Từ chuyện làm nhà rông ở các làng Bahnar tại xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có thể tìm thấy nhiều khía cạnh văn hóa đặc sắc, phản ánh sự kết tinh giữa tri thức bản địa, phong tục lâu đời và tính cộng đồng bền chặt.
Những ngày đầu tháng 4-2025, bà con làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang tất bật lợp lại mái nhà rông-biểu tượng văn hóa thiêng liêng của cộng đồng.
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) sắp tới gần, những ngày này, nhiều buôn làng Bahnar tại tỉnh Gia Lai hòa chung không khí háo hức chào đón quốc lễ, thành kính hướng về tổ tiên, đồng thời vun đắp tinh thần đoàn kết và khát vọng gìn giữ văn hóa truyền thống.
Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần 'gạn đục khơi trong'.
Hàng trăm cây hoa trang rừng đồng loạt khoe sắc bên dòng suối Tcắt (xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) trong sắc tháng ba Tây Nguyên như một hàn thử biểu báo xuân về.
'Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào'. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.
Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.
Tục ăn trầu từng phổ biến trong các làng người Bahnar ở Đông Trường Sơn, nhưng đến nay có lẽ chỉ còn duy nhất ở xã Đăk Pling, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Miếng trầu mở ra bao câu chuyện thú vị quanh phong tục truyền đời này.
Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những 'hạt ngọc của trời' này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được 'hồi sinh'.
Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị.
Không khí Tết cổ truyền đã len lỏi vào từng buôn làng, nếp nhà của người Bahnar ở huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Không kể mùa 'ăn năm uống tháng', bà con cùng nhau chuẩn bị để đón Tết Nguyên đán đủ đầy, ấm cúng.
Câu chuyện của tôi với vợ chồng ông Kiều Đức Hận (trú tại TP. Pleiku) trong những ngày cuối đông này dường như không liên quan đến hiện tại và phố phường.
Khi đất trời Tây Nguyên chớm lạnh cũng là lúc cỏ hồng bừng sắc dưới những tán thông xanh, tạo nên một vẻ đẹp riêng có nơi rừng thông ở xã Glar, huyện Đak Đoa.
Những năm qua, nhiều địa phương tại tỉnh Gia Lai đã triển khai hiệu quả việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số để làm du lịch cộng đồng. Từ đó, vừa giúp bảo tồn giá trị văn hóa, vừa nâng cao đời sống người dân.
Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.
Mới đây, chúng tôi có dịp về thăm làng Wâu và làng Ktu thuộc xã Chư Á, TP. Pleiku. Theo cảm nhận của chúng tôi, tiềm năng và thế mạnh của 2 ngôi làng ở vùng đất phía Đông Nam thành phố này dường như vẫn còn bỏ ngỏ.
Nhận biết được tiềm năng du lịch của địa phương, những năm gần đây, chính quyền và người dân huyện Kbang đã tích cực triển khai công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo cảnh quan và quảng bá du lịch.
Hôm qua anh bạn, là nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Tịnh, hốt hoảng đưa lên facebook của mình mấy cái ảnh anh chụp ở một ngôi làng Bahnar từng rất đẹp ở Gia Lai kèm lời cảm thán...
Khám phá những ngôi làng Bahnar giữa núi rừng Gia Lai, nơi lưu giữ kiến trúc nhà sàn vách đất và cuộc sống đậm nét văn hóa truyền thống.
Khám phá ngôi làng Bahnar giữa núi rừng Gia Lai, nơi lưu giữ kiến trúc nhà sàn vách đất và cuộc sống đậm nét văn hóa truyền thống.
Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Bài viết chia sẻ về tình yêu và nhớ quê hương, cũng như những kỷ niệm chiến đấu của người dân Kbang.
Bén duyên với cây sầu riêng, nhiều hộ đồng bào Bahnar ở làng Ktu (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đổi đời với cuộc sống sung túc, an vui.
Đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh được tiếp thêm sinh khí mới từ Dự án 6 'Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch'.
Sau 5 lần tổ chức, Ngày hội Du lịch Kbang đã trở thành thương hiệu riêng của vùng đất Đông Trường Sơn, định vị điểm đến quyến rũ, giàu trải nghiệm trong lòng bạn bè và du khách.
Đào tạo nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng, là bước chuẩn bị đường dài cho du lịch nông nghiệp thời gian tới. Du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng luôn gắn liền với tri thức bản địa và giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Tối 5-7, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai công bố và trao giải 2 hội thi hướng dẫn viên du lịch tại điểm dành cho người dân tộc thiểu số và nghiệp vụ du lịch năm 2024.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những nhà giáo từ miền Bắc vào đã sát cánh cùng đồng nghiệp từ đồng bằng duyên hải lên và các giáo viên trưởng thành trong chiến đấu tại Gia Lai tập hợp thành đội ngũ nhà giáo kháng chiến.
Bề dày văn hóa là cội nguồn sức mạnh của mỗi dân tộc đang sinh sống trên cao nguyên Gia Lai hùng vĩ. Sức sống cội nguồn không ngừng được nuôi dưỡng, làm nên sự giàu có, đa sắc cho vùng đất.
Dân làng Kon Mah (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang tiến hành sửa chữa nhà rông truyền thống do nhà cũ bị hư hỏng sau thời gian phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
Giá trị văn hóa giàu có và độc đáo của cha ông đã được cộng đồng người Bahnar ở làng Kon Măh (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) gìn giữ, tiếp nối và trường tồn với thời gian.
Nghe tới nhà rông Tây Nguyên, người ta thường hình dung ngay đến những ngôi nhà sàn có bộ mái tranh nâu đượm màu thời gian, cao vút và nổi bật giữa trời xanh.
Theo hãng CNN, khi nhắc đến nghề thủ công truyền thống lâu đời ở Việt Nam, những bộ trang phục rực rỡ của người dân tộc thiểu số người Mông Hoa hay người Dao Đỏ ở miền Bắc Việt Nam thường thu hút chú ý của du khách trong và ngoài nước.
Với tiềm năng thế mạnh về văn hóa, tài nguyên sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, Gia Lai tập trung đầu tư vào ngành du lịch để trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Đã gần 12 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không quên chuyến thăm làng Groi (xã Đak Smar, huyện Kbang) năm ấy. Đó là năm 2012, tôi đi cùng với một đồng nghiệp trẻ cùng cơ quan. Bấy giờ, xã Đak Smar có 1 thôn người Kinh và 3 làng Bahnar. Và trong 3 làng thì đã có 2 làng tái định cư sau khi nhường đất để xây dựng thủy điện Ka Nak là làng Groi và làng Cam.
Trên thực tế, những chợ phiên mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đậm sắc thái vùng miền như: chợ nổi Cái Răng, chợ Âm Dương Bắc Ninh, chợ phiên Bắc Hà… luôn là những điểm đến của khách thập phương. Vì đến chợ nói chung, chợ phiên văn hóa nói riêng, ta sẽ cảm nhận được nhiều giá trị văn hóa của dân tộc, vùng miền…, từ trang phục đặc trưng, ẩm thực đặc trưng, các giá trị văn hóa độc đáo cùng cảnh sắc thiên nhiên riêng có.
Sau gần 5 năm, tôi mới có dịp trở lại thăm Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Lần này, trong tôi vẫn vẹn nguyên cảm giác thích thú trước cảnh sắc và những giá trị nơi đây đang sở hữu, đặc biệt là khi dừng chân tại khu các làng dân tộc.
Với đồng bào dân tộc Bahnar ở Gia Lai, lễ Et kơ mai (cắt đứt duyên phận với người đã khuất) có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những trường hợp có vợ hoặc chồng chết đi, khi chưa làm lễ Et kơ mai mà đã có người 'ưng ý' để đi bước nữa thì sẽ bị con cái oán trách, cộng đồng lên án; họ hàng quay lưng, xem như người xa lạ.
Tại Gia Lai, tỷ lệ nữ giới tham gia quản lý nhà nước tăng lên từng năm, trong đó có nhiều nữ lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể và khối doanh nghiệp tỉnh. Đây là minh chứng cho nỗ lực của cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc dần xóa bỏ khoảng cách về giới, nâng cao vị thế của phụ nữ trong tình hình mới.
Tôi bắt đầu chuyến lãng du dưới chân dãy Trường Sơn huyền thoại trong tiết thu vừa chớm. Tháng 8, miền rừng sương giăng kín lối, rưng rưng tàng cây lá đỏ thao thiết phủ khắp núi đồi. Bên đường, mấy vạt lau trắng lao xao nối nhau, trải dài bất tận. Và, trong không gian khoáng đạt ấy, làng Kon Von 2 (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) hiện ra bình yên đến lạ.
Tôi men theo những dòng sông, con suối trên miền cao nguyên và chọn thác ghềnh là điểm dừng chân sau bộn bề công việc để nghe thác ghềnh kể chuyện ngàn năm. Và, trong hành trình trên khắp nẻo non cao ấy, tôi như gặp lại mình cùng tuổi trẻ đã qua.
Tôi có nhiều năm rong ruổi ở các làng Bahnar, Jrai. Nhờ đó, ăn cơm cùng lá mì với tôi là một sự bình thường. Vậy mà có một sự thật liên quan, cho đến mãi sau này, tôi mới biết.
Tôi vừa về xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) để thăm nghệ nhân Hmưnh. Làng Bahnar cũ nay đã được sáp nhập, thành làng mới Mơ Hra-Đáp nhưng tình người vẫn vẹn nguyên như trước.
Giờ, cái làng vẫn luôn được coi là Kon Tum nhất ấy, nó thành một góc phố hết sức chật chội đông đúc và lộn xộn.
Một buổi trưa tháng 6, chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) theo lời hẹn với bà Đinh Thị Dép-cháu gái Anh hùng Núp. Không phải vì câu chuyện về ngôi làng Bahnar kiên cường đã đi vào lịch sử kháng chiến của dân tộc mà vì một gia đình đặc biệt từng trải qua nỗi đau hủ tục do có gen sinh đôi, sinh ba.
Nhiều cán bộ phụ nữ cơ sở rất năng nổ, nhiệt tình và có nhiều sáng kiến trong hoạt động cũng như phong trào. Các chị đã góp vào vườn hoa 'ngàn việc tốt' bằng những việc làm, mô hình, phong trào thi đua triển khai hiệu quả ở cộng đồng.
'Sơmă nghĩa là lễ cúng, kơcham nghĩa là cái sân. Sơmă Kơcham là lễ cúng sân'. Đây là lễ cúng lớn trong năm, một nét văn hóa rất Bahnar của các làng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đầu nguồn dòng suối Hway (xã Đăk Tơ Pang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).
Sáng 27-12, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo 'Xây dựng sản phẩm đặc trưng cho vùng dân tộc thiểu số' nhằm tiếp tục hoàn thiện mô hình mẫu về du lịch cộng đồng.