Hoạt động báo chí cùng thời với Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng…, có người về sau đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu sự giàu đẹp của tiếng Việt
Ngày con bé Xuyến ra đời, cha nó đón nhận với vẻ thờ ơ. Ông là con độc đinh, muốn cha mình được thấy đích tôn trước lúc qua đời. Từ trạm xá về là ông đi biệt mù cà cưỡng, cả làng quê phía hạ lưu sông Hương tê tái đi tìm mà không thấy bóng ông. Bà ngoại Xuyến thương con gái, đưa hai mẹ con về nuôi. Vài năm sau có người tử tế ngỏ lời, không chờ đợi được con người bạc nghĩa đã bặt tăm đó, không cần giấy tờ, đơn trương để bỏ, bà gả con gái và lãnh phần nuôi cháu ngoại. Thương yêu chăm bẵm cháu chưa bao năm thì bỗng nhiên bà ngã bệnh, chỉ một ngày là tìm về nằm bên ông ngoại, trên gò đất mênh mông nắng gió ngoài nghĩa địa làng.
Đã có một thời, phố phường Hà Nội réo rắt tiếng chim. Trẻ nhỏ còn nuôi những con chim non lạc bầy, đợi tới khi đủ lông đủ cánh thì thả chúng về với đàn.
Bất chấp quy định của pháp luật, tình trạng săn bắt, mua bán chim rừng vẫn diễn ra phổ biến trên nhiều tuyến đường tại TPHCM. Không chỉ có các loại chim dùng để phóng sinh, giết thịt, nhiều loại chim làm kiểng, chim săn mồi quý, hiếm nằm trong 'Sách Đỏ' có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng bị rao bán công khai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và hoạt động bảo vệ thiên nhiên, khiến dư luận bức xúc. Nhìn những con chim bị 'cầm tù' liên tục ngọ nguậy trong những chiếc lồng chật chội cất 'tiếng khóc' muốn trở về rừng mà xót xa.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo đông con ở vùng chiêm trũng của tỉnh Hà Đông cũ, lớn lên sau lũy tre làng và những con đường nhỏ gồ ghề bậc thang đầy vết chân trâu.
Ông ngoại phe phẩy quạt với chiếc võng. Buổi chiều hè nắng oi ả. Ông trở mình, mồ hôi rịn theo sống lưng. Trên vách, ông treo mấy tấm tranh vẽ chuyện Tam Quốc. Nếu không vì mấy bức vẽ này thì giờ này tôi đã loanh quanh ngoài vườn. Ông ra giá, nếu tôi không lang thang ngoài nắng, ông sẽ kể tiếp chuyện Tào Tháo.
Hoàng Vũ Thuật
Đàn ông luôn yếu đuối trước mẹ, cũng như mình những năm còn má, là một lần hôn lên vai má, là một lần ôm má, là một lần thủ thỉ với má về những ấu dại xa xưa. Có bấy nhiêu thôi mà muộn phiền trần gian tan biến cả...