Tàu ngầm hạt nhân Vanguard: Nhiệm vụ hàng đầu của 'siêu thủy quái' tàng hình

Khả năng tàng hình ấn tượng của các tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard khiến những 'siêu thủy quái' này đóng vai trò đặc biệt trong bộ ba hạt nhân của Vương quốc Anh.

Hải quân Hoàng gia Anh đã cho ra mắt tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Vanguard vào những năm 1990 nhằm nâng cấp nhánh trên biển thuộc bộ ba hạt nhân của Vương quốc Anh.

Xét trên nhiều khía cạnh, lớp Vanguard đại diện cho sự hoàn hảo của kỹ thuật hải quân Anh, khả năng tàng hình và răn đe chiến lược. Kể từ năm 1993, những "siêu thủy quái" thuộc lớp Vanguard đã trở thành nền tảng cho khả năng tàu ngầm của London.

Lớp này bao gồm 4 tàu, với chiếc đầu tiên là HMS Vanguard, được hạ thủy vào năm 1993. Nó được thiết kế để thay thế các tàu ngầm lớp Resolution đã phục vụ lâu năm của Anh (từ những năm 1960). Tiếp theo là HMS Victorious (1995), HMS Vigilant (1996) và HMS Vengeance (1999).

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Vanguard, gọi là HMS Vanguard, nổi lên mặt nước. Ảnh: Getty Images

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Vanguard, gọi là HMS Vanguard, nổi lên mặt nước. Ảnh: Getty Images

Lớp Vanguard nổi tiếng với các tính năng tàng hình tiên tiến, bao gồm hình dạng thân tàu hình giọt nước đặc trưng giúp giảm tiếng ồn thủy động lực học.

Đồng thời, các tấm cách âm hấp thụ xung sonar khiến chúng gần như "vô hình" trước khả năng phát hiện của các sonar và theo đó trở thành một cỗ máy mạnh mẽ và đáng sợ.

Tàu ngầm dài khoảng 150 m và có lượng giãn nước khoảng 16.000 tấn khi lặn. Lớp Vanguard chở theo thủy thủ đoàn khoảng 135 người. Được cung cấp năng lượng bởi lò phản ứng hạt nhân PWR2, "siêu thủy quái" có thể lặn trong thời gian dài.

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Vanguard nổi lên mặt nước. Ảnh: Seaforces

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Vanguard nổi lên mặt nước. Ảnh: Seaforces

Về vũ khí, mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard mang theo 16 tên lửa đạn đạo "Đinh ba" Trident II, hay còn gọi là Trident D5. Đáng chú ý, mỗi cây "Đinh ba" này có khả năng triển khai tới 8 đầu đạn hạt nhân hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV).

Ngoài Trident II, các "siêu thủy quái" lớp Vanguard còn được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và ngư lôi hạng nặng Spearfish. Những vũ khí này có thể di chuyển với tốc độ hơn 90 dặm/giờ (145 km/h). Ngư lôi có thể tấn công mục tiêu bằng lượng thuốc nổ nặng 660 pound (xấp xỉ 300 kg), mang lại cho tàu khả năng chống ngầm (ASW) và tác chiến chống mặt nước (ASuW).

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Vanguard củ Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Seaforces

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Vanguard củ Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Seaforces

Tên lửa đạn đạo “Đinh ba” Trident II (D5) do Lockheed Martin sản xuất được khai hỏa từ tàu ngầm. Ảnh: Military Aerospace

Tên lửa đạn đạo “Đinh ba” Trident II (D5) do Lockheed Martin sản xuất được khai hỏa từ tàu ngầm. Ảnh: Military Aerospace

Một tên lửa Trident II (D5) xé nước lao lên sau khi được phóng từ tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard. Ảnh: Defense News

Một tên lửa Trident II (D5) xé nước lao lên sau khi được phóng từ tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard. Ảnh: Defense News

Về cảm biến, mỗi chiếc lớp Vanguard đều được trang bị hệ thống sonar tổng hợp Thales Underwater Systems Type 2054.

Hệ thống được nâng cấp bao gồm xử lý kiến trúc mở sử dụng công nghệ thương mại có sẵn dựa trên mô hình được Hải quân Mỹ sử dụng trong hơn 2 thập kỷ.

Loại sonar này được cho là nhạy cảm đến mức có thể phát hiện các tàu khác ở cách xa hơn 50 dặm (80 km).

Tất cả nhằm cung cấp cho Vương quốc Anh một lực lượng răn đe hạt nhân đáng tin cậy trên biển. Do đó, có thể nói, sứ mệnh hàng đầu của "siêu thủy quái" tàng hình lớp Vanguard là tăng cường khả năng răn đe chiến lược cho hải quân "xứ sở sương mù".

Bộ ba hạt nhân là thứ mà hầu hết các quốc gia có vũ khí hạt nhân muốn có như một khả năng tấn công dự phòng.

Về cơ bản, điều này có nghĩa là quốc gia đó có khả năng phóng vũ khí hạt nhân từ các căn cứ trên bộ, trên không và từ tàu chiến trên biển, cụ thể ở đây là tàu ngầm.

Ngay cả khi khả năng vũ khí hạt nhân trên bộ và trên không của họ bị triệt tiêu trong chiến tranh, nhánh trên biển sẽ khó bị phá hủy hơn – đặc biệt là khi xét đến khả năng tàng hình ấn tượng của các tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard.

Minh Đức (Theo National Interest)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Công Nghệ xem các tin, bài liên quan

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tau-ngam-hat-nhan-vanguard-nhiem-vu-hang-dau-cua-sieu-thuy-quai-tang-hinh-204241025155451043.htm