Trong năm 2024, Sở Xây dựng Quảng Bình đã tham mưu giải quyết 520 công việc theo chức năng nhiệm vụ được phân công; phối hợp điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố và vùng phụ cận đến năm 2045…
Với những chiếc cầu vắt qua dòng sông uốn lượn, những làng quê sơn cước yên ả nép dưới tầng xanh, những bãi ngô mướt xen dưới rừng cọ già... hay sắc màu ngói mới đỏ tươi của phố núi Đồng Lê, non nước huyện Tuyên hiện ra thật trong lành và xao động lòng người...
Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng; Đầu tư 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hóa… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Theo kế hoạch từ đầu năm của Bộ GTVT, trong năm 2024 sẽ có 13 dự án giao thông được khởi công và 13 dự án được hoàn thành. Tuy nhiên, chỉ còn 10 ngày nữa là hết năm 2024, vẫn còn 2 dự án chưa được khởi công và 5 dự án chưa hoàn thành.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, dự kiến có 4 dự án đường bộ sẽ về đích.
Từ khi có thông báo 'lạ', khách đến quán đông hơn. Đa phần vui vẻ hưởng ứng, khen hay. Cũng có vài người băn khoăn nhưng khi nghe giải thích, đều ủng hộ.
Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh nhà máy xi măng Sông Gianh được gia hạn thời gian hoàn thành đến năm 2025 thay vì năm 2024 như kế hoạch ban đầu.
Về Lữ đoàn Phòng không 214 (Đoàn Sông Gianh), Quân khu 3 những ngày đầu tháng 12, chúng tôi cảm nhận rõ không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp ở các cơ quan, đơn vị, từ cổng doanh trại đến các thao trường, bãi tập đều được trang trí băng rôn, khẩu hiệu rực rỡ; mỗi cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm giành kết quả cao nhất, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Rạng sáng nay, một vụ hỏa hoạn ở gần cảng cá sông Gianh đã thiêu rụi 1.200 tấn bột cá, 22.000 lít dầu cá, 2 giàn máy sản xuất bột cá…
Khi người dân ra bờ sông Gianh đã phát hiện chiếc thuyền ngang nhiên hút cát 'lậu' bất chấp lệnh cấm của tỉnh Quảng Bình.
Hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đang huy động lực lượng, khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ, đồng thời tìm kiếm người mất tích.
Từ đêm 5 đến ngày 15/11 nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông; đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, lũ quét, sạt lở đất các khu vực vùng trũng.
Gần 300 hộ dân phải sơ tán, hơn 3000 người bị cô lập do mưa lũ ở Quảng Bình trong đợt mưa lớn kéo dài các tỉnh miền Trung đang diễn ra. Ngày mai (6/11), mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thời tiết ở miền Trung đang trở xấu, mưa lũ tái xuất do mưa diện rộng. Các địa phương đã sơ tán khẩn hàng ngàn người dân.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 5/11 đến sáng 6/11, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-120mm, cục bộ có nơi trên 300mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/3h.
Chiều 5/11, Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đêm qua đến sáng nay, nhiều nơi trên địa bàn có mưa to đến rất to. Lượng mưa lớn khiến nước sông, khe, suối dâng cao làm ngập nhiều tuyến đường, ngầm, cầu tràn và gây nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp.
Dự báo, từ chiều tối 5 đến ngày 7/11, khu vực Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to; riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to đến rất to, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3 giờ). Từ đêm 7/11, mưa lớn ở khu vực Trung Bộ xu hướng giảm dần.
Miền Trung vẫn đang trong đỉnh điểm mưa lũ. Tuy nhiên, từ khoảng đêm 7/11, mưa lớn có xu thế giảm dần ở khu vực này, thay vì kéo dài nhiều ngày như nhận định trước đó. Lũ trên một số dòng sông của miền Trung có thể lên mức báo động 2-3.
Ngày 30/10, Sở GTVT Quảng Bình cho biết tỉnh này đã đề xuất 2 vị trí để đưa ra lựa chọn làm nhà ga đường sắt cao tốc Bắc – Nam trong báo cáo.
Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa lũ tại huyện Bố Trạch vào ngày 29/10.
Một người đàn ông ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) bị nước cuốn mất tích do bị lật thuyền trong lúc mang tài sản đi tránh lũ.
Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo, từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, trên các sông thuộc các tỉnh Trung Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt lũ, kèm theo đó, có thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông suối nhỏ.
Ngày 27/10, bão số 6 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung, gây ra mưa lớn và thiệt hại nghiêm trọng. Theo báo cáo ban đầu, đã có 3 người chết và 3 người bị thương do bất cẩn khi đi lại và chằng chống nhà cửa, trong đó 2 người ở tỉnh Thừa Thiên Huế và 1 người ở tỉnh Quảng Nam.
Tại tỉnh Quảng Bình, mưa lớn trên diện rộng từ sáng 27/10, khiến nước các sông trên địa bàn lên nhanh, nhiều nơi đã bắt đầu ngập lụt.
Bão số 6 đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung gây mưa lớn, ghi nhận ban đầu 3 người chết, 3 người bị thương do bất cẩn khi đi lại và chằng chống nhà cửa (2 người ở tỉnh Thừa Thiên Huế, 1 người ở tỉnh Quảng Nam).
Do ảnh hưởng của bão Trà Mi, mưa lớn kèm gió giật mạnh đã khiến nhiều cây xanh gãy đổ, nhiều khu vực thấp trũng có nguy cơ bị ngập lụt trong đêm.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình cảnh báo, từ 27/10 đến ngày 29/10, trên các sông tỉnh Quảng Bình có khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Sáng 27/10, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành địa phương liên quan về công tác ứng phó bão số 6.
Ngày 26/10, trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình do Đại tá Ngô Minh Điền, Chính ủy BĐBP tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra các mặt công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với bão số 6 tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh. Tham gia đoàn công tác có Đại tá Hồ Thanh Sơn, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh.
Theo rà soát, tỉnh Quảng Bình xuất hiện 5 điểm nguy cơ sạt lở bờ biển, 2 điểm sạt lở núi nghiêm trọng. Ứng phó với bão số 6, tỉnh Quảng Bình cấm biển từ 0 giờ ngày 27/10. Đến nay hầu hết tàu thuyền đã ở trong vùng an toàn.
Để chủ động ứng phó với bão số 6 đang di chuyển vào bờ, các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình thường trực trên 600 cán bộ, chiến sĩ, huy động các loại phương tiện (ô tô, tàu, thuyền, ca nô…) sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Để ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi), các tỉnh miền Trung đã khẩn trương kêu gọi tàu thuyền tới nơi tránh trú an toàn, sẵn sàng chuẩn bị các phương án ứng phó...
Tỉnh Quảng Bình sẵn sàng triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho người dân, kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão.
Để chủ động phòng chống bão Trami, ngày 24/10, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị trên 2 tuyến biên giới của tỉnh khẩn trương ứng phó và giúp dân phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn.
Để chủ động phòng, chống mưa bão, ngày 24-10, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình triển khai nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trên 2 tuyến biên giới của tỉnh khẩn trương, ứng phó và giúp dân phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn.
Ngày 24-10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, từ phản ánh của Báo SGGP về vụ lấp 10ha ao hồ nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn), lãnh đạo tỉnh đã có chỉ đạo xử lý nghiêm trước ngày 30-10.
Hôm nay, tròn 63 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 – 23-10-2024), những chuyến tàu không số vận chuyển vũ khí từ Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam thể hiện ý chí, quyết tâm, sự hy sinh anh dũng của bộ đội ta. Con đường Hồ Chí Minh trên biển đã thể hiện cho khát khao giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; khát khao vì hòa bình và độc lập dân tộc.
Sau khi Báo SGGP có bài phản ánh về việc tự ý san lấp, chuyển 10ha đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm, ngày 22-10, ông Nguyễn Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình), đã ban hành công văn yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc nhằm trả lại nguyên trạng 10ha đất.
Khu rừng tông dưới lòng Linh Giang tạo sinh kế nuôi sống bao đời người dân đôi bờ. Khu rừng đặc biệt này trở nên gắn bó trong tiềm thức những con người nơi đây.
Ngày 21-10, UBND thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) thừa nhận chậm xử lý dứt điểm 1 hộ dân tự ý chuyển đổi đất sai mục đích, thuê xe tải, máy móc san gạt 10ha đất gây bức xúc trong dư luận.
Trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tỉnh Quảng Bình quy hoạch 2 vị trí để chọn làm nhà ga tại xã Nghĩa Ninh (TP. Đồng Hới) và xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch).
Từ bao đời nay, người dân ven sông Gianh ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã dựa vào khu rừng này để mưu sinh. Họ không chỉ biết khai thác mà còn biết bảo vệ một cách nghiêm ngặt.