Theo sử sách và những mẩu chuyện dân gian địa phương lưu truyền đến ngày nay thì đền Thổ Khối (hay) đền đức Thánh Trần tại làng Thổ Khối, xã Hà Dương (nay là Yên Dương), huyện Hà Trung thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Ở xứ Thanh, duy nhất làng Thổ Khối, ngoài ngày giỗ (kỵ), mở lễ hội truyền thống vào ngày 20/12 âm lịch hàng năm còn có lễ Khai ấn tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng Giêng...
Mô hình HTX sản xuất và kinh doanh mắm tép do phụ nữ tham gia quản lý ở xã Yên Dương (Hà Trung) có 20 thành viên, vốn điều lệ hoạt động 40 triệu đồng. HTX được phát triển trên cơ sở tổ hợp tác được thành lập, đi vào hoạt động từ nhiều năm trước. Việc phát triển từ tổ hợp tác lên HTX là nhằm duy trì và phát triển nghề truyền thống mắm tép của địa phương từng là sản vật tiến vua, cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ thương hiệu 'mắm tép' Hà Yên (nay là xã Yên Dương), tạo việc làm cho nhiều lao động.
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4395/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án xây dựng kè chống sạt lở đê tả sông Hoạt đoạn từ K30+750-K31+070, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung với tổng mức đầu tư khoảng hơn 8 tỷ đồng.
Cử tri huyện Nga Sơn kiến nghị cấp có thẩm quyền cần có phương án di dân, tái định cư đối với các hộ dân sinh sống ở khu vực ngoài đê sông Hoạt và một số vấn đề dân sinh.
Với mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế và ổn định đời sống nông dân, huyện Hà Trung đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất vụ đông. Năm nay, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp cùng với những khó khăn trong chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp, huyện đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ từ quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đến khuyến khích liên kết tiêu thụ sản phẩm. Những nỗ lực này đang từng bước đưa sản xuất vụ đông trở thành mùa vụ trọng điểm, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Ngay sau khi nước lũ trên sông Lèn rút dần, nhiều hộ dân ở xã Yến Sơn, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) đã phải thức trắng đêm để cào lớp bùn non, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh đường làng. Không chỉ vậy, người dân còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như đồ đạc bị hư hỏng, hoa màu, cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại, môi trường bị ô nhiễm,...
Từ ngày 21 đến 1 giờ ngày 24/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 100-160mm. Mưa lớn và lũ từ thượng nguồn gây ra đợt lũ trên các sông trên địa bàn tỉnh, ngập lụt tại các khu vực trũng thấp, sạt lở tại nhiều vị trí.
Những thông tin đáng chú ý: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng; Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên kiểm tra, chỉ đạo xử lý khẩn cấp sự cố thấm dột đê sông Hoạt...
Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa Lại Thế Nguyên chỉ đạo xử lý khẩn cấp sự cố thấm dột đê sông Hoạt.
Sáng 14/9, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo xử lý khẩn cấp sự cố thấm dột đê sông Hoạt (Hà Trung); kiểm tra các cống tiêu úng trên địa bàn huyện Nga Sơn.
Hôm nay (14/9),Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9/2024; đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đoàn công tác đi kiểm tra đê sông Hoạt (Hà Trung).
Sáng 13-9, Trung đoàn 48 (Thăng Long-Thạch Hãn), Sư đoàn 390, Quân đoàn 12 đã huy động gần 200 cán bộ, chiến sĩ tổ chức đắp đê chống lụt, sạt lở tại khu vực sông Hoạt xã Hà Bắc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Hiện đê sông Hoạt thuộc địa phận xã Hà Bắc, Hà Giang (Hà Trung) đã tràn và thấm đột với chiều dài 350m. Công tác ứng phó đang được huyện Hà Trung khẩn trương triển khai.
Tuyến quốc lộ 1A qua địa bàn 2 xã Yên Dương và Hà Bình, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bị ngập, giao thông qua đây gặp nhiều khó khăn.
Mưa lớn khiến nhiều điểm trên Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ngập sâu trong nước. Lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tiết, phân luồng giao thông.
Do nước các sông dâng cao, Quốc lộ 1A đoạn qua xã hai xã Hà Bình, Yên Dương, huyện Hà Trung bị ngập nặng, các phương tiện lưu thông qua gặp nhiều khó khăn.
Do mưa lớn kéo dài và nước từ thượng nguồn đổ về, vào khoảng 10h sáng 12/9, nước trên các sông Hoạt, sông Tống, sông Chiếu Bạch chảy qua địa bàn huyện Hà Trung dâng lên rất nhanh và gây ngập nhiều đoạn trên Quốc lộ 1A và một số khu dân cư.
Nguy cơ sạt lở từ tuyến đê đi qua khiến hàng trăm hộ dân ở hai xã Nga Điền, Nga Phú (huyện Nga Sơn) trong tình thế phải sơ tán bất cứ lúc nào.
Chiều 6/9, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại huyện Hà Trung và Thạch Thành. Cùng đi có đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh và lãnh đạo các địa phương liên quan.
Nga Sơn là địa phương ven biển có nhiều tuyến đê chưa được kiên cố, thấp và nhỏ hẹp. Từ mùa mưa bão 2023 đến nay, đoạn đê tả sông Càn qua xã Nga Điền xảy ra 2 sự cố sạt lở sâu vào thân đê với chiều dài 56m và sạt, nứt mặt, thân đê và mái đê phía sông. Ở huyện đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh này còn có hệ thống ao đầm nuôi trồng thủy sản sát ven biển và dọc đoạn cuối sông Lèn, thường xuyên chịu tác động tiêu cực của bão gió. Bởi vậy, huyện xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, phải chủ động các phương án phòng tránh để hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị.
Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị về lĩnh vực đầu tư hạ tầng thủy lợi.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, số đợt nắng nóng trong mùa hè năm nay có thể xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm, mức độ nắng nóng cũng gay gắt hơn, nhiều kỷ lục nhiệt độ có thể được thiết lập. Thời tiết nắng nóng trong dịp hè dẫn đến nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu, các đơn vị kinh doanh nước sạch trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai nhiều giải pháp để cấp nước ổn định, liên tục, chất lượng phục vụ người dân.
Chiều 4/6, tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lê Văn Đông, Tỉnh ủy viên, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh; Lê Văn Dậu, Bí thư Huyện ủy Hà Trung, đã tiếp xúc cử tri huyện Hà Trung trước kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII.
Hiện các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cơ bản đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm km đê, kè chưa đạt cao trình quy hoạch phòng chống lũ cần được nâng cấp xây dựng trong thời gian tới.
Làng ông có một nhánh sông cạn uốn quanh làng nối ra sông Hoạt. Nhánh sông nhỏ ấy nối sâu những mối tình trai gái đôi bờ làng trên xóm dưới.
Tự bao giờ, ai đã gieo vào lòng xứ Thanh hình hài dòng sông Mã, sông Chu, sông Lèn, sông Hoạt... thăm thẳm, mênh mang phù sa mà bồi đắp nên trù phú xóm làng, bờ bãi, dệt nên những vỉa tầng lịch sử - văn hóa ngàn năm? Ai đã tạc nên những dáng núi như nét chấm phá kiêu hùng, vạm vỡ mà không kém phần cuốn hút, bí ẩn. Để từ những hình sông dáng núi ấy mà gợi lên hình dung về lồng lộng đất trời quê Thanh, về vai trò, vị thế địa - chính trị, địa - văn hóa của mảnh đất 'địa linh nhân kiệt', 'vạn thuở vẫn anh hùng'.
Vào thời khắc giao thừa, khi ngọn lửa được lấy từ trong ngôi đình cổ ở Thanh Hóa ra châm vào bó đuốc lớn hình đầu rồng bùng cháy, người dân sẽ rước lửa mang về nhà dâng lên tổ tiên để cầu may mắn
Nằm bên Quốc lộ 1A, vùng đất Hà Bình (Hà Trung) vừa sôi động trong nhịp phát triển của cuộc sống hiện đại mà vẫn mang nét dáng của làng quê truyền thống. Trên đất Hà Bình, có nhiều làng với tuổi đời hàng trăm năm.
Thời gian qua, các ngành và địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong tình hình biến đổi khí hậu, đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Huyện Nga sơn đã đề ra 24 chỉ tiêu và 9 nhóm giải pháp chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 6% trở lên; thu nhập bình quân đầu người đạt 66 triệu đồng/năm; tổng sản lượng lương thực đạt 53.000 tấn...
Được sông Hoạt và sông Chiếu Bạch bao bọc; đất đai, đồng ruộng, xóm làng thì được bồi đắp phù sa từ 3 con sông: sông Hoạt, sông Tống và sông Chiếu Bạch. Vì vậy mà đồng ruộng ở đây luôn màu mỡ, cây cối tốt tươi, đồng thời Nhân dân ở thôn Cao Lũng, xã Yên Dương (Hà Trung) có đời sống khá bởi chính những dòng sông này cung cấp nguồn thủy sản to lớn.
Theo kết quả đo lường độ mặn của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, có thời điểm độ mặn lớn nhất đo được trên sông Mã tại phường Quảng Châu (TP Sầm Sơn) là 30,9%o; độ mặn lớn nhất đo được trên sông Yên tại thôn Ngọc Trà, xã Quảng Trung (Quảng Xương) là 30,7%o.
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm sửa chữa, hoàn trả các tuyến đường mà đơn vị thi công 'mượn' để thi công cao tốc Bắc - Nam.
Trong quá trình thi công cao tốc Bắc-Nam, đơn vị thi công đã sử dụng máy lu mặt đường, gây nên hiện tượng rạn nứt hàng trăm nhà dân dọc tuyến cao tốc.
Nhà máy nước sạch Nam Nga Sơn tại xã Nga Thắng được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2019 do Công ty CP Xây dựng và Tự động hóa Đức Anh làm chủ đầu tư với kinh phí gần 100 tỷ đồng bằng vốn tự có và vốn vay ngân hàng.
Mặc dù cao tốc Mai Sơn – QL 45 đã được khánh thành và đi vào sử dụng từ đầu tháng 5/2023, nhưng công tác hoàn trả các tuyến đường xuống cấp mà đơn vị thi công 'mượn' vẫn chưa được diễn ra khiến người dân rất bức xúc.
Sáng 27/9, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu một số Đoàn công tác đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm tình hình và chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng chống mưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu áp thấp nhiệt đới tại một số địa phương trong tỉnh.
Sáng 27 – 9, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình mưa lũ và chỉ đạo ứng phó, khắc phục tại các huyện Hà Trung và Vĩnh Lộc.
Tuyến đê bao Hón Bông - cao trình chống lũ của toàn bộ xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc và các xã lân cận của huyện Hà Trung - hiện đang bị sạt lở khá nghiêm trọng.
Quá trình thi công cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã làm ảnh hưởng đến nhiều đoạn đê, dòng chảy của sông, kênh mương thủy lợi.
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, huyện Hà Trung đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển. Nhờ vậy, kinh tế của huyện ngày càng phát triển, tiềm năng của địa phương được đánh thức...
Để bảo đảm cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, tinh Thanh Hóa sẽ đào tạo, cập nhật kiến thức về Y học biển cho các cơ sở y tế huyện, thị xã, thành phố ven biển có đủ năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh các bệnh lý đặc thù biển.
Trong 7 trận thiên tai diễn ra trên địa bàn huyện Nga Sơn trong năm 2022 thì cơn bão số 4 đổ bộ vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Đợt mưa bão kéo dài 3 ngày lên tới 430mm, làm cho gần 600 ha lúa sắp đến kỳ thu hoạch và hơn 110 ha rau màu bị hư hại.
Là địa phương có tới 3 hệ thống sông chạy qua địa bàn (sông Lèn, sông Hoạt, sông Càn) cùng hệ thống đê bao giáp biển, với tổng chiều dài đê lên tới 58,31 km, vì thế đảm bảo an toàn đê luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp chính quyền huyện Nga Sơn đặt lên hàng đầu.
Để thực hiện có hiệu quả trong PCTT, Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã ứng dụng kết nối hệ thống camera giám sát mực nước sông, hồ và trạm đo mưa tự động để phục công tác chỉ đạo, điều hành.
Vùng đất Kẻ Đản xưa nay thuộc xã Hà Giang (Hà Trung) có đủ núi, đồi, sông và đồng ruộng, cảnh quan nơi đây phong cảnh hữu tình. So với nhiều làng Việt cổ xứ đồng chiêm trũng khác, dân cư của 4 làng: Mỹ Dương, Chánh Lộc, Hòa Thuận và Quan Chiêm của xã Hà Giang sống quây quần trên những 'bái' đất cao mà xung quanh là nước.
Xưa kia, đặc sản này được chọn để tiến vua. Nguyên liệu dùng để làm mắm này từ loại tép riu - loại tép thân hình nhỏ, xanh trong và chỉ có trên dòng sông Hoạt, sông Tam Điệp và các con kênh.
Qua rà soát, đánh giá, toàn tỉnh hiện có 1.008 km đê các loại (trong đó đê từ cấp I đến cấp III dài 315 km, đê dưới cấp III dài 693 km) và 253,76 km kè bảo vệ đê... Tuy nhiên, vẫn còn 32 trọng điểm xung yếu về đê điều, không đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
Theo hương ước xưa, trai gái làng Chánh Lộc (xã Hà Giang) và Động Bồng (xã Hà Tiến) ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) không được kết duyên vợ chồng.