Thủ đô Hà Nội khẳng định vị thế Thành phố vì Hòa bình

Với những thành tựu nổi bật, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa bình, Thủ đô Anh hùng, xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển.

Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố Vì hòa bình. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Hà Nội xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Hà Nội xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Những hàng hoa trên phố Thụy Khuê từ lâu đã trở thành một nét đẹp của Thủ đô, làm cho Hà Nội thêm phần rực rỡ, mang lại những cảm xúc đặc biệt chỉ có ở mảnh đất ngàn năm văn hiến. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. (Ảnh: TTXVN)

Trong những năm qua, giao thông Hà Nội đang có bước chuyển biến tích cực, ngày càng nhiều tuyến đường, nút giao thông hiện đại, đa năng có giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Giao thông đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội giúp Thủ đô ngày càng phát triển và to đẹp hơn. Trong ảnh: Cầu Nhật Tân (Hà Nội). (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa" của UBND xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa. Xã Hoa Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2021. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Cảnh đông đúc đã quay trở lại tại ngã tư phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến sau một thời gian dài Hà Nội đóng cửa vì dịch COVID-19. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Nút giao thông giữa đường Vành đai 3 với Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và thứ hai thế giới (sau Nhà máy điện rác Thâm Quyến của Trung Quốc), được xây dựng để xử lý toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt ở thành phố. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Thực hiện Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, dịch vụ xe đạp điện-xe đạp công cộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm mới phục vụ du lịch của thành phố. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xác định chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng để trẻ mầm non phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ, ngành giáo dục Thủ đô luôn quan tâm, chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn chú trọng công tác bảo đảm đầy đủ, hợp lý chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Sản phẩm xúc xích được sản xuất tại nhà máy của Công ty C.P Việt Nam ở Khu Công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Đơn vị sản xuất phần mềm thuộc làng Phần mềm F-Ville 2, được khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 2/2017 (Khu Công nghệ cao Láng-Hòa Lạc). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN_Đơn vị sản xuất phần mềm thuộc làng Phần mềm F-Ville 2, được khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 2/2017 (Khu Công nghệ cao Láng-Hòa Lạc). (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Bệnh viện Tim Hà Nội thực hiện kỹ thuật thông tim chẩn đoán và điều trị các bệnh tim bẩm sinh ngang tầm với khu vực và thế giới. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Gia đình anh Nguyễn Xuân Văn ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vay vốn giải quyết việc làm đầu tư chuồng trại nuôi vịt cho hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Hiện nay, số dự án đầu tư của nước ngoài (FDI) vào Hà Nội còn hiệu lực là 4.350 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 35 tỷ USD, đưa Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI sau 30 năm đổi mới và hội nhập.(Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Hà Nội phấn đấu trở thành hình mẫu của cả nước về phát triển nông nghiệp gắn với đô thị hóa nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số vào sản xuất song hành với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Giờ thực hành Tin học của học sinh lớp 8, trường Trung học Cơ sở Tân Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng - huyện đạt chuẩn Nông thôn mới đầu tiên của Hà Nội. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Công ty trách nhiệm hữu hạn Durian ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Âu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Trang trại trồng nấm công nghệ cao KMS theo công nghệ Hàn Quốc ở xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), mỗi tháng thu hoạch và cung cấp cho thị trường hơn 40 tấn sản phẩm nấm các loại. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành giao thông vận tải, Hà Nội đưa vào vận hành xe buýt điện chạy bằng 100% năng lượng điện, hoàn toàn không phát thải, không có mùi gây say xe và không gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Sản xuất sản phẩm cơ kim khí trên hệ thống thiết bị tự động, chính xác cao tại Công ty Năm Lan, Khu công nghiệp Phùng Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội). (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Hà Nội triển khai sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế theo lộ trình của Bộ Y tế hướng tới mục tiêu mỗi người dân có một mã số hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử lưu trữ suốt cuộc đời tại cơ sở khám chữa bệnh và liên thông ở giữa các tuyến y tế. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Dự án Trường Mầm non Tây Hồ, 100% vốn đầu tư công, do Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ làm chủ đầu tư, đã bàn giao và chuẩn bị đưa vào sử dụng. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)

Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, coi đó như một trọng điểm ưu tiên trong chính sách phát triển. Trong ảnh: Giới thiệu mô hình tự động hóa cho sinh viên Lớp Điện tử Công nghiệp K13, Trường Cao đằng Nghề Công nghệ cao Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Mô hình trồng nho Hạ Đen của gia đình anh Nguyễn Đăng Quý ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ 50% cây giống và kỹ thuật canh tác, đến nay cây trồng đang phát tiển tốt. (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)

Dự kiến trong năm 2023, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025 với 100% số huyện, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Giờ học của trẻ lớp 5 tuổi Trường Mầm non Ba Trại A, xã Ba Trại, huyện Ba Vì được đầu tư xây dựng khang trang theo tiêu chí nông thôn mới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Mê Linh là một trong những huyện có vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn lớn nhất của thành phố Hà Nội. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Kiên cố hóa kênh mương và làm đường giao thông nội đồng ở xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Trang trại trồng hoa Đan Hoài, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng đầu tư sản xuất theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí nông thôn mới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Dự kiến trong năm 2023, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025 với 100% số huyện, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Trong ảnh: Diện mạo nông thôn huyện Sóc Sơn (Hà Nội) ngày một đổi thay với cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, văn minh, khang trang. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Khách du lịch quốc tế lưu lại những hình ảnh tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik trải nghiệm nghệ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ trong chuyến thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Thủ tướng Anthony Albanese thưởng thức bánh mì patê truyền thống, uống bia hơi Hà Nội và ăn những món đặc trưng của Việt Nam ngay sau khi chuyên cơ hạ cánh xuống Sân bay Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân thưởng thức càphê tại Phố sách Hà Nội (Hà Nội). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng giới thiệu với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol về ý nghĩa lịch sử của danh thắng hồ Hoàn Kiếm, nơi được coi là trái tim của Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Nhiều sự kiện lớn mang tầm vóc quốc tế đã được tổ chức thành công tại Hà Nội liên tục những năm qua đã chứng minh vì sao Hà Nội xứng đáng được vinh danh "Thành phố vì hòa bình". Trong ảnh: Đoàn xe đưa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un di chuyển qua Quảng trường Cách mạng Tháng Tám để đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, ngày 28/2/2019. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Hà Nội khẳng định vị thế, uy tín trong khu vực và trên trường quốc tế, xứng danh Thành phố vì Hòa bình được UNESCO trao tặng. Trong ảnh: Sự kiện “Áo dài kết nối du lịch và di sản Hà Nội lần thứ nhất - năm 2023” nhằm kích cầu du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế, tăng cường quảng bá, giới thiệu các điểm đến của du lịch Hà Nội. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)

Các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan. (Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN)

Hà Nội khẳng định vị thế, uy tín trong khu vực và trên trường quốc tế, xứng danh Thành phố vì Hòa bình được UNESCO trao tặng. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Hồ Trúc Bạch và hồ Tây mang vẻ đẹp riêng "hồ trong phố" - đặc trưng của Thủ đô Hà Nội, được ôm trọn trong không gian kiến trúc của thành phố. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Cầu Long Biên với lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm, là nhân chứng lịch sử và biểu tượng vô cùng ý nghĩa đối với người dân Thủ đô. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của cả nước, trở thành phương tiện đi lại hằng ngày của người dân Thủ đô, bước đầu phát huy hiệu quả trong việc góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/photo-thu-do-ha-noi-khang-dinh-vi-the-thanh-pho-vi-hoa-binh/901051.vnp