TS Tăng Văn Lâm và nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công vật liệu xây dựng hấp thụ khí thải carbon, từ phế thải công nghiệp.
Đến thôn Lăng Quậy, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa) ai cũng ngưỡng mộ tấm gương làm kinh tế của bà Ma Thị Ninh. Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng đến nay bà đã có mô hình kinh tế VAC mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ngày 7/11/2024, giá heo hơi tiếp tục xu hướng tăng tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, một số địa phương ghi nhận mức giá cao nhất đạt 64.000 đồng/kg.
Theo thông lệ cứ tới gần Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ về lợn thịt, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng cao. Các cơ quan chức năng đang tích cực phối hợp với đơn vị chăn nuôi, người dân kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị nguồn cung cho thị trường, đảm bảo an toàn, chất lượng.
Những ngày này, người chăn nuôi tại các địa phương đang tích cực chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán phục vụ thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025. Để hạn chế rủi ro trong sản xuất, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi chủ động thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trước những diễn biến khó lường của thời tiết, dịch bệnh, bà con cần lưu ý bảo đảm 4 yếu tố quan trọng sau khi tái đàn vật nuôi.
Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Nước rỉ từ bãi rác Rù Rì chảy theo các kênh mương có màu đen ngòm, bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân quanh khu vực.
Sáng 25-10, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thảo tổng kết mô hình cánh đồng lúa một giống DT100.
Do ảnh hưởng cơn bão số 3, nguồn thực phẩm tại các đơn vị quân đội giảm mạnh. Để khôi phục, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh tranh thủ ngày nghỉ, giờ nghỉ tập trung trồng trọt, chăn nuôi, góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm tại chỗ.
Sau khi phát hiện một ổ dịch ở xã Phù Lưu, ngành chuyên môn và các địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) gấp rút triển khai các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ đàn lợn trên 10.000 con.
Sau nhiều nỗ lực trong công tác dập dịch, đến thời điểm hiện tại, dịch lở mồm long móng ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã cơ bản được khống chế, không phát sinh trâu bò mắc bệnh.
Ông Trương Anh Tuấn – Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết, để bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn, huyện Mỹ Đức đã dồn lực hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Sau trận lũ lịch sử, nhiều hộ, cơ sở nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh đã bị trôi ao cá, có hộ lâm cảnh nợ nần vì cá giống, cá thương phẩm bị cuốn theo nước lũ.
Ngày 10-10, UBND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết vừa có quyết định công bố dịch đối với bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò tại địa bàn các xã Kỳ Bắc, Kỳ Giang, Kỳ Đồng và Kỳ Khang.
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, những ngày này, công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi được ngành chức năng, chính quyền địa phương và Nhân dân tích cực triển khai, thực hiện. Đây là một trong những giải pháp phòng bệnh hiệu quả bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.
Anh Phùng Xuân Sơn (trong ảnh), thôn Nà Lạ, xã Sơn Phú (Na Hang) là lớp người đầu tiên mang nghề nuôi cá lồng về xã. Anh Sơn kể, nghề nuôi cá lồng đến với anh như một cơ duyên.
Do ảnh hưởng của bão số 3 và nước sông dâng cao khiến hơn 360 héc-ta lúa, rau màu, cây ăn quả ở xã Đức Hợp (Kim Động) bị ngập úng cục bộ; hơn 12 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 32 chuồng trại bị tốc mái; 24 lồng bè nuôi cá bị hư hại...
Tại buổi tiếp xúc, đối thoại với đồng chí Phạm Văn Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thanh Hà (Hải Dương) sáng 4/10, nhiều người dân xã Thanh Quang đề nghị địa phương được xử lý rác tập trung.
Sau một thời gian phải đi học nhờ vì trường bị ngập, ngày 3/10, học sinh Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Trung học cơ sở Nam Phương Tiến A (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã được trở lại trường học tập.
Các học sinh của Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Trung học cơ sở Nam Phương Tiến A (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) đã được trở lại trường học tập sau một thời gian phải đi học nhờ vì trường bị ngập.
Ngày 2/10/2024, giá heo hơi trên toàn quốc đang có dấu hiệu ổn định sau chuỗi ngày biến động liên tục. Hiện giá heo hơi dao động trong khoảng từ 64.000 đến 69.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay ngày 2/10/2024 duy trì đà giảm tại khu vực miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam dao động trong khoảng 64.000 - 69.000 đồng/kg
Với phương châm 'nước rút tới đâu, tổng vệ sinh môi trường ngay tới đó', những ngày qua, Trung tâm đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi bị ngập úng nặng thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng.
Ngày 30-9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tập huấn, hướng dẫn người dân tại xã Xuân Vân, Lực Hành (Yên Sơn) kỹ thuật chăm sóc, phục hồi cây bưởi sau ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Cây khế là loài cây quen thuộc ở Việt Nam, không chỉ được trồng để lấy quả mà nhiều người còn trồng cây khế làm cảnh, làm thế nào để trồng cây khế trĩu hoa sai quả?
Đã nửa tháng trôi qua kể từ khi nước lũ bắt đầu rút, nhưng trên địa bàn tỉnh không phát sinh bất cứ ổ dịch truyền nhiễm nào. Đây được xem là thành công bước đầu trong việc khống chế dịch bệnh của chính quyền từ tỉnh tới cơ sở nói chung, ngành Y tế nói riêng. Nhiều giải pháp được tỉnh triển khai để có được kết quả này.
Ngày 21-9, huyện Phú Bình tổ chức tổng vệ sinh môi trường tại 20/20 xã, thị trấn. Hoạt động này được thực hiện nhằm duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.
Bão số 3 và mưa lũ đã làm hư hỏng nhiều chuồng trại chăn nuôi trong tỉnh, hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngành Nông nghiệp, các địa phương và người chăn nuôi đang khẩn trương khắc phục thiệt hại, tập trung tái đàn, bảo đảm cung ứng nguồn thực phẩm dịp cuối năm.
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội về công tác đáp ứng y tế trong mùa mưa lũ năm 2024, nhiều trường hợp được ghi nhận mắc các bệnh về da, tiêu hóa, sốt xuất huyết...
Theo báo cáo của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong mùa mưa lũ năm 2024, thành phố có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da.
Ngành Y tế Hà Nội đang tập trung xử lý, phòng dịch bệnh ở các khu vực ngập lụt với phương châm 'nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó'.
Tính đến chiều ngày 15/9, trên địa bàn thành phố còn 15 quận/huyện, 101 xã/phường, 302 điểm ngập úng; tổng số hộ gia đình bị ngập là 39.116 hộ, số hộ còn ngập 13.540 hộ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đang chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh tập trung đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng tốt nhất.