Dịch tả lợn châu Phi từng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2019, đặc biệt là với các hộ nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nhờ áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và thành công trong nghiên cứu vaccine, dịch bệnh đã được khống chế.
Tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là thực phẩm, thuốc, đang phức tạp. Các cơ quan đang đồng loạt vào cuộc hoàn thiện pháp luật, xử lý mạnh để triệt sạch hàng giả khỏi thị trường.
Sau khi một cựu nhân viên tố cáo Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam thu mua và bán thịt heo bệnh ra thị trường, Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tại Sóc Trăng và Hậu Giang. Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đề nghị Bộ Công an phối hợp làm rõ thông tin Công ty C.P. Việt Nam bị tố bán thịt bẩn.
Thông tin thịt lợn của C.P Việt Nam nghi nhiễm bệnh vẫn được tuồn ra thị trường gây bức xúc dư luận. Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định sẽ kiên quyết xử lý đến cùng, thậm chí đề nghị Bộ Công an vào cuộc để làm rõ.
Xử lý thịt heo bẩn cho cá ăn, theo cách giải thích của C.P. Việt Nam, là hoàn toàn trái quy định.
Cuối năm 2024, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (địa chỉ tại lô 39, đường 2A, Khu công nghiệp Biên Hòa II, phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính tổng cộng 790 triệu đồng do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Hình ảnh thịt heo bị nổi nhiều nốt đỏ trong nội dung mà người dân tố cáo Công ty C.P bán thịt heo bệnh ra thị trường nhưng lại được đóng dấu vuông, dấu kiểm soát giết mổ, khiến nhiều người thắc mắc.
Sáng 3/6, tại buổi thông tin báo chí định kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT), Thứ trưởng Bộ NN-MT yêu cầu Cục Chăn nuôi và Thú y hoàn thiện hồ sơ kiểm tra quy trình giết mổ của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam để chuyển cơ quan công an điều tra.
Thứ trưởng Bộ NN-MT yêu cầu Cục Chăn nuôi và Thú y hoàn thiện hồ sơ kiểm tra quy trình giết mổ của C.P. để chuyển cơ quan công an điều tra.
Ngày 30/5/2025, giá heo hơi tiếp tục ghi nhận đà tăng tại nhiều khu vực trên cả nước, dao động trong khoảng từ 67.000 đến 76.000 đồng/kg.
Hà Nội đang từng bước xây dựng một hệ sinh thái thực phẩm an toàn, minh bạch, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển nông nghiệp bền vững.
Công an tỉnh Thái Bình khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác với các hành vi lôi kéo kinh doanh, buôn bán loài sinh vật ngoại lai tôm hùm đất trên không gian mạng.
Quá trình điều tra xác định cựu cán bộ Chi cục Thú y Vùng VI đã nhận tiền để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu trái phép sản phẩm động vật để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cơ quan Hải quan đang điều tra một lô hàng cá hồi nhập khẩu có dấu hiệu nghi vấn sau khi nhận được cảnh báo từ phía Hải quan Argentina.
Các bị can bị cáo buộc, quá trình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ Châu Âu, đã đưa hối lộ cho cán bộ tại Chi cục Thú y Vùng VI nhằm nhập khẩu lô hàng trót lọt.
Theo Chi cục Chăn nuôi thú y (CNTY), dù đến nay dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã cơ bản khống chế nhưng dự báo nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát trên địa bàn thành phố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, ngành CNTY đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phòng, chống DTLCP.
Hà Nội là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Do đó, ngay từ đầu năm 2025, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã quyết liệt tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, bảo đảm an toàn, phát triển ổn định.
Cục Trồng trọt hợp nhất với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y hợp nhất với Cục Chăn nuôi, Cục Lâm nghiệp hợp nhất với Cục Kiểm lâm. Nhiều Cục khác của ngành nông nghiệp cũng hợp nhất. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký quyết bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị này.
Chấn chỉnh tình trạng lơ là, chủ quan trong tiêm phòng vaccine dẫn tới thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi trong năm 2024, tỉnh Bắc Kạn vừa chỉ đạo sẽ không hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho các hộ lơ là khai báo và tiêm phòng vaccine cho vật nuôi trong năm 2025.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cảnh báo, dịch cúm gia cầm thường bùng phát vào khoảng tháng 2 và 3 hàng năm với nguy cơ cao trong năm 2025, trong bối cảnh tình hình cúm gia cầm trên thế giới diễn biến phức tạp.
Ngày 23/2, theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thú y vùng III (Cục Thú y) vừa công bố kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trên lợn (máu, biểu mô) tại chuồng chăn nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Bang (khu 4, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, phát hiện virus lở mồm long móng serotype O trong mẫu kiểm tra.
Cơ quan chức năng vừa công bố kết quả xét nghiệm, xác định ổ dịch lở mồm long móng trên đàn lợn ở xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Cần thêm nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Halal toàn cầu với hơn 2,2 tỉ người tiêu dùng
Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Hằng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5- 4 tỷ USD.
Theo Cục Thú y, năm 2024, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc và gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi.
Nhiều địa phương có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, kêu gọi 'đại bàng vào đẻ trứng vàng' trong lĩnh vực chăn nuôi, nhưng lại để diễn ra phổ biến tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật. Như vậy, môi trường đầu tư của địa phương sẽ rất hạn chế.
Bức xúc trước tình trạng nhập lậu động vật qua biên giới, cả Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phó Cục trưởng Cục C05 (Bộ Công an) đều phải thốt lên rằng: 'Người dân ngang nhiên lùa trâu bò lậu qua biên giới. Xe tải ngang nhiên chở gia súc lậu qua biên giới, chạy ầm ầm suốt đêm, thế mà địa phương vẫn cãi: Không có chuyện nhập lậu động vật'…
Dù lực lượng chức năng đã tiến hành các biện pháp kiểm tra, bắt giữ liên tục nhưng tình hình nhập lậu, buôn bán và vận chuyển trái phép động vật vẫn không giảm.
Chiều 21-1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến Phòng chống nhập lậu, buôn bán và vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Mặc dù lực lượng chức năng đã tiến hành các biện pháp kiểm tra, bắt giữ liên tục, nhưng tình hình nhập lậu, buôn bán và vận chuyển trái phép động vật vẫn không giảm. Tình trạng buôn lậu động vật, sản phẩm động vật gây hậu quả lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Nhiều địa phương có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, kêu gọi 'đại bàng vào đẻ trứng vàng' trong lĩnh vực chăn nuôi, nhưng lại để diễn ra phổ biến tình trạng vận chuyển trái phép động vật.
Trong hai ngày 14 và 15/1, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Y tế tổ chức Hội nghị chuyên đề phối hợp đa ngành trong phòng, chống kháng thuốc với chủ đề: Chia sẻ dữ liệu - Dẫn lối tương lai.
Cục trưởng Thú y Nguyễn Văn Long nhấn mạnh, việc chống kháng thuốc ở Việt Nam sẽ phải có sự phối hợp đa ngành, liên ngành, giữa trung ương với địa phương, giữa doanh nghiệp với hiệp hội, nhà sản xuất, đặc biệt Việt Nam sẽ cần sự phối hợp, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế.
Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, kéo theo nỗi lo về thực phẩm không an toàn, nhất là thịt gia súc, gia cầm. Xung quanh vấn đề này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Long (ảnh), Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) để làm rõ một số vấn đề mà dư luận và người tiêu dùng quan tâm.
Việc chủ động từ sớm, từ xa, so với cùng kỳ năm ngoái nguồn cung thịt lợn năm nay cơ bản ổn định và đảm bảo nguồn cung đủ cho thị trường, nhất là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cục Thú y cho biết, năm 2024, dịch bệnh trên động vật cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, sắp tới là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến đàn gia súc, gia cầm, cho nên nguy cơ dịch bệnh xảy ra rất cao. Các địa phương cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp phòng chống một số bệnh nguy hiểm ở động vật.