Trận vận động phục kích tiêu diệt quân địch từ căn cứ Hoa Lư về ứng cứu Lộc Ninh (Bình Phước) đầu tháng 4-1972 là trận vận động phục kích điển hình của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, gắn liền với chiến công của Trung đoàn 3, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4.
Chiến tranh đã lùi xa, 50 năm với biết bao đổi thay, địa danh Tàu Ô - nơi được ví như 'bức tường thép' trên Đường 13 ngày nào nay đã trở thành khu di tích lịch sử. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những ký ức không thể quên về một thời lửa đạn, một thời oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4, Sư đoàn 7, các lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Phước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ, hy sinh, Đảng bộ và nhân dân Bình Phước đã luôn kề vai, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang chiến đấu kiên cường, lập nên nhiều chiến công vang dội với các địa danh đi vào lịch sử. Trong đó, chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 là một trong những thắng lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) trân trọng giới thiệu bài viết của Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền tại lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022), do UBND tỉnh Bình Phước phối hợp Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức ngày 26-8.
Sau khi Lộc Ninh được giải phóng (7-4-1972), quân ta bao vây thị xã An Lộc, gián tiếp uy hiếp Sài Gòn, địch điều binh chi viện cho thị xã An Lộc và hòng tái chiếm Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước).
Do vị trí đặc biệt quan trọng, Tàu Ô - Xóm Ruộng trở thành chiến lũy án ngữ đoạn đường 13. Đây là bàn đạp quan trọng để ta phát triển xuống vùng trung tuyến hoặc địch tiến ra vùng giải phóng. Tàu Ô trở thành khu vực trọng điểm giành giật giữa ta và địch trong chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Hơn nữa, giữ được đường 13 thì chúng ta mới giữ được địa bàn Lộc Ninh, đảm bảo và đưa Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam về căn cứ cách mạng.
'Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tham gia chiến dịch. Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô. Nhiệm vụ là tấn công, ngăn chặn địch trên đường 13 dài gần 20km (đoạn từ phía Nam Bình Long đến phía Bắc Chơn Thành), trọng điểm là khu vực Tàu Ô, không cho một tên địch, một chiếc xe tăng nào từ Chơn Thành lên và từ Bình Long xuống, để quân ta giải phóng Lộc Ninh và tiến công thị xã An Lộc...' - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 kể về chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của 50 năm trước.
Sáng nay 8-7, Đoàn công tác của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng đại diện lãnh đạo Quân đoàn 4, Binh đoàn 16, Tập đoàn Becamex đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử quốc gia Chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.