Huyện Đông Anh có nhà ở xã hội mới, khởi công vào đầu tháng 3/2025; Phân khúc nhà ở xã hội 'đắt hàng' từ lúc chưa mở bán; Nhà ở xã hội tại Hà Nội đua nhau tăng giá, có nơi lên tới 60 triệu đồng/m2.
Một số nhà ở xã hội dù đã có tuổi đời xấp xỉ 10 năm nhưng vẫn có giá lên tới 50 - 60 triệu đồng/m2. Thậm chí, có dự án vừa mới xây dựng xong đã được rao bán lại với giá cao gấp 2,5 lần.
Dù cư dân không được hưởng lợi từ yếu tố 'cận giang', thậm chí phải chịu thêm các ảnh hưởng tiêu cực từ ô nhiễm môi trường, nhưng các chung cư ven sông Tô Lịch vẫn có giá tăng theo xu hướng chung của thị trường.
Nhiều chung cư ở Hà Nội đã chủ động lắp đặt hệ thống chống tràn, tích trữ sẵn sàng nhiều bao cát để chống ngập hầm trước tình hình mưa lũ, ngập lụt diễn biến phức tạp.
Tình trạng thiếu chỗ đỗ xe, nhất là chỗ đỗ xe ô tô đang diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã gây bất tiện trong đời sống sinh hoạt của nhân dân và ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự đô thị. Không chỉ thiếu chỗ đỗ xe tại các khu vực công cộng, rất nhiều khu đô thị, nhà chung cư cao tầng cũng xảy ra tình trạng này. Giải pháp nào để đáp ứng nhu cầu chỗ đỗ xe ô tô tại chung cư cao tầng?
Tại các chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, vấn đề sử dụng, bảo quản đúng cách, cũng như bố trí khu vực phù hợp, an toàn để tập kết, sạc xe máy điện, xe đạp điện đang được nhiều người quan tâm.
Tiện đâu bán đấy, hàng rong tụ tập buôn bán trên vỉa hè, dưới lòng đường... đã và đang là tình trạng phổ biến trên nhiều tuyến đường phố, ngõ ngách, khu dân cư tại Hà Nội. Bên cạnh nguyên nhân ý thức của một bộ phận người buôn bán hạn chế, việc xử lý của các cấp chính quyền và lực lượng chức năng thiếu quyết liệt, còn có nguyên nhân từ việc chợ dân sinh ở nhiều địa phương còn thiếu, xuống cấp, chưa đáp ứng nhu cầu kinh doanh, buôn bán của nhân dân. Để xóa bỏ được chợ tạm, chợ 'cóc', giải pháp căn cơ nhất Hà Nội đang triển khai đó là quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng chợ dân sinh.
Từ cuối tháng 2-2022 đến nay, số lượng ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố tăng cao; trong đó phần lớn tự điều trị và cách ly tại nhà. Tuy nhiên, công tác quản lý, thu gom rác thải từ F0 điều trị tại nhà còn nhiều bất cập.
Những ngày qua, số ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng tại Hà Nội liên tục gia tăng với nhiều chùm ca bệnh liên quan đến các ổ dịch phức tạp. Giữ vững mục tiêu phòng, chống dịch, thành phố tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, triển khai các biện pháp nhằm chủ động, quyết liệt hơn trong phòng, chống dịch theo hướng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Về việc này, các ý kiến của cán bộ, đảng viên, người dân Thủ đô đều thể hiện sự ủng hộ, đồng lòng, nhất trí cao.
Ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Lời kêu gọi toàn dân quyết tâm, đoàn kết hơn nữa để chiến thắng đại dịch, ngày 30-7-2021, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Dư luận đánh giá, với quyết tâm cao từ Trung ương tới thành phố cùng sự đồng thuận của nhân dân, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh.
Lâu nay, chung cư, nhà cao tầng vốn được xem là môi trường sống văn minh, hiện đại và an lành của người dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ rơi đồ dùng gia đình (người dân thường gọi là 'vật thể lạ') từ trên chung cư xuống gây thương vong cho cư dân, khiến dư luận lo lắng. Vậy phải làm gì để khắc phục những mối nguy hiểm do 'vật thể lạ' từ trên trời rơi xuống như hiện nay?