Vương Khang - Tổng đạo diễn Rap Việt: 'Bình chọn của khán giả phản ánh chính xác nhất ngôi vị Quán quân'

Vương Khang cũng cho rằng game show tại Việt Nam đang thiếu công nghệ để phát triển kịp theo các nước khác.

Là cái tên không mấy xa lạ đối với khán giả Việt trong suốt cả thập kỷ vừa qua, Vương Khang, hay còn gọi là Tí Đô, từng là cái tên gắn liền với Bảo Thy qua những ca khúc tuổi teen phủ sóng khắp mọi ngõ ngách từ Nam chí Bắc. Sở hữu giọng hát cao, truyền cảm, khả năng diễn xuất, biến hóa qua hàng loạt game show như Gương Mặt Thân Quen, Bước Nhảy Hoàn Vũ, những tưởng anh sẽ tiếp tục theo con đường biểu diễn. Thế nhưng Vương Khang lại có cú rẽ ngang gây chú ý khi trở thành Đạo diễn sân khấu, rồi là Tổng đạo diễn của hàng loạt chương trình lớn, gặt hái không ít thành công ở vai trò này. Cùng trò chuyện với Vương Khang khi sức nóng của chương trình mới nhất anh góp sức - Rap Việt vẫn còn chưa kịp nguội.

Chào Vương Khang, anh nghĩ sao về danh xưng "đạo diễn triệu view" mà khán giả và nhiều người trong nghề đã dành cho anh sau hàng loạt chương trình thành công?

Chào Vương Khang, anh nghĩ sao về danh xưng "đạo diễn triệu view" mà khán giả và nhiều người trong nghề đã dành cho anh sau hàng loạt chương trình thành công?

Mình cảm thấy rất là vui và may mắn khi các chương trình mình làm với vai trò Tổng đạo diễn được khán giả đón nhận, yêu thích. Mình không dám nhận là "đạo diễn triệu view" mà chỉ mong được khán giả ủng hộ nhiều thêm nữa là đủ vui rồi.

Gần 10 năm im tiếng khỏi Vpop, mãi tới năm 2015 anh mới quay trở lại qua chương trình Gương Mặt Thân Quen và Bước Nhảy Hoàn Vũ, rồi đột ngột rẽ hướng qua vai trò đạo diễn, đứng sau thành công của các nghệ sĩ. Cơ duyên gì đã làm anh bén duyên với vai trò này?

Đó là cả một quá trình rất dài khi mình có cơ hội thử sức ở nhiều lĩnh vực. Xuất phát điểm là nghệ sĩ, nhiếp ảnh, stylist, thiết kế rồi đạo diễn MV và thành công tiếp theo khi trở thành Tổng đạo diễn sân khấu và truyền hình. Mỗi hành trình mình học được rất nhiều bài học và kinh nghiệm cho công việc hiện tại.

Trải nghiệm từ đứng trên sân khấu đến đứng sau sân khấu có gì khác biệt với anh?

Thực sự đối với mình không khác nhiều lắm, vì khi mình làm và thấy thành quả của nghệ sĩ, bài hát hay chương trình được tỏa sáng thăng hoa thì mình cũng thấy vui theo.

Truyền thông và khán giả vẫn nhắc tới anh là đạo diễn đa tài, khi vừa làm cố vấn nghệ thuật, vừa làm Tổng đạo diễn cho nhiều sản phẩm, dự án âm nhạc, liveshow và cả những chương trình truyền hình nổi tiếng. Độ lớn của mỗi dự án ngày càng tăng và ngày càng nhiều thành công, có khi nào đó cũng là áp lực cho sự sáng tạo mỗi ngày của anh?

Truyền thông và khán giả vẫn nhắc tới anh là đạo diễn đa tài, khi vừa làm cố vấn nghệ thuật, vừa làm Tổng đạo diễn cho nhiều sản phẩm, dự án âm nhạc, liveshow và cả những chương trình truyền hình nổi tiếng. Độ lớn của mỗi dự án ngày càng tăng và ngày càng nhiều thành công, có khi nào đó cũng là áp lực cho sự sáng tạo mỗi ngày của anh?

Mình khá là áp lực, mỗi ngày trôi qua, mỗi một chương trình là 1 khởi đầu và thử thách mới mà mình nhất định phải vượt qua và chinh phục cho được. Nên mình luôn phải trau dồi và học hỏi, cập nhật thật nhiều xu hướng chứ không vì thành công mà ngủ quên hay thấy hài lòng với hiện tại được.

Với các dự án của nghệ sĩ, độ hot cũng phụ thuộc cả vào sự nổi tiếng của người nghệ sĩ. Nhưng với truyền hình, theo anh, để duy trì được độ hot cần những điều gì?

Phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ format có hấp dẫn hay không, host, khách mời, từng câu chuyện xuất hiện truyền tải được thông điệp gì đến khán giả và có đủ sức lan tỏa với mọi độ tuổi hay không. Phải đáp ứng đầy đủ và vượt qua được giới hạn của từng yếu tố đó cộng lại thì chương trình mới thành công được.

Riêng Người Ấy Là Ai sau 3 mùa, anh nghĩ gì khi có nhận xét rằng show đang lạm dụng chiêu trò, khi sau mỗi tập đều có drama?

Mình có thể khẳng định rằng Người Ấy Là Ai chưa bao giờ phải dùng chiêu trò. Sự yêu ghét của một chương trình hot sẽ mở ra những thắc mắc về đời tư của những người tham gia show. Mỗi cá nhân đôi khi sẽ có những nỗi niềm hay bí mật riêng không muốn chia sẻ. Hãy nhìn nhận giá trị trong khuôn khổ của chương trình muốn mang lại và hãy nhẹ nhàng hơn với chuyện riêng của những cá nhân không muốn chia sẻ.

Rap Việt cũng có những ồn ào nhất định trên mạng xã hội và truyền thông, dù không thể phủ nhận độ hot là rất lớn. Theo anh, phải chăng đó cũng là một cách để tạo nên sức lan tỏa cho show?

Rap Việt cũng có những ồn ào nhất định trên mạng xã hội và truyền thông, dù không thể phủ nhận độ hot là rất lớn. Theo anh, phải chăng đó cũng là một cách để tạo nên sức lan tỏa cho show?

Như mình chia sẻ ở trên, nếu không đạt đến sự quan tâm và đón nhận của đại chúng thì bạn có muốn tạo chiêu trò hay drama đến cỡ nào thì cũng như không. Nên hà cớ gì khi chương trình đang được yêu thích rất lớn như vậy mà phải tạo nên ồn ào? Càng được quan tâm thì sẽ không tránh được ồn ào, và ngược lại là không ai biết và không ai quan tâm, đó là quy luật không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên sau đêm Chung kết Rap Việt vừa qua, có rất nhiều tranh luận liên quan đến kết quả cuối cùng của cuộc thi. Ở góc nhìn của một đạo diễn, anh thấy sao?

Mình thấy 8 bạn thí sinh vào đến Chung kết, các bạn đã là Quán quân của mỗi trái tim khán giả, không có cuộc thi nào mà kết quả hài lòng được hết số đông cả, nhưng bình chọn của khán giả phản ánh chính xác nhất ngôi vị Quán quân rồi nên mình rất vui khi Rap Việt đã tạo được nhiều khoảnh khắc lịch sử.

Mùa 1 quá thành công sẽ khiến khán giả có tâm lý kỳ vọng lớn vào mùa 2, vậy anh và ê-kíp có bị áp lực về việc phải tạo nên thật nhiều sự hấp dẫn cho Rap Việt mùa 2 ngay khi mùa đầu tiên vừa kết thúc?

Chúng ta hãy chờ đón và ủng hộ mùa 2 giống như các chương trình trước đây đã trải qua nhiều mùa, chắc chắn sẽ không thể thất vọng.

Gương Mặt Thân Quen, Ký Ức Vui Vẻ... đều là những chương trình anh đứng sau và góp phần tạo nên những thành công nhất định. Cách tiếp cận với khán giả của những chương trình này cũng rất nhẹ nhàng. Nhưng với Người Ấy Là Ai và Rap Việt - hai chương trình có format từ Thái Lan thì lại sôi nổi hơn. Vậy ở mỗi chương trình, anh có quy chuẩn nào để khai thác và truyền tải đến khán giả?

Gương Mặt Thân Quen, Ký Ức Vui Vẻ... đều là những chương trình anh đứng sau và góp phần tạo nên những thành công nhất định. Cách tiếp cận với khán giả của những chương trình này cũng rất nhẹ nhàng. Nhưng với Người Ấy Là Ai và Rap Việt - hai chương trình có format từ Thái Lan thì lại sôi nổi hơn. Vậy ở mỗi chương trình, anh có quy chuẩn nào để khai thác và truyền tải đến khán giả?

Mỗi một format có mỗi cách tiếp cận và thể hiện khác nhau, chỉ có 1 điểm chung là mình phải Việt hóa nó một cách hấp dẫn nhất và có những điểm nhấn màu sắc riêng để luôn được khán giả quan tâm và đón nhận.

Thực tế các show truyền hình đều hạ nhiệt dần theo từng năm, như Gương Mặt Thân Quen, rõ ràng vẫn giữ chân lượng khán giả nhất định nhưng lại không thể vượt qua các game show mới đang xuất hiện ngày một nhiều. Anh nghĩ sao về chuyện này?

Đó là điều tất yếu của cuộc sống chứ không riêng gì show truyền hình, có những món ăn bạn ăn lần đầu rất ngon, rồi các quán khác mở ra cạnh tranh nhưng bạn giữ được chất lượng và duy trì nó thì sẽ được tiếp tục ủng hộ. Giống như game show Gương Mặt Thân Quen đến mùa 7 vẫn sẽ luôn đạt rating tốt, đó là món ăn quen thuộc, sẽ luôn được dọn ra cho đến khi không còn ai ủng hộ nữa thì mới dừng lại. Đó là quy luật của sự duy trì và đào thải, bạn leo đến đỉnh là 1 quá trình mà duy trì nó là rất nhiều thử thách.

Khi theo dõi các game show nước ngoài và nhìn lại show truyền hình Việt Nam, anh thấy chúng ta đang được và thiếu những gì?

Chúng ta được xem những format yêu thích nhất và chúng ta đang thiếu công nghệ để phát triển kịp theo các nước khác. Nếu chúng ta được cùng xuất phát điểm thì game show Việt Nam sẽ không bao giờ thua kém và có thể tạo ra giá trị riêng nhiều hơn nữa.

Là một người thuộc thế hệ 8x, khi làm việc với các bạn trẻ thuộc gen Z, anh thấy sao?

Là một người thuộc thế hệ 8x, khi làm việc với các bạn trẻ thuộc gen Z, anh thấy sao?

Thấy được thanh xuân của mình, thấy được sự hồn nhiên, thấy được sức trẻ ngày một quyết tâm và có cơ hội phát triển nhiều hơn ngày xưa.

Cá nhân anh nghĩ một đạo diễn giỏi phải là người như thế nào?

Là người chấp nhận thử thách mới và biết hòa nhập cái tôi của bản thân vào cái chung để cùng nhau tỏa sáng, thành công. Ngoài ra còn phải dùng kinh nghiệm của mình để giúp các bạn thăng hoa.

Còn bản thân anh, từ một nghệ sĩ đến một đạo diễn, anh thấy bước chuyển này của mình ra sao?

Đó là sự may mắn và quyết định đúng đắn trong sự nghiệp của mình.

Cảm ơn Vương Khang và chúc anh có thêm nhiều thành tựu trong sự nghiệp!

Ảnh: MegaGS

QuangMT

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/vuong-khang-tong-dao-dien-rap-viet-binh-chon-cua-khan-gia-phan-anh-chinh-xac-nhat-ngoi-vi-quan-quan-22020191113820240.htm