Các sự kiện thời tiết cực đoan đang xảy ra ở khắp mọi nơi, lũ lụt ngày càng tồi tệ bất kể chúng ta sống ở đâu.
Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.
Nhiều nước châu Phi đã từng hy vọng có cơ hội phát triển khi các cường quốc trên thế giới tuyên bố xóa nợ. Cùng vào thời điểm đó, Liên hợp quốc (LHQ) tiến hành thực hiện chương trình xếp hạng tín dụng cho các quốc gia ở lục địa đen. Họ hy vọng rằng việc xếp hạng tín dụng sẽ tạo lòng tin của nhà đầu tư quốc tế, từ đó tạo ra dòng vốn nước ngoài vào các nước châu Phi.
Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) diễn ra từ ngày 4-6/9/2024 là sự kiện ngoại giao lớn nhất do Trung Quốc tổ chức trong nhiều năm. Việc hơn 50 nhà lãnh đạo các nước châu Phi tham dự hội nghị cho thấy sức hút, cũng như vai trò ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc ở khu vực này.
Tại một số thành phố lớn của châu Phi, sự bất mãn của giới trẻ vào mùa hè này đột nhiên bùng phát do nạn tham nhũng, chi phí sinh hoạt tăng vọt và tình trạng thất nghiệp tràn lan. Người ta ví, đó là những 'thùng thuốc súng' chưa nổ ở châu Phi.
Trong bối cảnh khí hậu biến đổi nhanh chóng và thách thức môi trường ngày càng gia tăng, Châu Phi đang nổi lên như một nhân tố quan trọng trong phong trào tăng trưởng xanh toàn cầu với lợi thế từ các nguồn tài nguyên tái tạo, tiềm năng khai thác, cơ hội kinh tế và sự hỗ trợ quốc tế đối với châu lục này...
Theo AfDB, lỗ hổng tài chính đã đẩy các chính phủ châu Phi hướng tới các lựa chọn nợ lãi suất cao, dẫn đến tỷ lệ nợ trên GDP của lục địa này gần như tăng gấp đôi trong thập kỷ qua lên 66%.
Cuộc rút quân của lực lượng Mỹ khỏi Chad và Niger diễn ra khi cả hai nước Phi châu đang quay lưng lại với Mỹ và hình thành quan hệ đối tác với Nga.
Châu Phi rất có thể trở thành thiên đường của các loại tiền điện tử khi tiềm năng sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo lớn hơn và chi phí năng lượng rẻ hơn.
Vị thế của Nga có suy giảm sau 2 năm hứng chịu những đòn trừng phạt kinh tế và cô lập về mặt chính trị, ngoại giao của phương Tây?
TotalEnergies có hai trạm năng lượng mặt trời ở Ai Cập và có kế hoạch xây dựng một nhà máy thủy điện ở Mozambique cũng như một dự án lưu trữ pin và năng lượng mặt trời ở Nam Phi.
Sau nhiều năm tách biệt, Mỹ lại ưu tiên châu Phi. Điều này phần lớn là để phản ứng các hoạt động của Trung Quốc nhằm kiểm soát các khoáng sản chiến lược của lục địa và những nỗ lực của Nga nhằm thay thế các nước phương Tây trở thành nhà cung cấp an ninh.
Dù có diện tích rộng lớn nhưng các quốc gia châu Phi vẫn luôn nằm trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Cùng với đó cũng có rất nhiều phong tục, tập quán kỳ lạ, một trong số đó chính là cuộc sống xa hoa của các tù trưởng.
Việc thiếu hụt đồng đô la đang gây ra áp lực trên nhiều mặt ở các quốc gia khắp châu Phi.
Norah Nasimiyu biết tương lai nghề dệt may ở Kenya, công việc suốt 13 năm qua giúp chị nuôi sáu đứa con ăn học, phụ thuộc Quốc hội Mỹ. Và giống như nhiều người khác, Norah lo lắng.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết Mỹ đang tìm kiếm một chương trình thương mại 'hữu ích và hiệu quả hơn' với châu Phi, khi các cuộc đàm phán đang được tiến hành để cập nhật sáng kiến miễn thuế kéo dài hai thập kỷ.
Khi châu Phi đang phải đối mặt với hạn hán kéo dài, việc trồng trọt khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt với cây đậu – nguồn thực phẩm chính, đã xuất hiện những giống cây mới đem lại hy vọng.
Theo Reuters, giới phân tích và nhiều doanh nghiệp năng lượng, châu Phi đang dẫn đầu toàn cầu trong việc mở ra những cơ sở khí đốt mới. Thật vậy, lục địa đen này đang tìm cách đáp ứng lượng nhu cầu ồ ạt của châu Âu một cách nhanh chóng và rẻ nhất có thể.
Nằm ở ranh giới giữa châu Âu và châu Phi, ở ngã ba hy vọng của người di cư và những căng thẳng ở châu Âu, hòn đảo Lampedusa đã được chú ý trên toàn thế giới kể từ khi có hàng nghìn người tị nạn đổ tới vào giữa tháng 9 này.
Ngày 18-9, Diễn đàn Kinh tế thế giới về thu hẹp khoảng cách: Tài trợ cho tăng trưởng nông nghiệp của châu Phi sẽ khai mạc tại New York, Mỹ. Sự kiện do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Bộ Ngoại giao Na Uy đồng chủ trì.
Theo phóng viên TTXVN Washington, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Bộ Ngoại giao Na Uy thông báo sẽ chủ trì vào ngày 18/9 Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Thu hẹp khoảng cách: Tài trợ cho Tăng trưởng Nông nghiệp của Châu Phi.
Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu châu Phi lần thứ nhất, do Kenya đăng cai và đồng tổ chức với Ủy ban Liên minh châu Phi và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), nhằm tạo không gian cho những tiếng nói đa diện của châu Phi về các giải pháp khí hậu.
Cái chết của thủ lĩnh Prigozhin cùng dàn lãnh đạo cấp cao Wagner đã gây suy đoán về nguy cơ sụp đổ của mạng lưới Wagner tại châu Phi. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại đưa ra đánh giá ngược lại.
Chính quyền quân sự Niger hôm 15-8 cho biết họ sẵn sàng đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng sau đảo chính trong khi Nga và Mỹ kêu gọi giải pháp hòa bình.
Khi thảo luận về thương mại giữa châu Á và châu Phi, Trung Quốc thường được chú ý do ảnh hưởng kinh tế đáng kể của nước này ở khu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Ấn Độ cũng âm thầm mở rộng quan hệ với châu Phi, mong muốn trở thành đối tác tiềm năng khác cho các nền kinh tế ở lục địa đen.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc, Tổng thống Eritrea Isaias Afewerki nhớ lại thời gian huấn luyện quân sự ở quốc gia Đông Á này năm 1967.
Theo chuyên trang phân tích quốc tế Atlantic Council, khi nói đến thương mại Á-Phi, nhiều người nghĩ đến Trung Quốc đầu tiên. Nhưng còn rất nhiều quốc gia châu Á khác đang đẩy mạnh giao thương với lục địa này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các nhà lãnh đạo và quan chức từ các nước châu Phi hôm thứ Năm (27/7) rằng Nga đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu bất chấp những lo ngại về việc nước này rút khỏi thỏa thuận Biển Đen.
Khoảng 49 quốc gia châu Phi sẽ tham dự sự kiện kéo dài hai ngày, nơi Tổng thống Putin sẽ công bố một số sáng kiến nhằm giúp châu Phi 'phát triển có chủ quyền'
Phái đoàn từ 49 quốc gia châu Phi, trong đó có 17 nguyên thủ quốc gia sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi trong tuần này.
Trong khi lục địa này không ngừng giành quyền tiếp tục được khai thác những nguồn năng lượng hóa thạch khổng lồ của mình giữa thời đại thế giới đấu tranh vì khí hậu, ngành công nghiệp lọc dầu của Châu Phi lại chịu thiệt hại do bị ảnh hưởng từ quá trình chuyển dịch năng lượng đang diễn ra trên toàn thế giới.
Khoản đầu tư 6,6 tỷ USD của Africa50 bao gồm 21 dự án cơ sở hạ tầng quốc gia và khu vực ở 22 nước châu Phi.
Những người tham gia Hội nghị Chính phủ điện tử 2023 được tổ chức ở Tallinn, Estonia cuối tháng 5-2023 đại diện cho nhiều quốc gia châu Phi và các tổ chức siêu quốc gia châu Phi đã nhấn mạnh rằng, sự hợp tác và tính toàn diện sẽ là chìa khóa để mở ra tiềm năng chuyển đổi kỹ thuật số của châu Phi trong con đường hợp tác để đổi mới.
Ngoại trưởng Nga khẳng định hoạt động của các thành viên tập đoàn quân sự tư nhân Wagner tại Mali và Cộng hòa Trung Phi vẫn 'tiếp diễn', ngay cả khi cuộc binh biến vũ trang tại Nga do lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin cầm đầu thất bại.
Trong cuộc đua chuyển đổi năng lượng, Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ cạnh tranh nhiều hơn ở châu Phi - nơi được đánh giá có tiềm năng năng lượng tái tạo khổng lồ.
UNDP nhấn mạnh việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa cực đoan bạo lực như nghèo đói, xung đột sắc tộc, phân biệt đối xử... phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ châu Phi.
Các đối tác phát triển cam kết sẽ tài trợ 30 tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực tại châu Phi trong 5 năm tới, giúp lục địa này tăng năng lực tự chủ, trở thành vựa lúa mì của thế giới. Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh lương thực châu Phi vừa kết thúc cuối tuần qua tại thủ đô Dakar của Senegal.
Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn tạo ra một hệ thống thanh toán công bằng không có đồng USD, nhằm không bị phụ thuộc vào các nước giàu có hơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã thăm châu Phi trong 7 ngày từ 9/1-16/1, cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao nước này.
Các nguyên nhân khiến 'Lục địa Đen' rơi vào cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có được chỉ ra gồm biến đổi khí hậu, gánh nặng nợ nần sau đại dịch COVID-19, giá cả leo thang và các cuộc xung đột.
Khi năng lượng Nga bị trừng phạt, Đức tới châu Phi để kiếm tìm giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên, đây không phải nhiệm vụ dễ dàng. Nếu không 'chạy nước rút', có thể sẽ là quá muộn.
Theo quan chức Namibia, rất nhiều công ty dầu mỏ và khí đốt đến tham dự COP27 vì châu Phi muốn gửi đi tín hiệu rằng họ sẽ phát triển tất cả các nguồn năng lượng vì lợi ích của người dân.
Doanh số bán máy bay không người lái và các loại vũ khí khác cho các quốc gia châu Phi đang bùng nổ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ký các thỏa thuận hợp tác quân sự với hàng chục chính phủ trên lục địa này. Dưới đây là một số lý do tại sao rất nhiều quốc gia châu Phi đang quay sang Thổ Nhĩ Kỳ để mua vũ khí.
Trong cuộc đảo chính hôm 30/9 vừa qua ở Burkina Faso, hình ảnh một số người biểu tình đốt cờ Pháp trong khi số khác vẫy cờ Nga được xem là minh chứng cho một cuộc chiến giữa Moscow - phương Tây đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp lục địa châu Phi.