Năng suất lao động Việt Nam đang tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm. Điều này cho thấy Việt Nam cần phải có nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong việc cải thiện năng suất quốc gia...
ThS. CAO HOÀNG LONG, Viện Năng suất Việt Nam
Nâng cao năng suất dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế của Việt Nam chuyển sang hướng nền kinh tế đổi mới.
'Với mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho triển khai cải tiến liên tục Kaizen trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp, năm 2020, Viện Năng suất Việt Nam triển khai dự án hỗ trợ thực hành phương pháp cải tiến liên tục Kaizen cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp'.
Doanh thu tăng 20%, trong đó các mặt hàng trọng điểm tăng từ 30-50%; tỷ lệ giao hàng đúng hạn 100%; năng suất lao động bình quân tăng từ 15-20%... đây là những kết quả mà Công ty Cổ phần Sản xuất Vita thu được sau một thời gian áp dụng mô hình năng suất tổng thể do Bộ Công Thương tài trợ và Viện Năng suất Việt Nam triển khai.
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một trong những giải pháp then chốt, giúp doanh nghiệp đứng vững và nâng cao vị thế trên thị trường.
Là bệnh viện hạng II, tuyến tỉnh với quy mô 200 giường bệnh, những năm qua Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghi Sơn đã không ngừng đổi mới để phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.
Nhận thức được những lợi ích của chương trình 5S mang lại, Cơ quan Điều hành Tổng Công ty Khí Việt Nam (CQĐH TCT) đã bắt đầu áp dụng và xây dựng 5S từ tháng 6/2020. Chỉ trong một thời gian ngắn, chương trình đã nhanh chóng tạo hiệu quả thực tế, giúp cải thiện môi trường làm việc, hỗ trợ tích cực cho người lao động và đề cao Văn hóa doanh nghiệp.
Tham gia Dự án Áp dụng mô hình tổng thể cải tiến năng suất và chất lượng của Bộ Công Thương giúp Công ty CP Cơ điện Tomeco đạt nhiều kết quả bất ngờ - doanh thu tăng 17%, giá trị xuất khẩu tăng trên 100% trong năm 2019.
Sau khi gặp các chuyên gia từ Viện Năng suất Việt Nam, hướng nhìn đã thay đổi. Hơn 6 tháng thực hiện cải tiến, Thánh Gióng đã thu được nhiều thành công cũng như nhiều bài học, tạo đà cải tiến liên tục trong giai đoạn tới giúp Công ty vượt qua khủng hoảng và ảnh hưởng của Covid-19.
Chọn lĩnh vực sản xuất giầy da để tham gia dự án Mô hình năng suất tổng thể do Bộ Công Thương hỗ trợ, chỉ sau 3 tháng, Công ty Cổ phần 26 đã nhận quả ngọt của quá trình cải tiến.
Là một công ty liên doanh với sản phẩm mang thương hiệu quốc tế, nên ngay từ năm 2000, Công ty TNHH NatSteelVina đã triển khai áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và liên tục cho đến hiện nay.
Thời gian gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của phần lớn doanh nghiệp (DN) chịu thiệt hại đáng kể do tác động của dịch Covid-19. Vậy, DN cần làm gì trong bối cảnh hiện nay? Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với bà Vũ Hồng Dân, Trưởng phòng Tư vấn cải tiến năng suất, Viện Năng suất Việt Nam xoay quanh vấn đề này.
Sau 2 năm tham gia Dự án năng suất tổng thể năm 2018 của Bộ Công Thương, đến nay, Công ty TNHH Tương Lai không chỉ tiết giảm chi phí, mà còn tăng 20% năng suất lao động. Không chỉ có vậy, Công ty còn được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao sự tiến bộ về thời hạn giao hàng, xử lý yêu cầu phúc đáp của khách hàng nhanh hơn...
Sau gần 2 năm tham gia Chương trình hỗ trợ của Bộ Công Thương về áp dụng thí điểm Mô hình cải tiến năng suất tổng thể (TPI) giai đoạn 2019-2020, nỗ lực cải tiến trụ cột 'Nâng cao hiệu quả thiết bị, công nghệ' của Công ty Cổ phần Dây cáp điện CADIVI (CADIVI Tân Á) đã đạt được kết quả vượt bậc. Theo đó, chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE) tăng trung bình 20 điểm phần trăm, đặc biệt có máy tăng 33 điểm phần trăm, giúp hiệu suất chung của nhà máy đạt trên 70%...
Xác định được trọng tâm để cải tiến theo mô hình năng suất tổng thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược cải tiến năng suất của một doanh nghiệp.
Viện Năng suất Việt Nam vừa có buổi làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh nhằm đánh giá tình hình triển khai Đề án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của phần lớn doanh nghiệp (DN) chịu ảnh hưởng đáng kể. Trước tình hình đó, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Viện Năng suất Việt Nam vừa triển khai chương trình của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng năng suất trong và sau đại dịch Covid-2019. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hành các giải pháp cải tiến năng suất, chất lượng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.