700 năm thoáng chốc

Tôi đang buồn bã nhắc, biên về cây gạo, đúng ra phải gọi một cách kính trọng là cụ gạo, đại lão thụ mộc. Cây gạo đền Mõ ở xứ Phòng.

Hình vẽ GPS lớn nhất thế giới

Vận động viên đạp xe người Mỹ, Kristy Bellmer vừa lập kỷ lục thế giới với hình vẽ GPS lớn nhất. Để thực hiện dự án này, Kristy đã đạp xe hơn 4.707 km (2.925 dặm) qua các khu vực khác nhau, tạo ra một hình vẽ lớn trên bản đồ GPS.

Chuyện cũ, tích xưa và câu chuyện văn hóa ngày nay

Chèo, tuồng, cải lương và nhiều loại hình sân khấu truyền thống từng quen thuộc với quần chúng nhân dân ở cuối thế kỉ trước giờ đây gần như vắng bóng trong đời sống sân khấu đương đại. Sự phát triển mạnh mẽ của nhiều loại hình giải trí mới gắn liền với sự phát triển của công nghệ dần thay đổi thói quen thưởng thức nghệ thuật của công chúng.

''Mùa xuân...'' của giá vàng, thị trường vàng trong nước ''... đã cạn ngày''

Những giải pháp bình ổn quyết liệt với thị trường vàng trong nước đã phát huy tác dụng rõ rệt để không còn cảnh người người xếp hàng giữa lúc giá vàng nhảy múa.

Đến với bài thơ hay: Khát vọng vượt qua chính mình

Nhà thơ có đủ nội lực để điều binh khiển tướng con chữ không khi mỗi một câu thơ đòi hỏi sức chịu đựng, độ nén kinh người đến như thế?

Triển vọng từ mô hình trồng cây mắc ca kết hợp nuôi ong mật

Mắc ca là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, hạt mắc ca được sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm cao cấp. Nhận thấy giá trị mà cây trồng này mang lại, anh Nông Đức Lập, xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và bước đầu thành công từ mô hình trồng cây mắc ca kết hợp với nuôi ong mật.

Đọc truyện 'Muối của rừng' (Nguyễn Huy Thiệp): Từ góc nhìn phê bình sinh thái

Nguyễn Huy Thiệp là nghệ sĩ đa tài nhưng ông thành công nhất ở lĩnh vực truyện ngắn.

NSƯT Tân Nhàn: Nữ hoàng dòng nhạc dân gian và hành trình giữ lửa truyền thống

Gần 20 năm gắn bó với sự nghiệp ca hát, Tân Nhàn đã cho ra đời nhiều album nhạc riêng được khán giả nồng nhiệt đón nhận như: Trăng khuyết, Mưa xuân, Đường tàu mùa xuân, Yếm đào xuống phố, Níu dải lụa đào...

Vải thiều 4 tỷ USD của Trung Quốc 'thấm đòn' thảm họa thời tiết

Thời tiết khắc nghiệt đang tàn phá mùa vải thiều của Trung Quốc, loại trái cây nhiệt đới mang lại thu nhập trị giá 4 tỷ USD mỗi năm cho nông dân nước này.

Ký ức giêng hai

Nhắc đến hai tiếng 'giêng hai' là bao kỷ niệm về một thời khốn khó, cơ cực nhưng đầy tình yêu thương trong tôi lại ùa về với biết bao thương nhớ.

'Điểm cộng' của phụ nữ tứ tuần

Nếu bạn nghĩ, trung niên là dấu hiệu của sự già nua thì đó là cách nhìn không tích cực. Ngược lại, đây chính là giai đoạn rực rỡ nhất trong cuộc đời bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tâm hồn - nhan sắc và trí tuệ.

Gìn giữ những làn điệu chèo của quê hương

Nam Định là nơi có nhiều gánh chèo, làng chèo nổi tiếng. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngày nay, các làn điệu chèo vẫn được nhân dân duy trì và gìn giữ, khẳng định sức sống của môn nghệ thuật này cũng như ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống của người dân địa phương.

Ca khúc Việt: Những mùa xuân từ thơ đến nhạc

Mùa xuân tự bao đời đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong vô vàn các thi phẩm về mùa xuân của văn học Việt Nam hiện đại, đã có những bài thơ được chắp cánh thêm một đời sống mới, đó là khi gặp được sự đồng điệu của nhạc sĩ để mang đến một giai điệu cho thi phẩm, tạo nên những ca khúc được phổ từ thơ và có sức sống vượt thời gian.

Thủ đô Hà Nội đẹp nao lòng sắc trắng hoa sưa

Cuối tháng 3, hoa sưa bắt đầu nở rộ, phủ trắng các góc phố của Thủ đô. Nhiều người yêu hoa tìm tới các cây sưa cổ để chụp những bức ảnh kỷ niệm một mùa sưa đến.

Chạm nhớ - gợi thương gửi trong hương bưởi!

Không rực rỡ, kiêu sa, lộng lẫy, hoa bưởi với màu trắng tinh khôi, bung nở cánh trắng mộc mạc, như thả vào không gian làn hương nồng nàn, quyến rũ. Loài hoa nhỏ bé ấy luôn giản dị, khiêm nhường, lặng lẽ nhưng lại làm nên sức hấp dẫn đặc biệt. Hương hoa như gieo vào lòng người niềm thương, nỗi nhớ... chỉ cần chạm vào là nhớ, gợi bao niềm thương yêu!

Mưa Xuân - Nỗi buồn một chuyện tình dang dở

'Mưa xuân' có chút buồn nhưng là nỗi buồn đẹp vị tha và đậm chất nhân văn.

'Mưa xuân', tình yêu và hy vọng

Nếu người đời gọi Nguyễn Bính là 'thi sĩ chân quê' thì bài thơ 'Mưa xuân', sáng tác năm 1936, nằm trong tập đầu tay 'Lỡ bước sang ngang', xuất bản năm 1940 ở nhà in Lê Cường (Hà Nội) có lẽ là một trong những bài thơ 'chân quê' và hay nhất của ông.

Mùa cây thay lá

Mùa đông lặng lẽ gửi vào đất trời chút phong vị cuối mùa bằng những đợt không khí lạnh yếu. Xen lẫn giữa những ngày mưa phùn rả rích bay nhè nhẹ trong gió là ngày nắng gieo tơ mỏng manh tràn về. Cây cối cũng cởi bỏ lớp vỏ cũ kỹ, xù xì thô kệch, đâm chồi, nảy lộc non xanh mịn màng hòa ca chào xuân tới.

Ông 'vua sâm đất' ở làng Hà Nhì

Trong các thôn, bản của xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát), Lao Chải là thôn xa nhất, cách trung tâm xã 20 cây số. Lao Chải cũng là thôn có đa số người Hà Nhì sinh sống. Đến đây, hỏi già làng Lý Giá Xe thì ai cũng biết, năm nay bước sang tuổi 62 nhưng già làng vẫn là tấm gương sáng về tinh thần hăng say lao động, tích cực phát triển kinh tế gia đình.

Hậu quả khó lường nếu El Nino chuyển nhanh sang La Nina

Thế giới đang lo lắng khi các mô hình nghiên cứu khí tượng cho thấy đợt El Nino 2023-2024 sẽ kết thúc với giai đoạn trung tính rất ngắn giữa các tháng 4-6 năm nay, và 55% xác suất La Nina sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ tháng 6-8. Các dự đoán của siêu trí tuệ nhân tạo cũng xác nhận La Nina có khuynh hướng xuất hiện sớm theo sau kỳ El Nino mạnh.

Cảm nhận bài 'Mùa xuân xanh' của Nguyễn Bính

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thơ tự do là một bài học bắt buộc...

Yêu anh bởi sự chân thành

Có dịp trò chuyện với Thiếu tá Trần Văn Quyền, sinh năm 1990, Trợ lý dân quân tự vệ, Ban Tham mưu, Ban CHQS huyện Võ Nhai (Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên) trong buổi gặp gỡ gia đình nhà giáo, tôi được nghe anh tâm sự về mối lương duyên với cô giáo Đào Thị Thúy, Trường Tiểu học Phương Giao (Võ Nhai, Thái Nguyên).

Du xuân về đất đất thiêng Yên Tử ngắm 'đại lão mai vàng'

Là loài hoa đẹp, đặc biệt quý hiếm, phù hợp với điều kiện thời tiết miền Bắc, mai vàng Yên Tử gắn liền với vùng đất Phật. Mùa xuân về, sắc vàng của các 'đại lão mai' đang bung nở như thiếp vàng cho vùng đất thiêng.

Những điều kỳ bí về ngôi Đền thiêng ở vùng đất Hồng Châu và Lễ hội đặc biệt Quan lớn Tuần Tranh

Bên cạnh những nét độc đáo về lễ hội thì đền Tranh còn có nhiều điều đặc biệt thường xảy ra vào lễ hội chính qua các năm mà đến nay khó lí giải. Những điều đó được lặp lại nhiều lần như một sự linh ứng của ngôi đền thiêng...

Sắc hoa tháng 3

Tháng 3, sắc xuân dịu ngọt với mưa xuân phơi phới. Hoa xuân đua sắc. Ngọt ngào hương hoa cam, bưởi; đỏ rực hoa gạo; mê hoặc hoa ban và lắng động, đong đầy ký ức tuổi thơ với sắc trắng pha màu tím nhạt của hoa xoan…

Gửi ước vọng vào những giọt mưa xuân

Xuân tới, không chỉ thiên nhiên bừng tỉnh mà lòng người cũng hân hoan. Những tín hiệu đầu tiên của mùa xuân xuất hiện là khi cây cối đâm chồi nảy lộc, lòng người phấn khởi. Những mầm non mới nhú của mùa xuân mang đến cho chúng ta thông điệp hy vọng.

Đánh thức mầm sống

Đố các bạn biết tôi là ai? Gợi ý nhé! Khi tôi xuất hiện, cây cối được tiếp thêm sức sống, đâm chồi nảy lộc, vạn vật bừng thức sau kỳ ngủ Đông dài.

Hương vị tết xưa

Tôi sinh ra nơi dải đất miền Trung nghèo khó, trong những năm tháng đất nước vẫn còn cơ cực, nghèo nàn. Hai nỗi khó nghèo đó đã cho tôi những trải nghiệm khó quên trong đời. Ngày ấy, cuộc sống còn thiếu thốn đủ bề, bữa ăn chỉ đạm bạc với sắn, với khoai khiến người ta luôn thèm được có những bữa ăn ngon, đặc biệt là rất mong chờ những ngày giỗ, tết, cưới xin. Tôi không may mắn như nhiều người, phải theo mẹ lang bạt khắp nơi để mưu sinh nên Tết đối với tôi luôn là nỗi thèm khát, mong chờ.

Mưa Xuân

Trong cái lạnh như mơ hồ của trời đất tháng Giêng, một làn mưa bụi mỏng tựa khăn voan của các cô gái đi đường rơi nhè nhẹ làm duyên xuống cây cối trong vườn, tiếng một ai đó lanh lảnh thốt lên: Mưa xuân!

Tản văn Xuân về bên sân nhà

Những ngày cuối Chạp, mưa bâng khuâng gieo hạt sinh sôi xuống muôn trùng cây lá. Bầu trời như giăng một tấm phông voan màu trắng bạc, mong manh...

Podcast Tản văn: Tháng 3 có gì để nhớ?

Tháng 3 níu lòng người bởi muôn sắc hoa đua nở, mưa xuân dịu nhẹ và chút nắng hạ còn non để sông mòn mắt nhớ.

Người dân Cao Bằng chủ động ứng phó thiếu nước vụ xuân

Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino tiếp tục gây nguy cơ hạn hán, thiếu nước cho sản xuất vụ xuân, do đó, người dân tỉnh miền núi Cao Bằng đã chủ động làm đất, linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm ứng phó với hạn hán có thể xảy ra.

Chuyện mùa nồm - 'đặc sản' thời tiết miền Bắc

Không giống miền Nam chỉ có 2 mùa nóng và rất nóng. Miền Bắc, Bắc Trung bộ được thiên nhiên 'ưu ái' hơn với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Giữa cái tiết trời mưa xuân còn vương vấn, kéo theo nhiệt độ lên xuống thất thường cùng nhiều đợt không khí lạnh, tôi thì đã xác định nồm ẩm đến chiếc áo cuối cùng. Nhưng có vẻ các chị hàng xóm nhà tôi thì không.

Tháng ba về xốn xang hương bưởi

Tháng ba lất phất mưa xuân. Trong màn bụi nước li ti có chút se se của rét nàng Bân, những bông hoa bưởi đua nhau bung nở khoe sắc. Hoa bưởi không rực rỡ như hoa cúc, không kiêu sa như hoa hồng, không lôi cuốn như hoa ly mà lẳng lặng làm xao lòng người với màu trắng ngà quý phái và mùi hương mộc mạc, tinh khiết.

Đào, mận, mộc miên cùng khoe sắc ở Hà Giang

Đối với nhiều du khách, đây là thời điểm lý tưởng để khám phá 'cao nguyên đá' Hà Giang bởi hoa đào, hoa mận, hoa gạo (hay còn gọi là mộc miên)… đang cùng nhau khoe sắc.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: 'Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại'.

'Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay'...

Nhìn về văn hóa cổ xưa của nhân loại thì mưa nói chung là một tín ngưỡng cơ bản, một biểu tượng thiêng của nhiều cộng đồng. Hầu như hình tượng giọt mưa đều rơi ở mọi chân trời văn hóa, vì đơn giản nhờ có mưa mà mùa màng mới tươi tốt, mọi vật mới sinh sôi.

Miên man tháng Ba

Vừa mới đi qua những ngày Tết sum vầy, Xuân ấm áp, đã bất chợt chạm tay vào tháng Ba. Một năm có 12 tháng, nhưng mỗi khi tháng Ba về lại có điều gì đó khiến lòng người bâng khuâng.

Podcast Tản văn: Mưa Xuân

Không gào thét, dữ dội và ào ạt như mưa mùa Hạ; cũng không dai dẳng, lê thê khó chịu của mưa mùa Đông; mưa Xuân êm như lời ru làm dịu mát lòng người, mang đến cho mỗi chúng ta biết bao cảm xúc!

Mưa xuân

Mưa xuân không giống như mưa mùa hạ. Mưa mùa hạ là mưa rào. Mưa rào hạt to, lúc đầu còn rơi lộp độp, sau thì rơi xối xả, rơi như trút nước. Có thể ào một cái rồi tạnh. Đó là mưa cơn, mưa trận. Cũng có thể là mưa tầm mưa tã. Mưa đầy sông, đầy hồ. Trời đương nắng to lâu ngày bỗng có trận mưa rào thể nào cá rô cũng róc từ ao hồ lên.

Tháng Ba chạm khúc giao mùa

Tháng Ba, phố Hà thành bước vào khúc giao mùa huyền ảo. Mỗi ngày trôi qua, vạn vật thoắt biến chuyển theo nốt nhạc thời gian khiến lòng người bâng khuâng lưu luyến.