Việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 sẽ được hoàn thành vào ngày 5-6-2025.
Hơn 10 ngày nữa việc việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 kết thúc. Theo Bộ Tư pháp, hiện đã có khoảng 14 triệu lượt góp ý trực tiếp trên ứng dụng VNeID.
Phân cấp, phân quyền là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đang được triển khai quyết liệt, gắn liền với việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền.
Đây là một trong những yêu cầu của Thành ủy TP HCM nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn thành phố
Luật Thanh tra có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo liêm chính công và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, góp phần định hình lại phương thức kiểm soát quyền lực trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và Chính phủ kiến tạo phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 22-5 đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5-2025.
Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025. Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu trong năm 2025, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những 'điểm nghẽn' do quy định pháp luật.
Chiều 23/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn sẽ chủ trì cuộc họp về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
Nhắc lại bài học từ nhiều vụ việc khiến nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật, kể cả xử lý hình sự, Thủ tướng cho rằng có nguyên nhân từ việc cấp trên 'ôm' việc, không phân cấp, phân quyền cho cấp dưới.
Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025.
Nhắc lại bài học từ nhiều vụ việc khiến nhiều cán bộ bị xử lý, Thủ tướng cho rằng có nguyên nhân từ việc cấp trên 'ôm' cả những việc cụ thể mà không phân cấp, phân quyền cho cấp dưới.
Thủ tướng nhấn mạnh cần có chính sách khuyến khích phù hợp với việc sinh con và phát triển con người toàn diện, chẳng hạn như nghiên cứu mở rộng chính sách nhà ở xã hội cho cả các gia đình đông con, các đối tượng yếu thế khi có con…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ phải đổi mới căn bản tư duy 'không quản lý được thì cấm' sang tư duy 'chủ động, linh hoạt, để kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân'.
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một trong những điểm nhấn quan trọng, đặt nền móng cho mô hình quản trị địa phương hiện đại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ bài học của nhiều vụ cán bộ bị xử lý, kỷ luật, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, một nguyên nhân quan trọng là do cấp trên ôm đồm cả những công việc cụ thể thay vì phân cấp, phân quyền cho cấp dưới.
Đây là một trong nhiều nội dung được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề cập tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những 'điểm nghẽn' do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy 'quản lý' sang 'phục vụ', từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các Đại biểu Quốc hội đã tiến hành thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Hoạt động của các cơ quan thanh tra sau sát nhập, vấn đề thanh tra chuyên ngành, thanh tra hành chính… là những vấn đề được các Đại biểu quan tâm và cho ý kiến tại Hội trường sáng nay.
Ngày 21/5, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật và hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.
Hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã diễn ra sáng 21/5, do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức.
Toàn quốc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị; bỏ cấp huyện xây dựng chính quyền địa phương hai cấp đang được các địa phương triển khai quyết liệt với phương châm 'chỉ bàn làm, không bàn lùi'. Việc thực hiện chủ trương này liên quan nhiều chế độ, chính sách cần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
Góp ý việc sửa Hiến pháp 2013, các đại biểu kiến nghị giữ nguyên quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND.
HNN.VN - Ngày 21/5, Đảng bộ Sở Tư pháp long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị được chọn tổ chức đại hội điểm của Đảng bộ UBND thành phố. Tham dự có UVTV Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy UBND thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình.
Sáng 21/5, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị triển khai quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật và hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 là bước đi cần thiết thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Nhiều cử tri đã thể hiện sự quan tâm, kỳ vọng bản sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ giải quyết được những bất cập trong thực tiễn, tăng cường quyền làm chủ của Nhân dân và khẳng định vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
Ngày 20/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ngày 20/5, Chi hội Luật gia VKSND Tp.Hải Phòng tổ chức hội nghị góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sáng 20/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam tỉnh đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng như các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội đề nghị nghiên cứu, cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam trong việc trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Qua nghiên cứu dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí cao với sự cần thiết; phạm vi và nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tháng 11-2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Địa chất và Khoáng sản số 54/2024/QH15, thay thế Luật Khoáng sản năm 2010.
Việc lấy ý kiến chuyên gia, nguyên lãnh đạo MTTQ trong sửa đổi Hiến pháp 2013 là cơ hội để tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, rõ trách nhiệm và kiểm soát quyền lực tốt hơn.
Chiều nay (19/5), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Ngày 19/5, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Chính phủ đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt: 'Dự án không phải thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công'.
'Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào làm tốt hơn, hiệu quả hơn' - Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc họp diễn ra vào chiều 17/5.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, trong quý I/2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chiều 19/5, các đại biểu cơ bản thống nhất với chủ trương cho phép chuyển đổi các ngạch Kiểm sát viên và Điều tra viên. Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét bổ sung quy định rõ nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn bắt buộc để việc chuyển đổi diễn ra khách quan, minh bạch, góp phần kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp.
Nêu một trong những yêu cầu xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong công tác xây dựng pháp luật phải tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, ngăn chặn mọi biểu hiện trục lợi, hướng lái chính sách.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng pháp luật phải bám sát thực tiễn, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với thi hành pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải tăng cường kiểm soát quyền lực; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; phòng ngừa, ngăn chặn mọi biểu hiện trục lợi, hướng lái chính sách.
Thủ tướng nêu rõ, phấn đấu miễn viện phí cho nhân dân càng sớm càng tốt nhưng phải có lộ trình, bước đi phù hợp. Về giáo dục phổ thông, Thủ tướng đề nghị tập trung phổ cập tiếng Anh, năng lực số và AI ở từng cấp học…