Theo Chính phủ, bỏ hình phạt tử hình với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ nhằm bảo đảm thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
Chính phủ nêu lý do đề nghị bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh khi sửa đổi BLHS lần này, trong bối cảnh có nhiều ý kiến khác nhau về 4/8 tội danh được đề nghị bỏ hình phạt tử hình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh và bổ sung tội sử dụng trái phép chất ma túy khi sửa đổi Bộ luật Hình sự.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã bỏ các quy định có liên quan về hình phạt tù chung thân không xét giảm án trong dự thảo luật; đồng thời, chỉnh lý một số nội dung có liên quan các tội về ma túy, tội tham ô, nhận hối lộ.
Theo dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) mới nhất, người bị kết án tù chung thân về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ chỉ có thể xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt khi chủ động nộp ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực...
Án tử hình nguyên Cục trưởng Cục Quản lí Dược Trung Quốc (TQ) - Trịnh Tiêu Du về hành vi nhận hối lộ và thiếu trách nhiệm từng gây chấn động đất nước tỉ dân vào năm 2005. Sau những lần được 'lót tay', tham quan họ Trịnh đã ký cấp phép cho nhiều loại thuốc kháng sinh không đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường và được cho là nguyên nhân khiến hàng chục bệnh nhân tử vong, trong đó có 6 loại thuốc giả.
Sau hơn hai thập kỷ chờ thi hành án, Benjamin Ritchie - kẻ bắn chết một cảnh sát ở bang Indiana (Mỹ) năm 2000 - dự kiến bị xử tử vào sáng 20/5.
Một tử tù ở Arizona (Mỹ) cho biết ông đã quá mệt mỏi khi phải chờ đợi để được thi hành án tử.
William Bonin được biết đến với biệt danh 'sát nhân xa lộ' thực hiện ít nhất 14 vụ giết người. Các nạn nhân từ 12 - 19 tuổi được phát hiện tử vong dọc theo đường cao tốc.
Jeffrey Collins, phóng viên AP, là nhân chứng truyền thông chứng kiến vụ xử bắn Brad Sigmon tại Nam Carolina vào ngày 7/3 sẽ không bao giờ quên những gì mình đã thấy.
Hôm 9/3, Sở Cải huấn bang Nam Carolina cho biết một kẻ giết người bị kết án đã bị xử bắn trong vụ thi hành án đầu tiên bằng hình thức này tại Mỹ kể từ năm 2010.
Brad Sigmon 67 tuổi trở thành tử tù đầu tiên bị xử bắn tại Mỹ sau 15 năm, khép lại một vụ án kéo dài hơn hai thập kỷ.
Hãng tin Reuters ngày 8/3 đưa tin, bang South Carolina (Mỹ) đã thi hành án tử hình một phạm nhân bằng đội xử bắn hôm 7/3, đánh dấu lần đầu tiên phương pháp này được sử dụng ở Mỹ sau 15 năm.
Tử tù Brad Sigmon, 67 tuổi, đã tự mình lựa chọn bị xử bắn, vì lo sợ các phương pháp khác như ghế điện hay tiêm thuốc độc có thể khiến ông trải qua cái chết đau đớn và tốn nhiều thời gian hơn.
Bang Nam Carolina (Mỹ) đang chuẩn bị thi hành án tử với một người đàn ông bằng một phương pháp chưa từng được sử dụng ở nước này trong gần 15 năm.
Theo thống kê của Tổ chức Ân xá quốc tế, đến năm 2022, trên thế giới, có 112 nước đã hoàn toàn bãi bỏ án tử hình, 55 nước vẫn áp dụng hình phạt này và 32 nước chưa bãi bỏ hoàn toàn án tử hình, nhưng đã đặt nó dưới lệnh tạm hoãn. sở dĩ như vậy là vì thực tiễn quốc tế chỉ ra rằng việc thi hành án tử hình không mang lại lợi ích - cả về mặt chính trị lẫn kinh tế.
Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định giảm án cho đa số tử tù trong danh sách tử hình liên bang. Mức án sẽ được giảm xuống thành tù chung thân trọn đời.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng án tử hình trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, trong đó tập trung vào 'những kẻ hiếp dâm, giết người và quái vật'.
Câu hỏi của bác sĩ trước khi tiêm thuốc độc trợ tử đã khiến Romy (người Hà Lan) nhận ra cô không mong muốn gì hơn là được sống.
Tử tù này từng phàn nàn mình bị rối loạn căng thẳng do những lần cận kề cái chết.
Lãnh đạo lưu vong của Hamas, Khaled Meshaal, cho biết nhóm người Palestine này sẽ 'như phượng hoàng' trỗi dậy từ đống tro tàn mặc dù đã chịu nhiều tổn thất nặng nề trong 1 năm chiến tranh với Israel, và rằng nhóm này vẫn tiếp tục tuyển mộ chiến binh và sản xuất vũ khí.
Ông Khaled Meshaal, người được dự đoán sẽ trở thành thủ lĩnh mới của Hamas, đã được biết đến trên khắp thế giới vào năm 1997 sau một vụ ám sát bất thành.
Sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas Ismail Haniyeh, nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi ai sẽ trở thành người kế nhiệm ông.
Ông Khaled Meshaal, người được dự đoán trở thủ lĩnh mới của Hamas, từng nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1997, sau khi bị tiêm thuốc độc vào người trong một vụ ám sát bất thành trên một con phố tại thủ đô Amman của Jordan.
Ông Khaled Meshaal - cựu lãnh đạo chính trị Hamas và từng bị Israel ám sát hụt - khả năng cao sẽ thay thế vị trí của lãnh đạo Hamas - ông Ismail Haniyeh vừa bị ám sát tại thủ đô Iran hôm 31-7.
Ông Khaled Meshaal, người sắp trở thành lãnh đạo mới của Hamas, từng nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1997, sau khi các điệp viên Israel tiêm thuốc độc vào ông trong vụ ám sát bất thành tại thủ đô Amman của Jordan.
Doyle Lee Hamm là trường hợp 'thắng lợi' nửa vời đầy hiếm hoi của những người ủng hộ việc ân xá cho các tử tù gặp trục trặc trong quá trình thi hành án - chủ yếu là do không tìm được ven khi tiêm thuốc độc. Sau cuộc hành quyết theo phương pháp này thất bại vào ngày 22/02/2018, chính quyền bang Alabama và Doyle Hamm đã đạt được thỏa thuận không chính thức, theo đó tử tù này không bị đưa ra hành quyết nữa, mà phải ở tù cho đến hết đời, nhưng hắn đã chết trong trại vì bệnh vào năm 2021.
Là kẻ giết người thuê và cũng gây án 1 lần duy nhất trong đời, nhưng cái tên Kenneth Smith được cả thế giới biết đến với sự ác cảm: Đó là tử tù đầu tiên trên thế giới bị hành quyết theo phương pháp làm ngạt bằng khí ni-tơ vào ngày 25/01/2024. Trước đó 2 năm, phạm nhân này từng thoát chết sau khi nhân viên thi hành công vụ không tìm được ven để tiêm thuốc độc. Trong vụ án mà Kenneth Smith tham gia ở tuổi 23, cả 4 đối tượng đều bị trừng trị đích đáng.
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Romell Broom là tử tù đầu tiên được tạm dừng thi hành án bằng tiêm thuốc độc sau 18 lần chọc ven không thành công. Sự kiện này xảy ra vào năm 2009, kéo theo nhiều phản ứng trái chiều về việc ân xá, tuy nhiên việc thi hành án đối với tử tội trên vẫn được dự trù thực hiện vào năm 2022. Tuy nhiên, Broom đã chết vì Covid-19 trong trại giam vào năm 2020 như một sự trừng phạt 'trời không dung, đất chẳng tha' đối với kẻ bắt cóc, hiếp dâm và sát hại nhiều bé gái.
'Tôi đã lừa gạt cậu bé ấy khi nói là sẽ không giết nó', Alva Campbell khai như vậy tại phiên tòa xét xử bị cáo này về vụ vượt ngục ngay trước cửa tòa án gây náo loạn TP.Columbus, bang Ohio, Mỹ năm 1997. Để tẩu thoát, Campbell đã cướp xe, bắt cóc Charles Dials (18 tuổi), sau đó nuốt lời hứa, bắn chết nạn nhân trước khi bỏ trốn.
Sau khi Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án tử hình, điều được nhiều người quan tâm là theo quy định, trường hợp nào không áp dụng hình phạt tử hình hoặc không thi hành án tử hình đối với người bị kết án?
Ở Mỹ, mỗi lần xảy ra trục trặc trong lúc hành quyết tử tù thì cuộc tranh cãi về tính nhân đạo lại được khơi dậy. Vụ mới nhất vừa xảy ra vào cuối tháng 02/2024 sau khi việc tiêm thuốc độc cho Thomas Creech - tử tù 73 tuổi đã chờ thi hành án gần 50 năm - phải tạm dừng sau 8 lần thất bại. Sẽ có nhiều người đề nghị ân xá cho những tử tù rơi vào trường hợp này, nhưng hầu hết các yêu cầu trên đều bị bác hoặc chính tử tù cũng chết vì già hoặc bệnh trước khi đối diện với cuộc hành quyết lần nữa. Nhìn lại cuộc đời và tội ác của những tử tù này mới thấy đúng là 'ác giả ác báo'!
Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Criox đăng ngày 10-3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông ủng hộ luật mà ông gọi là 'kết thúc cuối đời' và muốn chính quyền đưa dự luật lên Quốc hội Pháp vào tháng 5.