Những bức ảnh về quá trình cứu hộ chiếc tiêm kích F-16 gặp nạn này đã được công bố trên trang Facebook của NAS Lemoore ngày 4/10.
Hải quân Mỹ đã sử dụng một chiếc tiêm kích F-16 để đóng vai trò huấn luyện chiến đấu cho cho các phi công tiêm kích hạm. Chúng hiện đóng quân tại NAS Fallon, Nevada.
Các máy bay tiêm kích của lực lượng NAWDC thường xuyên được triển khai tới Lemoore để huấn luyện cơ bản về tác chiến trên không (BFM), cũng như hỗ trợ các cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển California.
Khi chiếc tiêm kích F-16 lao khỏi đường băng, nó đã trượt trên bãi cỏ khiến hệ thống bánh đáp bị hư hỏng, ngay lập tức công tác cứu hộ đã được thực hiện.
Căn cứ chủ quản của chiếc tiêm kích này xác nhận: “Nỗ lực cứu hộ đã được thực hiện nhanh chóng, phối hợp nhịp nhàng và đã cứu thành công chiếc máy bay này".
Thông tin từ hiện trường cho thấy, phi công vẫn ngồi trong buồng lái chiếc tiêm kích này tới phút cuối cùng để cố cứu máy bay thay vì nhảy dù.
Chến đấu cơ gặp nạn là tiêm kích F-16A một chỗ ngồi mang số sê-ri 90-0945 .
Chiếc máy bay này là một phần của lô máy bay F-16 được sản xuất cho Pakistan nhưng sau đó chúng không được xuất khẩu và được chuyển giao cho hải quân Mỹ để đóng vai trò quân xanh trong huấn luyện.
Đáng ngạc nhiên là vào giữa những năm 2010, chiếc tiêm kích số seri 90-0945 này đã được lên kế hoạch loại biên vì tuổi đời cao.
Các bộ phận của chiếc tiêm kích này sẽ được tận dụng nhằm thay thế linh kiện cho những chiếc F-16 khác mới hơn đang còn hoạt động.
Tuy nhiên, đến năm 2018, chiếc tiêm kích này đã được đưa tái trở lại hoạt động sau một vài nâng cấp.
Tổng cộng 14 máy bay F-16 Block 15 OCU ban đầu được chế tạo cho Pakistan tuy nhiên sau đó chúng được giao lại cho hải quân để huấn luyện.
Những chiếc F-16 này sẽ đóng giả chiến đấu cơ đối phương để cho phi công tiêm kích hạm F/A-18 và F-35C huấn luyện tác chiến.
Những chiếc F-16 được chuyển cho hải quân đều được gia cố khung thân, tuy nhiên hệ thống điện tử trên máy bay thường sử dụng của phiên bản F-16A/B đời đầu.
Ngoài ra pháo hàng không M61A1 cũng được loại bỏ để giảm trọng lượng.
Hải quân Mỹ cũng sử dụng thêm 26 chiếc tiêm kích F-16C/B Block 32.
Ngoài ra họ cũng tiếp nhận cả phiên bản hiện đại F-16C/D nhằm thay thế cho những chiếc F-5N Tiger II trong vai trò quân xanh.
Với những biến động địa chính trị thế giới trong thời gian gần đây, hải quân Mỹ được cho là đang xây dựng phi đội quân xanh lớn với những chiếc tiêm kích F-16 nhằm huấn luyện cho phi công tiêm kích hạm.