Vườn cao su 112 năm tuổi của người Pháp còn sót lại ở Việt Nam

Vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng thử nghiệm ở Việt Nam đã bước sang tuổi 112 và đang được giữ gìn, bảo tồn. Nhiều 'cụ' cây có đường kính 1-3 mét, cao hàng chục mét.

Quá khứ đầy khổ đau của phu cao su thời Pháp Dưới thời Pháp thuộc, người cạo mủ cao su vi phạm sẽ bị cai đánh đập dã man. Phu cao su phải lấy bao bố may quần áo để mặc, cuối tuần họ cho áo vào nước sôi diệt rận.

Vườn cao su bảo tồn có diện tích 8 ha nằm ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Đây là vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng, còn sót lại ở Việt Nam cho đến ngày nay. Vườn đang được Nông trường cao su Dầu Giây trực tiếp quản lý, bảo tồn.

Vườn cao su bảo tồn có diện tích 8 ha nằm ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Đây là vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng, còn sót lại ở Việt Nam cho đến ngày nay. Vườn đang được Nông trường cao su Dầu Giây trực tiếp quản lý, bảo tồn.

Một cán bộ Nông trường cao su Dầu Giây nói rằng, năm 1906, người Pháp nhận thấy vùng đất ở Dầu Giây màu mỡ nên đã lập khu vườn này để trồng thử nghiệm 1.000 cây cao su giống. Về sau, cây phát triển mạnh, cho năng suất mủ cao nên họ phát triển đồn điền khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Một cán bộ Nông trường cao su Dầu Giây nói rằng, năm 1906, người Pháp nhận thấy vùng đất ở Dầu Giây màu mỡ nên đã lập khu vườn này để trồng thử nghiệm 1.000 cây cao su giống. Về sau, cây phát triển mạnh, cho năng suất mủ cao nên họ phát triển đồn điền khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Đến năm 1975, vườn cây được chuyển giao cho Nông trường cao su Dầu Giây quản lý. Năm 1980, nông trường quyết định ngưng việc khai thác mủ ở vườn này để bảo tồn, giữ cây để phục vụ nghiên cứu, giáo dục lịch sử, truyền thống cho thế hệ trẻ.

Đến năm 1975, vườn cây được chuyển giao cho Nông trường cao su Dầu Giây quản lý. Năm 1980, nông trường quyết định ngưng việc khai thác mủ ở vườn này để bảo tồn, giữ cây để phục vụ nghiên cứu, giáo dục lịch sử, truyền thống cho thế hệ trẻ.

Ở khu vườn, căn nhà từng là nơi sinh sống của các phu cao su thời Pháp vẫn được giữ gìn, bảo tồn. Ông Hoàng Minh Sang, nguyên Phó giám đốc Nông trường cao su Đồng Nai nói rằng, ngày còn bé, ông theo cha mẹ đến khu vườn để xem phu cao su làm việc.

Ở khu vườn, căn nhà từng là nơi sinh sống của các phu cao su thời Pháp vẫn được giữ gìn, bảo tồn. Ông Hoàng Minh Sang, nguyên Phó giám đốc Nông trường cao su Đồng Nai nói rằng, ngày còn bé, ông theo cha mẹ đến khu vườn để xem phu cao su làm việc.

Ông Sang kể: "Ngày đó, phu cạo mủ sống cuộc sống khổ cực và luôn bị cai vườn người Pháp đánh đập. Tôi từng thấy có người cạo mủ phạm vào cây và bị đánh chết tại chỗ. Ngày cuối tuần, những phu cao su tập trung ở sân và cởi áo may từ bao bố nhúng vào nồi nước sôi để diệt rận".

Ông Sang kể: "Ngày đó, phu cạo mủ sống cuộc sống khổ cực và luôn bị cai vườn người Pháp đánh đập. Tôi từng thấy có người cạo mủ phạm vào cây và bị đánh chết tại chỗ. Ngày cuối tuần, những phu cao su tập trung ở sân và cởi áo may từ bao bố nhúng vào nồi nước sôi để diệt rận".

Theo ông Sang, vườn cây đã bước sang tuổi 112 và chất chứa trong đó cả thời kỳ phát triển của ngành cao su Việt Nam. Ông chia sẻ: "Mỗi lần về thăm vườn, cảm xúc trong tôi lại dâng trào vì hình ảnh những ngày cơ cực ùa về". Trong ảnh, sau một thế kỷ, vết sẹo từ khai thác mủ trên thân cây vẫn còn.

Theo ông Sang, vườn cây đã bước sang tuổi 112 và chất chứa trong đó cả thời kỳ phát triển của ngành cao su Việt Nam. Ông chia sẻ: "Mỗi lần về thăm vườn, cảm xúc trong tôi lại dâng trào vì hình ảnh những ngày cơ cực ùa về". Trong ảnh, sau một thế kỷ, vết sẹo từ khai thác mủ trên thân cây vẫn còn.

Ông Lê Văn Phúc, cán bộ Nông trường cao su Dầu Giây cho biết, sau 112 năm, hàng trăm cây ở vườn chết vì mối mọt, sâu bệnh hoặc mưa bão quật ngã. "Vườn hiện còn hơn 300 cây nhưng sâu bệnh đang diễn ra nghiêm trọng", vị cán bộ buồn bã.

Ông Lê Văn Phúc, cán bộ Nông trường cao su Dầu Giây cho biết, sau 112 năm, hàng trăm cây ở vườn chết vì mối mọt, sâu bệnh hoặc mưa bão quật ngã. "Vườn hiện còn hơn 300 cây nhưng sâu bệnh đang diễn ra nghiêm trọng", vị cán bộ buồn bã.

Gốc cao su có đường kính 1,5 m bị mối mọt. Trên thân cây xuất hiện nhiều lỗ thủng trong khi ruột bị mục rỗng.

Gốc cao su có đường kính 1,5 m bị mối mọt. Trên thân cây xuất hiện nhiều lỗ thủng trong khi ruột bị mục rỗng.

Cán bộ nông trường cho biết tình trạng mối mọt diễn ra trên những thân cây hơn trăm tuổi nhưng nông trường không có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Cán bộ nông trường cho biết tình trạng mối mọt diễn ra trên những thân cây hơn trăm tuổi nhưng nông trường không có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Nhiều "cụ" cây có đường kính từ 1-3 m, cao hàng chục mét ở vườn đã bị gió xô ngã.

Nhiều "cụ" cây có đường kính từ 1-3 m, cao hàng chục mét ở vườn đã bị gió xô ngã.

Một người dân vào vườn cây 112 năm tuổi nhặt nhạnh những cành cao su gãy mang về làm củi.

Một người dân vào vườn cây 112 năm tuổi nhặt nhạnh những cành cao su gãy mang về làm củi.

Một "cụ" cây cao su xanh tốt nằm ngoài hàng rào của nông trường. Ông Nguyễn Hữu Tam, Giám đốc Nông trường cao su Dầu Giây nói rằng người trong ngành rất tự hào về vườn cây cổ. Mỗi dịp kỷ niệm ngành, nhiều người đến vườn tham quan, tìm hiểu. Trước tình trạng cây đổ gãy, nông trường và các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm cách bảo tồn.

Một "cụ" cây cao su xanh tốt nằm ngoài hàng rào của nông trường. Ông Nguyễn Hữu Tam, Giám đốc Nông trường cao su Dầu Giây nói rằng người trong ngành rất tự hào về vườn cây cổ. Mỗi dịp kỷ niệm ngành, nhiều người đến vườn tham quan, tìm hiểu. Trước tình trạng cây đổ gãy, nông trường và các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm cách bảo tồn.

Vườn cây 112 năm tuổi nằm ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Ảnh: Google Maps.

Vườn cây 112 năm tuổi nằm ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Ảnh: Google Maps.

Ngọc An

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/vuon-cao-su-112-nam-tuoi-cua-nguoi-phap-con-sot-lai-o-viet-nam-post868930.html