Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan đề nghị Chính phủ và đặc biệt là Bộ Y tế có câu trả lời, đến chừng nào chúng ta sẽ bảo đảm được vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Nhiều địa phương đang hết sạch vắc-xin sởi, bạch hầu - ho gà - uốn ván thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng. Bộ Y tế cho biết việc thiếu một số loại vắc-xin miễn phí là do chưa hoàn thiện thủ tục đặt hàng, ký hợp đồng
Nguyên nhân thiếu một số loại vắc-xin sởi và DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) là do chưa hoàn thiện thủ tục đặt hàng, ký hợp đồng.
Theo Bộ Y tế cho biết, 3
Ông Đỗ Xuân Tuyên – Thứ trưởng Bộ Y tế – cho biết 3 loại vắc-xin phòng Covid-19 được nghiên cứu trong nước đều đang thử nghiệm lâm sàng và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Ngày 10/9, tại cuộc họp rà soát tiến độ sản xuất vắc-xin trong nước, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn yêu cầu các đơn vị liên quan 'làm ngày làm đêm, đẩy nhanh nhất tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin COVID-19 trong nước'.
Lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị nhóm nghiên cứu, nhà sản xuất bổ sung hồ sơ trước ngày 15-9 đối với vắc-xin Nano Covax để đánh giá khả năng cấp phép cấp khẩn cấp cho vắc-xin này.
Dù chuyên môn không phải là nghiên cứu vắc-xin, nhưng như duyên nợ đưa đẩy, PGS.TS Đinh Duy Kháng - Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam lại gắn bó với virus, vắc-xin suốt nhiều năm làm khoa học.
Dù Việt Nam đã đàm phán với nhiều đối tác, ký hợp đồng mua hàng trăm triệu liều, nhưng đến nay vaccine Covid-19 vẫn về rất chậm. Để tạo nguồn cung vaccine phục vụ việc tạo miễn dịch cộng đồng sớm nhất có thể, cơ quan chức năng đang dồn lực thực hiện đồng bộ giải pháp 'kiềng ba chân', vừa mua, nhập khẩu, vừa tiến hành chuyển giao công nghệ để sản xuất, nhất là đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Y tế nghiên cứu, chỉ đạo cấp phép, sử dụng vaccine theo hướng giảm quy trình, thủ tục hành chính, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ theo quy định, thẩm quyền. Các nhà sản xuất trong nước chuẩn bị gì cho chặng nước rút?
Chiều 16/8 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo. Tại cuộc họp, các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo, chuyên gia nhận định, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với các biện pháp phòng, chống mạnh mẽ: phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch - điều trị, một trong những chủ trương căn bản, mang tính chiến lược để đưa cuộc sống trở lại bình thường là mọi người dân đều được tiếp cận vắc-xin phòng Covid-19. Cho đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 130 triệu liều vắc-xin phòng dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu muốn tiêm chủng cho 75% dân số như mục tiêu đề ra, sẽ cần bổ sung thêm 20 triệu liều nữa.
Một tập đoàn trong nước đã đàm phán với phía Mỹ để sản xuất vắc-xin Covid-19 tiêm 1 liều từ tinh chất mRNA. Trong khi đó, Bộ Y tế tiếp cận nhiều nguồn vắc-xin, ký hợp đồng mua 31 triệu liều của Pfizer-BioNTech trong năm nay
Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh tiêm vắc-xin Covid-19 cho 326 nhân viên
Covivac là vắc-xin thứ 2 của Việt Nam tham gia thử nghiệm lâm sàng sau Nano Covax (đã hoàn thành giai đoạn 2). Sắp tới, Việt Nam có thêm vắc-xin của công ty Vabiotech thử nghiệm giai đoạn 1.
Bộ Y tế cho biết trong ngày 12-4, cả nước có 12 người mắc Covid-19 ghi nhận tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Kiên Giang (người bệnh từ thứ 2.694 đến 2.705). Đây là các ca bệnh nhập cảnh, được cách ly ngay. Những người mắc mới này hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở Đông Anh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Y tế TP Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Theo kế hoạch, hôm nay (15-3), các đơn vị liên quan thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Covivac (do Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế nghiên cứu) trên nhóm sáu người đầu tiên. Đây là vắc-xin thứ hai do Việt Nam nghiên cứu, sản xuất được thử nghiệm lâm sàng. Hiện nhóm nghiên cứu đã tuyển đủ tổng số 120 người tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Covivac cho giai đoạn đầu.
Khi triển khai tiêm vắc-xin phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể, nếu có bất kỳ sự cố nào, dù nhỏ, cũng phải bình tĩnh xử lý.
Sáng 5/3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết, dự kiến, ngày 8/3, những liều vắc-xin đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân.
Sáng 5-3, nước ta không có thêm ca mắc mới Covid-19. Hôm nay Hải Dương sẽ xét nghiệm SARS-CoV-2 cho lái xe, học sinh, sinh viên ở Hải Dương đang theo học tại các tỉnh, thành phố khác.
Sáng nay, 5/3 Trung tâm Dược lý lâm sàng (Trường Đại học Y Hà Nội) - đơn vị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc-xin made in Việt Nam thứ 2- COVIVAC sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các tình nguyện viên.
Việt Nam đã chữa khỏi 1.804 bệnh nhân, trên tổng số ca mắc Covid-19 ở nước ta tính đến ngày 25-2 là 2.420 ca, trong đó hơn 80% khỏi bệnh sau hơn 1 tuần điều trị. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận từ lực lượng phòng chống dịch của ngành y, trong đó có đóng góp rất lớn của những đặc nhiệm áo blouse nơi tuyến đầu.
Vắc xin Covivac là vắc xin ngừa COVID -19 thứ 2 của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm trên người sớm hơn dự kiến 2 tháng.
Bộ Y tế chiều 19-1 cho biết ca mắc Covid-19 mới nhất được phát hiện ở Đà Nẵng. Hiện Bộ Y tế đã chính thức cho phép thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Covid-19 thứ 2 tại Việt Nam.
Vắc-xin ngừa Covid-19 thứ 2 của Việt Nam dự kiến sẽ đưa vào thử nghiệm trên người tình nguyện sớm hơn dự kiến ban đầu gần 2 tháng. Vắc-xin Covid-19 này do Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (Nha Trang) sản xuất.
Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý dịch chuyển vị trí thiết kế nút giao thông và đường nối cao tốc bắc - nam với Tỉnh lộ 3 về phía bắc so với thiết kế để tránh khu đất của Trại chăn nuôi Suối Dầu (Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế).