể cả khi chưa sửa đổi pháp luật liên quan, phôíhợp nhiều cơ quan để giải quyết vấn đề phát sinh sau sắp xếp thông qua cơ chếphối hợp giữa các cơ quan liên quan.
Theođó, Nghị định 121/2025/NĐ-CP được Chính phủ ban hành để phân quyền, phân cấptrong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp. Sở Tư pháp có trách nhiệm đánhgiá, thẩm định các hồ sơ, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ, chuyên môn để Chủ tịchUBND cấp tỉnh giải quyết thủ tục hành chính đối với luật sư, công chứng viên, đâúgiá viên, thừa phát lại.
LuậtLuật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012, 2015) quy định về nguyên tắc, điều kiệnhành nghề luật sư, trong đó có việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Nghị định121/2025/NĐ-CP ra đời trong bối cảnh đãcó sự thay đổi về tư duy quản lý nhà nước, hướng tới việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ hơn chochính quyền địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý hành chính.
Trongthực tiễn xây dựng pháp luật Việt Nam, đôi khi có những điều chỉnh về thẩm quyềnquản lý hành chính được thực hiện thông qua các Nghị định của Chính phủ, đặc biệtkhi các thay đổi đó không làm thay đổi bản chất của quyền và nghĩa vụ được Luậtquy định, mà chỉ là sự thay đổi về cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. Đây cóthể là một chủ trương lớn về cải cáchhành chính và phân định thẩm quyền,được Chính phủ cụ thể hóa thông qua Nghị định.
Luậtsư Ngọc nhấn mạnh, trong giai đoạn chuyển tiếp, Nghị quyết 190/2025 là công cụđặc biệt, tạm thời nhằm tháo gỡ vướng mắc hành chính trong giai đoạn cải cách bộmáy nhà nước 2025 – 2027. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 19/02/2025 đến hếtngày 28/02/2027, trừ một số điều khoản đặc biệt. Căn cứ vào Nghị quyết, Chínhphủ đã cụ thể hóa các nội dung phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước củaBộ Tư pháp bằng việc phân cấp Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết thủ tục hành chính.
Nghị định 121/2025 - thay đổi về thủ tục hành chính,không thay đổi nguyên tắc thực hiện
Luật sư Ngọc khẳng định, Nghị định 121/2025/NĐ-CP chỉthay đổi “ai thực hiện” chứ không thay đổi “cái gì được thực hiện” hay “nguyêntắc thực hiện”.
Theo đó, Nghị định121/2025/NĐ-CP không thay đổi các điều kiện cơ bản để được cấp chứng chỉ hànhnghề luật sư (như có bằng cử nhân luật, đã tập sự hành nghề luật sư, đạt yêu câùkiểm tra kết quả tập sự...). Những điều kiện này vẫn phải tuân thủ theo Luật Luậtsư.
Mặc dù thẩm quyền cấp đượcchuyển về địa phương, Bộ Tư pháp vẫn có vai trò quản lý nhà nước về luật sư vàhành nghề luật sư trên phạm vi toàn quốc. Bộ Tư pháp vẫn sẽ ban hành các hướngdẫn chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng các quyđịnh của Luật và Nghị định trên cả nước.Sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và đánh giá, thẩm định các hồ sơ để báocáo cấp trên.
“Việc phân cấp chỉ là vềthủ tục hành chính, không phải là phân cấp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ haytiêu chuẩn.Đây là điều cần lưu ý,xem xét kỹ càng trong giai đoạn chuyển giao “vừa chạy, vừa xếp hàng” theo nhưquan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm”, Luật sư Ngọc lưu ý.
Việc Chủ tịch UBND cấp tỉnhcấp chứng chỉ hành nghề luật sư là nhằm tăng cường trách nhiệm của chính quyềnđịa phương trong quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư tại địa phương, từđó có thể nâng cao hiệu quả quản lý. Không chỉ đối với luật sư, mà công chứngviên, thừa phát lại, đấu giá viên, đều phân quyền, phân cấp về địa phương quảnlý. Phân quyền, phân cấp giúp giảm tải công việc đối với cấp Trung ương (Chínhphủ, cụ thể là Bộ Tư pháp), rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính,ví dụ giảm thời gian từ 20 ngày trước đây còn 15 ngày đối với cấp chứng chỉhành nghề luật sư.
Tránh chủ quan trong khi thi hành nhiệm vụ
Luật sư Ngọc chia sẻ, trong giai đoạn chuyển tiếp, cảicách bộ máy hành chính (đến hết ngày 28/02/2027), không tránh khỏi những phátsinh khi giải quyết các vấn đề tồn đọng. Đối với trường hợp có thể xảy ra xungđột lợi ích giữa người cấp chứng chỉ luật sư với luật sư tham gia vụ án “nhạy cảm”nếu bị đơn là người thực hiện thẩm quyền cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ của luậtsư thì ngay từ khâu xét duyệt việc công khai, minh bạch thông tin, hồ sơ rõràng là điều rất cần thiết tránh sự chủ quan trong khi thi hành nhiệm vụ.
“Tất cả các quyết định liên quan đến việc cấp chứng chỉvà các thủ tục giải quyết vụ án hành chính cần được ghi nhận rõ ràng, minh bạchtrong hồ sơ, bao gồm cả lý do từ chối hoặc việc chuyển giao thẩm quyền”,Luật sư Ngọc đề xuất vàcho rằng, khi có sự minh bạch, rõ ràng,công khai thì việc cấp chứng chỉ, thu hồi chứng chỉ sẽ khách quan, thúc đẩy việcgiải quyết được công bằng.
Trong trường hợp có dâúhiệu không khách quan, minh bạch, theo Luật sư Ngọc, có thể áp dụng ngay cơ chêúỷ quyền cho Bộ Tư pháp khi xảy ra xung đột, dựa trên Nghị quyết 190/2025/QH15của Quốc hội về phân cấp tạm thời. Hơn nữa, luật sư có quyền khiếu nại quyết địnhhành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh liên quan đến hoạt động nghề nghiệp củamình, khiếu nại đến Bộ Tư pháp nếu cấp tỉnh không giải quyết hoặc giải quyếtchưa thỏa đáng theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, Luật sư Ngọckiến nghị Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư, tổ chức hành nghề tại địa phương cầnphát huy vai trò của tổ chức mình, bảo vệ chính đáng quyền lợi luật sư trongtrường hợp có xung đột lợi ích với cơ quan, cá nhân thực hiện chưa vô tư, kháchquan khi thực hiện thẩm quyền của mình. Giải pháp tối ưu là cần kết hợp ngắn hạn(chuyển giao thẩm quyền tạm thời, giám sát nhiều cấp) và dài hạn (sửa Luật Luậtsư, xây dựng cơ chế kiểm soát độc lập), phát huy vai trò tự quản của các tổ chứcxã hội nghề nghiệp luật sư, để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng công bằng, nhà nướcpháp quyền.
Luật sư Ngọc đúc rút, việcphân quyền, phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, trong lĩnh vựctư pháp nói riêng căn cứ vào Nghị quyết “đặc biệt” của Quốc hội (Nghị quyết190/2025/QH15), đẩy nhanh thủ tục hành chính, giảm tải cho Trung ương. Theo đó,Nghị định 121/2025/NĐ-CP đã cụ thể hóa việc phân quyền, phân cấp, phân định thẩmquyền của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong giải quyết thủ tục hành chính vềcấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư, công chứng viên, đấu giáviên, thừa phát lại.
Ông nhấn mạnh một lần nữa,Nghị định thay đổi về thủ tục hành chính, không thay đổi về nguyên tắc thực hiện,nghĩa là các điều kiện để được cấp chứng chỉ vẫn căn cứ vào quy định Luật Luậtsư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012, 2015), các bước thẩm định, đánh giá vẫn do Sở Tưpháp thực hiện, chỉ là phân quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện cấp, thuhồi, cấp lại chứng chỉ, các hồ sơ được công khai, minh bạch trên hệ thống điệntử, tạo sự công bằng cho chủ thể được giải quyết yêu cầu hồ sơ, thủ tục.
Luật sư Ngọc cho rằng, mặc dù mang tính tạm thời(2025-2027), Nghị định 121/2025 đặt nền tảng cho việc sửa đổi dài hạn các luậtchuyên ngành như Luật Luật sư, các văn bản luật liên quan khác, đồng thời giảiquyết bài toán cải cách thủ tục hành chính và phân quyền, phân cấp cho địa phương,đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết trong tình hình đất nước hiện nay.