Thăm Chùa Phật Tích của người Việt ở Luông Pha Băng

Chùa Phật Tích ở Cố đô Luông Pha Băng (Lào) được một vị sư người Việt Nam xây dựng năm 1960. Hiện nay, ngôi chùa vẫn do nhà sư Việt Nam trụ trì, thu hút nhiều nhà sư trẻ người Lào đến học tập, thụ giáo.

 Chùa Phật Tích của người Việt Nam tại Cố đô Luông Pha Băng (Lào).

Chùa Phật Tích của người Việt Nam tại Cố đô Luông Pha Băng (Lào).

Vat Phabath (tiếng Việt, gọi là chùa Phật Tích) nằm ngay trên bờ sông Mê Kông, Cố đô Luông Pha Băng (Lào). Ngôi chùa được một vị sư người Việt Nam xây dựng tại đây vào năm 1960, trên nền móng của một ngôi chùa cổ ở Lào được xây dựng vào thế kỷ XIV.

Vat Phabath (tiếng Việt, gọi là chùa Phật Tích) nằm ngay trên bờ sông Mê Kông, Cố đô Luông Pha Băng (Lào). Ngôi chùa được một vị sư người Việt Nam xây dựng tại đây vào năm 1960, trên nền móng của một ngôi chùa cổ ở Lào được xây dựng vào thế kỷ XIV.

Khi đến đây xây dựng, vị sư người Việt thấy phía sau ngôi chùa - đoạn xuống bờ sông Mê Kông - có một khối đá trên đó in dấu chân người. Ông nghĩ rằng đây là dấu tích của Phật, báo hiệu một điểm lành, nên đặt tên chùa là Phật Tích.

Khi đến đây xây dựng, vị sư người Việt thấy phía sau ngôi chùa - đoạn xuống bờ sông Mê Kông - có một khối đá trên đó in dấu chân người. Ông nghĩ rằng đây là dấu tích của Phật, báo hiệu một điểm lành, nên đặt tên chùa là Phật Tích.

Gần dấu chân của Phật, nhà sư người Việt cho xây dựng nhiều tượng Phật Thích Ca ngồi trên đài sen.

Gần dấu chân của Phật, nhà sư người Việt cho xây dựng nhiều tượng Phật Thích Ca ngồi trên đài sen.

Ngôi chùa có kiến trúc pha trộn giữa 3 phong cách Lào, Thái và Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như phần lớn các ngôi chùa Lào, chùa gồm 3 khu nhà chính: Nhà Phật đường (gọi là Xỉm); Nhà thuyết kinh (gọi là hỏ chẹc); Nhà nghỉ của sư sãi (gọi là cútti).

Ngôi chùa có kiến trúc pha trộn giữa 3 phong cách Lào, Thái và Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như phần lớn các ngôi chùa Lào, chùa gồm 3 khu nhà chính: Nhà Phật đường (gọi là Xỉm); Nhà thuyết kinh (gọi là hỏ chẹc); Nhà nghỉ của sư sãi (gọi là cútti).

Phật đường là nơi trang trọng nhất cùa chùa, bày nhiều pho tượng Phật của phái Đại thừa như tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, tượng Phật Thích Ca Đản Sinh (sơ sinh)... Các tín đồ được phép vào viếng trong những ngày lễ hội.

Phật đường là nơi trang trọng nhất cùa chùa, bày nhiều pho tượng Phật của phái Đại thừa như tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, tượng Phật Thích Ca Đản Sinh (sơ sinh)... Các tín đồ được phép vào viếng trong những ngày lễ hội.

Khác với những ngôi chùa Việt tại Lào, chùa Phật Tích không chỉ thu hút các tín đồ người Việt Nam đến cúng lễ, mà còn thu hút các tín đồ Phật giáo người Lào đến lễ Phật và thực hành các nghi lễ Phật giáo.

Khác với những ngôi chùa Việt tại Lào, chùa Phật Tích không chỉ thu hút các tín đồ người Việt Nam đến cúng lễ, mà còn thu hút các tín đồ Phật giáo người Lào đến lễ Phật và thực hành các nghi lễ Phật giáo.

Ngôi chùa còn là nơi các nhà sư trẻ của Lào đến học tập, thụ giáo. Thầy dạy của họ chính là nhà sư Việt Nam, hiện nay đang trụ trì ngôi chùa.

Ngôi chùa còn là nơi các nhà sư trẻ của Lào đến học tập, thụ giáo. Thầy dạy của họ chính là nhà sư Việt Nam, hiện nay đang trụ trì ngôi chùa.

Ngày nay, chùa được xây dựng thêm nhiều kiến trúc phụ: Cổng vào được xây thành Tam quan...

Ngày nay, chùa được xây dựng thêm nhiều kiến trúc phụ: Cổng vào được xây thành Tam quan...

Phía trước Phật đường cũ, một Phật đường mới được xây dựng cách đây không lâu. Bên trong đặt pho tượng Phật trong tư thế nằm nhập niết bàn mà người Lào thường gọi là “Phạ non”.

Phía trước Phật đường cũ, một Phật đường mới được xây dựng cách đây không lâu. Bên trong đặt pho tượng Phật trong tư thế nằm nhập niết bàn mà người Lào thường gọi là “Phạ non”.

Bên hông chùa là nhà để trống và nhà để mõ. Trống là loại trống đại, hai đầu bịt da. Mõ được làm bằng khúc gỗ lớn, hàng ngày các nhà sư phải dùng chày nện. Toàn bộ nhịp sống của các phật tử phụ thuộc vào Phật lịch - thông qua ngôi chùa, tiếng trống, tiếng mõ

Bên hông chùa là nhà để trống và nhà để mõ. Trống là loại trống đại, hai đầu bịt da. Mõ được làm bằng khúc gỗ lớn, hàng ngày các nhà sư phải dùng chày nện. Toàn bộ nhịp sống của các phật tử phụ thuộc vào Phật lịch - thông qua ngôi chùa, tiếng trống, tiếng mõ

Trong khuôn viên của chùa có rất nhiều hình ảnh gần gũi với quê hương Việt Nam như con cò, hình tượng rồng Việt trên đầu đao, hoặc các loại cây vốn được trồng nhiều ở Việt Nam như cây cau, cây trúc, cây tre... Có lẽ việc này thể hiện nỗi nhớ, và tấm lòng luôn hướng về quê hương trên con đường tu tập, lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam ra nước ngoài của các nhà sư Việt Nam.

Trong khuôn viên của chùa có rất nhiều hình ảnh gần gũi với quê hương Việt Nam như con cò, hình tượng rồng Việt trên đầu đao, hoặc các loại cây vốn được trồng nhiều ở Việt Nam như cây cau, cây trúc, cây tre... Có lẽ việc này thể hiện nỗi nhớ, và tấm lòng luôn hướng về quê hương trên con đường tu tập, lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam ra nước ngoài của các nhà sư Việt Nam.

Ngôi chùa được đánh giá là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn trên sông Mê Kông đẹp nhất Luông Pha Băng.

Ngôi chùa được đánh giá là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn trên sông Mê Kông đẹp nhất Luông Pha Băng.

Chùa Phật Tích còn là nơi thờ 6 liệt sĩ Việt Nam hy sinh ở Luông Pha Băng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hàng năm, cứ vào dịp 27/7, tại chùa, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng đều tổ chức Lễ dâng hương, hoa tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam đã chiến đấu chống kẻ thù chung Việt Nam và Lào giành lại độc lập, tự do cho nhân dân hai nước.

Chùa Phật Tích còn là nơi thờ 6 liệt sĩ Việt Nam hy sinh ở Luông Pha Băng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hàng năm, cứ vào dịp 27/7, tại chùa, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông Pha Băng đều tổ chức Lễ dâng hương, hoa tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam đã chiến đấu chống kẻ thù chung Việt Nam và Lào giành lại độc lập, tự do cho nhân dân hai nước.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/chua-phat-tich-cua-nguoi-viet-o-luong-pha-bang-20240522035345792.htm