Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Hội các phu nhân Đại sứ châu Á tại Geneva (AAWAG) ngày 11/6 đã tổ chức Lễ hội đá quý châu Á (Jewels of Asia) tại trụ sở Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) với sự tham gia phối hợp của Phái đoàn các nước châu Á, trong đó có Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva.
Tham dự lễ hội Đá quý châu Á tại trụ sở Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới ở Thụy Sĩ, phái đoàn Việt Nam giới thiệu các mặt hàng thủ công như sản phẩm mỹ nghệ, đồ lưu niệm, cùng gây quỹ từ thiện.
Ngày Đại dương Thế giới 2025 (8/6) đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của việc khai thác hải sản bền vững trong bảo tồn đại dương, duy trì quần thể cá khỏe mạnh, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo đảm an ninh lương thực cho các thế hệ tương lai.
Ngày 9/6, nhân dịp chuyến công tác tại Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp ngắn với lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế gồm: Tổng thống Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Cộng hòa Ireland, Phó Thủ tướng Cộng hòa Malta, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổng Thư ký Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ 3 của Liên hợp quốc (LHQ) về đại dương tại thành phố Nice, Cộng hòa Pháp, ngày 9/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp ngắn với lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), số lượng quần thể cá và các loài động vật không xương sống dưới nước bị khai thác quá mức đã tăng gấp 3 lần từ năm 1970 đến 2024.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các cuộc đàm phán thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ đang bước vào giai đoạn căng thẳng khi hai bên phải đẩy nhanh tiến độ để đạt được thỏa thuận trước thời hạn 9/7. Theo nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ, các bên đang tập trung vào việc đàm phán cắt giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp và ô tô.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal đã lên tiếng kêu gọi WTO sớm hành động để giải quyết các rào cản phi thuế quan đang bóp méo thương mại toàn cầu.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào vừa kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới tăng cường giám sát các biện pháp áp thuế đơn phương và đưa ra các khuyến nghị chính sách khách quan, trung lập.
Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh để tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm từ 25% lên 50%, có hiệu lực từ ngày 4/6.
Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục leo thang sau khi EU chính thức bỏ phiếu thông qua biện pháp cấm các nhà sản xuất thiết bị y tế Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án mua sắm công trị giá trên 5 triệu euro trong vòng 5 năm tới.
Để tạo cạnh tranh bình đẳng và tránh độc quyền, Bộ Công thương dự kiến cho phép 6 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có giấy phép sản xuất thuốc lá, được cùng làm đầu mối nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 24/5/2025, Ủy ban Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận được Thông báo của Chính phủ Indonesia về Kết luận cuối cùng vụ việc điều tra tự vệ đối với sợi làm từ bông nhập khẩu.
Sau nhiều tháng đối mặt với bất ổn từ các chính sách thương mại mang tính đối đầu, đặc biệt từ phía Mỹ, nền kinh tế toàn cầu đang ghi nhận một số tín hiệu tích cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đằng sau sự tạm lắng này là những rủi ro chưa được giải quyết triệt để, khi các biện pháp thương mại chỉ mới tạm dừng chứ chưa chấm dứt hoàn toàn.
Đại diện Trung tâm Tư vấn pháp luật WTO đã tham dự cuộc hội thảo với Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Khai mạc hội thảo, Đại sứ Mai Phan Dũng – Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác - đã giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, những thành quả cũng như thách thức khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới.
Ngày 27/5, đại diện Trung tâm Tư vấn luật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với tên tiếng Anh là Advisory Center for WTO Law - ACWL, đã tham dự cuộc hội thảo với Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Đại diện một số bộ ban ngành trong nước cũng đã tham dự trực tuyến.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm qua (27/5) đã kêu gọi các nước Đông Nam Á và vùng Vịnh xóa bỏ rào cản thương mại và mở rộng mở cửa trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. Ông đồng thời cho biết Trung Quốc tự tin có thể ổn định nền kinh tế trước những thách thức.
Đoàn thanh tra EU sẽ đến trực tiếp vùng trồng và cơ sở sơ chế để đánh giá việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Các quan chức thương mại hàng đầu của Trung Quốc và EU sẽ gặp nhau vào đầu tháng 6 bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng WTO tại Paris.
Tổng thống Mỹ đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ EU, Xiaomi sẽ đầu tư 50 tỷ NDT phát triển chip điện thoại thông minh cao cấp... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: 'Chủ tịch nước Trần Đức Lương và dấu ấn trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện của đất nước' của Tiến sĩ Đào Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh):
Trong giai đoạn từ năm 1997 - 2006, Việt Nam trải qua thời kỳ phát triển mạnh mẽ và chuyển mình trên trường quốc tế. Giữa bối cảnh ấy, Chủ tịch nước Trần Đức Lương để lại dấu ấn sâu sắc với vai trò là người đứng đầu Nhà nước, có những đóng góp quan trọng vào công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, đóng góp quan trọng vào công cuộc đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Trong gần một thập kỷ giữ cương vị Chủ tịch nước, ông đã góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Chính sách bảo hộ mậu dịch và sự bất ổn kinh tế đang khiến Mỹ dần mất vai trò trung tâm trong mạng lưới thương mại toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc, EU, các quốc gia Trung Đông và nhiều nền kinh tế mới nổi đang tăng cường hợp tác khu vực, định hình một trật tự thương mại mới, ít phụ thuộc vào Mỹ hơn bao giờ hết.
Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, vừa qua, Cơ quan Phòng vệ thương mại của Vương quốc Anh (TRA) đã thông báo điều chỉnh danh sách các nước đang phát triển hưởng miễn trừ và thay đổi hạn ngạch thuế quan biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ cử đoàn thanh tra đến Việt Nam nhằm giám sát, kiểm tra việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên một số nông sản xuất khẩu chủ lực.
Đa dạng thị trường tiêu thụ hàng hóa là giải pháp ứng phó hiệu quả từ cạnh tranh thương mại.
Ngày 22/5, Ngoại trưởng Trung Quốc và Hà Lan đã nhất trí duy trì liên lạc chặt chẽ trong hợp tác về công nghệ bán dẫn trong bối cảnh Mỹ áp đặt lệnh cấm toàn cầu đối với chip Trung Quốc.
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới ra Tuyên bố chung nhấn mạnh vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong việc thúc đẩy thương mại công bằng, không phân biệt đối xử và bao trùm...
1. Năm 1987, tôi được bổ nhiệm làm Trưởng đoàn đại diện thương mại của Việt Nam tại Singapore. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, trong bối cảnh đất nước bắt đầu mở cửa và thực hiện chính sách đổi mới.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là người góp phần định hình sâu sắc đường lối đối ngoại đa phương, đặt nền móng cho tiến trình hội nhập sâu rộng của nước ta.
Thỏa thuận thương mại song phương giữa Anh và Mỹ đang khiến Brussels lo ngại về khả năng London vi phạm các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong bối cảnh EU và Anh vừa ký kết một hiệp định tái thiết quan hệ hậu Brexit.
Tuyên bố chung nêu rõ BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban thương mại tại Nghị viện châu Âu, việc đưa Boeing vào dự thảo đề xuất trả đũa đã làm dấy lên mối lo ngại ở một số quốc gia thành viên về các biện pháp đá trả tiềm tàng từ Washington nhắm vào Airbus.
Mỹ đã châm ngòi cuộc chơi thuế đối ứng bằng truyền thông, Việt Nam cần tính toán đường đi để giữ vững xuất khẩu và tránh rủi ro thương mại.
Việt Nam đã có những phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp và linh hoạt theo phương châm kiên trì, chủ động đối thoại và hợp tác với Hoa Kỳ.
Quan chức thương mại hàng đầu Nhật Bản tránh gặp đại diện Mỹ tại Hội nghị APEC ở Jeju (Hàn Quốc) khi Tokyo cứng rắn hơn trước các chiêu 'bắt nạt' của Washington.
Ngày 15/5/2025, Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam) có Công văn số 142/TBT-NV về việc cảnh báo đối với sửa đổi điều khoản về ghi nhãn tại Quy định về An toàn Thực phẩm và Tiêu chuẩn của Ấn Độ.
Malaysia cho biết tại Hội nghị MRT lần thứ 31 của Diễn đàn APEC, các bộ trưởng tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến AI, tính bền vững và hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ.
ASEAN đang tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong 2 hiệp định thương mại lớn của khu vực là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như một phần của nỗ lực tăng cường hội nhập kinh tế.
Mỹ và Trung Quốc ngừng áp thuế trong 90 ngày và giảm đáng kể các mức thuế quan đối ứng.
Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung của các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC năm 2025.
Ngày 16-5, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Hàn Quốc đã thông qua tuyên bố chung, kết thúc hai ngày đàm phán nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương.
Trong 2-3 tuần tới, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Mỹ sẽ gửi thư trực tiếp cho từng nước, thông báo mức thuế mà Mỹ sẽ áp lên hàng nhập khẩu, theo Wall Street Journal