Toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đi học trở lại sau trận lũ lớn làm gián đoạn việc đến trường.
Chương trình GDPT 2018 đang đi đến năm thứ ba và chỉ còn hai năm nữa là hoàn thành. Tuy nhiên, những bất cập về các môn học tích hợp vẫn là một thách thức đối với giáo viên, học sinh và nhà trường ở cấp THCS.
Với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên và các thế hệ học sinh, Trường THCS Trần Phú (Phủ Lý, Hà Nam) đã đạt được nhiều thành tích trong công tác dạy và học, từng bước vươn lên trở thành điểm sáng của ngành Giáo dục và đào tạo địa phương.
Nhiều thầy cô tự bồi dưỡng bằng cách đăng ký học online, thiết kế bài giảng E-learning để bắt kịp với đổi mới giáo dục.
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Hoa Lư đã đẩy mạnh phong trào thi đua 'Dạy tốt -học tốt', từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Cô Nguyễn Thúy Duyên (sinh năm 1978), giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong vừa vinh dự là đại diện duy nhất cho đội ngũ nhà giáo cả nước phát biểu cảm tưởng tại buổi gặp mặt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2023 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Cô Thúy Duyên là 1 trong 200 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen và là 1 trong 3 giáo viên của tỉnh đạt danh hiệu cao quý này.
'Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng'. Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.
Dành cả thanh xuân để gắn với những học sinh miền núi, những 'người thầy bao đồng' có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đối với nơi mình công tác.
Các ý kiến phát biểu tại chương trình đã nêu bật vai trò thiêng liêng và dẫn dắt của người làm nghề dạy học, đồng thời bày tỏ mong muốn cộng đồng Việt Nam tại Nga mở thêm nhiều lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả Muồng Hoàng Yến tên thật là Hoàng Thị Yến, dân tộc Tày, sinh năm 1984, hiện là cô giáo dạy Ngữ văn Trường THCS-THPT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn. Tuy là cây bút mới nhưng Hoàng Yến có những dấu ấn riêng trong mảng truyện ngắn và thơ, đặc biệt là những bài thơ dành cho thiếu nhi.
Ngày 20/11, sau thời gian dài nghỉ học do mưa lũ, gần như toàn bộ học sinh các cấp tại tỉnh TT-Huế đã quay trở lại trường học tập.
Cô giáo Ma Thị Bạch, Trường Tiểu học Minh Quang (Lâm Bình) trước đây từng có nhiều năm công tác ở các trường học vùng cao của huyện Chiêm Hóa và Lâm Bình. Dù dạy học ở đâu cô cũng đều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp, học sinh và nhân dân yêu quý.
Thời gian qua, Trường THCS Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn đã tích cực thực hiện giáo dục STEM, xây dựng các chủ đề dạy học liên môn, trang bị cho học sinh kiến thức đa lĩnh vực, nhờ đó, học sinh có thể làm chủ và khai thác công nghệ, nổi bật có thể kể đến là thành tích tại cuộc thi Stem Robotics quốc gia 2023 vừa qua.
Sáng 20/11, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Cù Minh Trọng đã đến dự Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Trường Tiểu học 'A' Nhơn Mỹ.
Là giáo viên trẻ có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bắc Giang, cô Nguyễn Thị Dung là một trong số 58 giáo viên tiêu biểu có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy được Bộ GD&ĐT tuyên dương trong dịp 20/11 năm nay.
Khi học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi may mắn được làm học trò của cố Giáo sư Phan Trọng Luận, chuyên gia đầu ngành Phương pháp giảng dạy Văn học.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là lễ hội của ngành Giáo dục, nhằm mục đích để tôn vinh những người dạy học và những người công tác trong ngành giáo dục, thể hiện truyền thống 'tôn sư trọng đạo' của dân tộc ta.
Từ xưa, người thầy không chỉ là biểu tượng của trí tuệ, mà còn là nhân cách. Kỳ vọng của xã hội đối với người thầy là đạo đức, tấm gương mô phạm... Sự kỳ vọng ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Giáo dục dù có thay đổi thế nào, người thầy dù có tự làm mới mình để trở thành những 'người thầy công nghệ' nhằm thích ứng với những yêu cầu mới trong dạy học tới cỡ nào chăng nữa, thì vẫn có một yêu cầu bất biến, đó là phải truyền được cảm hứng cho học trò và luôn giữ đúng đạo thầy trò.
Ngày 20 tháng 11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ tôn vinh người làm nghề dạy học. Ngày lễ ấy, đã 'khảm' sâu vào tâm thức mỗi người Việt với ý nghĩa tri ân đối với thầy cô. Vậy nhưng, bên cạnh niềm hân hoan, tự hào, người làm nghề giáo hôm nay cũng không ít nỗi niềm...
Trong sâu thẳm ký ức mỗi người, thầy cô - mái trường luôn là những kỷ niệm sáng trong, tươi đẹp lung linh.
Từ xưa đến nay, sự học và vai trò của người thầy luôn được đề cao, nghề dạy học được thừa nhận là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Người thầy luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và phẩm hạnh. Trong xã hội hiện đại, vai trò của người thầy càng được xem trọng, không chỉ bởi là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách cho thế hệ trẻ, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
Cô Chu Thị Thanh Hiền, giáo viên bộ môn Ngữ văn, Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhì dịp 20/11 năm nay, trăn trở về sứ mệnh nhà giáo trong giai đoạn đổi mới.
Ngày nay, đầu bếp không chỉ đơn thuần đứng bếp nấu nướng mà họ còn là người truyền lửa cho thế hệ trẻ. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), Sài Gòn Tiếp Thị có cuộc trò chuyện với những đầu bếp đang làm công tác giảng dạy tại các trường, trung tâm nghề.
Nghề giáo không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn tạo cảm hứng, động lực cho người học trong những bước tiến quan trọng của cuộc đời.
Không chỉ gặp khó khăn về điều kiện đi lại, trang thiết bị, cơ sở vật chất dạy học, nhiều thầy, cô giáo còn phải hy sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận xa gia đình, thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Vừa là một giảng viên GenZ vừa dạy học các sinh viên cùng thế hệ, cô giáo Sao Mai (SN 1998) không ít lần bắt gặp những tình huống thú vị ở giảng đường. Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cận kề, nữ giảng viên trẻ đã có những chia sẻ thú vị xoay quanh công việc ý nghĩa này.
20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm tôn vinh và tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục.
Trước học trò, người thầy cần chỉn chu từng lời nói, hành động và đặc biệt đối xử với học trò bình đẳng và luôn tạo cho các em phát huy khả năng của mình.
Hôm nay, 20/11, ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo và cũng là Ngày Nhà giáo Việt Nam - ngày hội tôn vinh những người dạy học, những người trong ngành Giáo dục.
Vượt qua những trở ngại nơi đầu sóng ngọn gió, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, những người thầy ấy đã thầm lặng 'gieo chữ', góp sức vào sự nghiệp trồng người nơi đảo xa. Nhiều năm qua, những thầy giáo ở Trường Sa vừa là giáo viên, vừa như người mẹ, đồng thời là chiến sĩ góp phần canh giữ biển, đảo Tổ quốc.