Trong 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được đưa ra, nhiều ý kiến đồng tình với phương án thi 4 môn.
Các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy và những người làm giáo dục mầm non đã gặp gỡ, trao đổi ý kiến, phân tích những vấn đề về đổi mới, sáng tạo trong hoạt động giáo dục.
Ngay từ khi sinh ra, chị Lê Thị Lan Anh (sinh năm 1976, Hà Đông, Hà Nội) đã mắc dị tật do nhiễm chất dộc da cam. Không thể đến trường như bạn cùng trang lứa nhưng chị đã không đầu hàng số phận, tự học tiếng Anh và hiện tại trở thành cô giáo dạy học và truyền cảm hứng cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh không may trong cuộc sống.
Tại chung khảo Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm 2023, Ban giám khảo đặc biệt ấn tượng với các nhà giáo góp nhiều công sức trong việc tạo nên những đồ dùng dạy học hiện đại, thông minh, thân thiện môi trường với giá thành chỉ bằng 1/10 thị trường.
Bị dị tật bẩm sinh do nhiễm chất độc da cam từ trong bụng mẹ, chị Lan Anh không thể đến trường như bạn cùng trang lứa. Nhưng chị đã không đầu hàng số phận, tự học tiếng Anh, trở thành cô giáo dạy học và truyền cảm hứng cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh không may trong cuộc sống.
Bộ GD&ĐT đã đề xuất phương án thi Tốt nghiệp từ năm 2025 với 4 môn thi gồm bắt buộc và lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc bỏ môn Ngoại ngữ khỏi môn thi bắt buộc.
'Mỗi giáo viên hãy yêu thương học trò như chính con ruột, dạy học trò bằng tình yêu thương thay vì trách nhiệm', cô Bảy chia sẻ.
Chương trình giáo dục STEM (STEAM) đang được áp dụng vào trường học nhằm kích thích sự sáng tạo của học sinh và định hướng nghề nghiệp cho các em theo một quy trình khoa học cụ thể. Với những môn khoa học khó tiếp thu, thay vì giảng lý thuyết, dựa vào hình minh họa đơn điệu trong sách, giáo viên đã làm sinh động thành các mô hình, giờ thực hành, mở rộng nghiên cứu… thu hút học sinh tham gia.
Ngày 22-11, UBND huyện Thanh Trì khai mạc hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2023-2024.
Toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đi học trở lại sau trận lũ lớn làm gián đoạn việc đến trường.
Chương trình GDPT 2018 đang đi đến năm thứ ba và chỉ còn hai năm nữa là hoàn thành. Tuy nhiên, những bất cập về các môn học tích hợp vẫn là một thách thức đối với giáo viên, học sinh và nhà trường ở cấp THCS.
Với sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên và các thế hệ học sinh, Trường THCS Trần Phú (Phủ Lý, Hà Nam) đã đạt được nhiều thành tích trong công tác dạy và học, từng bước vươn lên trở thành điểm sáng của ngành Giáo dục và đào tạo địa phương.
Nhiều thầy cô tự bồi dưỡng bằng cách đăng ký học online, thiết kế bài giảng E-learning để bắt kịp với đổi mới giáo dục.
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Hoa Lư đã đẩy mạnh phong trào thi đua 'Dạy tốt -học tốt', từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Cô Nguyễn Thúy Duyên (sinh năm 1978), giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong vừa vinh dự là đại diện duy nhất cho đội ngũ nhà giáo cả nước phát biểu cảm tưởng tại buổi gặp mặt Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2023 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Cô Thúy Duyên là 1 trong 200 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen và là 1 trong 3 giáo viên của tỉnh đạt danh hiệu cao quý này.
'Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng'. Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.
Dành cả thanh xuân để gắn với những học sinh miền núi, những 'người thầy bao đồng' có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa đối với nơi mình công tác.
Các ý kiến phát biểu tại chương trình đã nêu bật vai trò thiêng liêng và dẫn dắt của người làm nghề dạy học, đồng thời bày tỏ mong muốn cộng đồng Việt Nam tại Nga mở thêm nhiều lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả Muồng Hoàng Yến tên thật là Hoàng Thị Yến, dân tộc Tày, sinh năm 1984, hiện là cô giáo dạy Ngữ văn Trường THCS-THPT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn. Tuy là cây bút mới nhưng Hoàng Yến có những dấu ấn riêng trong mảng truyện ngắn và thơ, đặc biệt là những bài thơ dành cho thiếu nhi.
Ngày 20/11, sau thời gian dài nghỉ học do mưa lũ, gần như toàn bộ học sinh các cấp tại tỉnh TT-Huế đã quay trở lại trường học tập.
Cô giáo Ma Thị Bạch, Trường Tiểu học Minh Quang (Lâm Bình) trước đây từng có nhiều năm công tác ở các trường học vùng cao của huyện Chiêm Hóa và Lâm Bình. Dù dạy học ở đâu cô cũng đều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp, học sinh và nhân dân yêu quý.
Thời gian qua, Trường THCS Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn đã tích cực thực hiện giáo dục STEM, xây dựng các chủ đề dạy học liên môn, trang bị cho học sinh kiến thức đa lĩnh vực, nhờ đó, học sinh có thể làm chủ và khai thác công nghệ, nổi bật có thể kể đến là thành tích tại cuộc thi Stem Robotics quốc gia 2023 vừa qua.
Sáng 20/11, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Cù Minh Trọng đã đến dự Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Trường Tiểu học 'A' Nhơn Mỹ.
Là giáo viên trẻ có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh Bắc Giang, cô Nguyễn Thị Dung là một trong số 58 giáo viên tiêu biểu có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy được Bộ GD&ĐT tuyên dương trong dịp 20/11 năm nay.
Khi học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi may mắn được làm học trò của cố Giáo sư Phan Trọng Luận, chuyên gia đầu ngành Phương pháp giảng dạy Văn học.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là lễ hội của ngành Giáo dục, nhằm mục đích để tôn vinh những người dạy học và những người công tác trong ngành giáo dục, thể hiện truyền thống 'tôn sư trọng đạo' của dân tộc ta.