Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.
Đối với người Jrai, cồng chiêng là một nét văn hóa đặc biệt quan trọng gắn liền với cuộc sống của buôn làng, của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi về với cõi A Tâu.
Phú Yên được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đường bờ biển dài tới 189km, với hàng loạt thắng cảnh nổi bật như gành Đá Đĩa - Di tích quốc gia đặc biệt, vịnh Xuân Đài, bãi Xép, hải đăng Đại Lãnh, đầm Ô Loan… Địa phương này còn sở hữu nền văn hóa Chăm Pa lâu đời, nhiều di tích lịch sử và kho tàng ẩm thực phong phú, mang đậm hương vị biển miền Trung.
Tôi đến Vân Đồn (Quảng Ninh) như một khách phương xa, nhưng lại mang tâm thế của kẻ đã thuộc về nơi ấy tự bao giờ. Câu thơ của cụ Nguyễn Trãi gần 600 năm trước khi qua vùng biên cương gấm vóc vang vọng đâu đây, như thúc giục: 'Đường Vân Đồn núi rồi lại núi - Kỳ quan này đất nối trời xây'.
Đúng 6h sáng hôm nay (1/7), 9 ngôi chùa ở Trường Sa đã đồng loạt thỉnh 3 hồi chuông vang vọng, vượt sóng gió đại dương để cầu quốc thái dân an, khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc và chào mừng ngày 'sắp xếp lại giang sơn' của tổ quốc Việt Nam.
Tiếng chuông - trống thanh âm trầm bổng, thiêng liêng của hàng vạn ngôi chùa lớn nhỏ khắp đất nước vang dội lên thinh không, khiến đất trời như giao hòa linh thiêng đưa đất nước tiến vào thời khắc mới - Kỷ nguyên vươn mình.
'Nhân dân' đã trở thành từ khóa được nhắc nhiều lần nhất trong phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong suốt ngày hội 'Sắp xếp lại giang sơn' hôm qua 30/6.
Đúng 6 giờ sáng 1-7, khắp Đà Nẵng vang vọng tiếng chuông trống bát nhã, cầu quốc thái dân an.
Từ một vùng quê nghèo thuần nông, sau hơn 60 năm, xã Vĩnh Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đã vươn mình trở thành điểm sáng trong hành trình hiện thực hóa lời Bác bằng chính nội lực, ý chí và trí tuệ nhân dân. Mỗi công trình, mỗi đổi thay hôm nay đều thấm đẫm tinh thần của cuộc gặp gỡ thiêng liêng năm 1961 - khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Hợp tác xã Vĩnh Thành và để lại những lời căn dặn đi cùng năm tháng.
Tối 27.6, tại Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM, sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn đã tổ chức chương trình giao lưu, giới thiệu nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ với chủ đề 'Vang vọng'.
Mang trên mình hai màu áo - màu xanh tình nguyện của tuổi trẻ và màu trắng biểu tượng của ngành Y, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông đã có mặt tại xã Quân Hà, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trong chiến dịch Mùa hè xanh 2025. Giữa núi rừng xa xôi, những chiến sĩ tình nguyện khoác blouse trắng đã thắp sáng những con đường và cả niềm tin yêu giữa bản làng vùng cao.
Không gian lễ hội bên Hồ Lắk (tỉnh Đắk Lắk) vang vọng tiếng cồng chiêng, rộn ràng nhịp trống và những bước chân trầm hùng của đàn voi rừng trong một dịp hội đặc biệt của người M'nông, những chủ nhân lâu đời của vùng đất này. Trên mặt hồ mênh mang gió và nền trời xanh thẳm, hình ảnh voi và người hòa quyện trong nhịp sống đại ngàn tạo nên bức tranh vừa hùng vĩ vừa chan chứa cảm xúc. Không chỉ là ngày hội, đây còn là lời khẳng định cho sức sống mới của vùng đất Tây Nguyên, nơi con người sống hòa thuận với thiên nhiên, tôn vinh di sản văn hóa.
Sau 12 ngày giao tranh dữ dội, cuộc xung đột giữa Israel và Iran đã kết thúc, với tuyên bố chiến thắng từ cả 2 phía. Tuy nhiên, trạng thái hòa bình sau thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên là rất mong manh.
Mỗi khi trăng thu soi sáng rừng già Như Xuân, tiếng chày giã cốm lại vang vọng như lời thì thầm của đất trời. Trong thứ âm thanh trầm đục mà sâu lắng ấy, tiếng hát dân ca người Thổ ngân lên mộc mạc, đằm thắm và tha thiết như chính tấm lòng của những con người gắn bó với rừng xanh, suối bạc. Đó không chỉ là âm nhạc, mà là di sản sống, là linh hồn văn hóa đang được gìn giữ bằng cả yêu thương và niềm tự hào.
Còn gì éo le hơn khi là một diễn viên tài năng, giành nhiều giải thưởng diễn xuất nhưng cô gái này nhiều lần không được xem phim mà mình đóng. Vì sao lại có chuyện oái oăm này?
Giữa những ngọn núi mờ sương, tiếng hát then và đàn tính vẫn vang vọng mỗi tối cuối tuần ở xóm Bản Nưa, xã Nghinh Tường (Võ Nhai). Không chỉ là âm nhạc, đó còn là sợi dây gắn kết thế hệ, là tâm huyết của những thế hệ mang tình yêu sâu đậm với văn hóa Tày.
Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được 'làm mới' và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Ngày 21/6, Sun World Fansipan Legend ra mắt show diễn thể nghiệm 'Đỉnh thiêng du ký', mở ra không gian thưởng lãm nghệ thuật đặc sắc từ lưng chừng núi lên đến đỉnh cao hơn 3.143m.
Gắn bó mật thiết với Lễ hội Cầu ngư mỗi độ xuân về của cư dân ven biển miền Trung, hát Bả trạo không chỉ là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo mà còn là nghi thức tâm linh thiêng liêng, gửi gắm niềm tin, sự tri ân với biển cả.
Tối 22-6, Tuần lễ Văn hóa, du lịch và ẩm thực Đồng Nai năm 2025 (Tuần lễ VHDLAT) đã bế mạc sau 3 ngày diễn ra.
Nửa đầu năm 2025, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Đáng chú ý nhất, Di tích Tháp Bà Pô Nagar (Tháp Bà Ponagar) vinh dự được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào ngày 17.1.2025, khẳng định vị thế nổi bật của công trình kiến trúc cổ kính này.
Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, khi tiếng bom gầm trên bầu trời miền Bắc và mặt trận truyền thông nóng lên không kém trận địa quân sự, có những giọng nói vang vọng qua làn sóng phát thanh đã trở thành một phần không thể tách rời của lịch sử.
Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo – hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trong cả nước.
Chiều 21.6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc 2025 đã diễn ra trang trọng, khép lại chuỗi hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Kể từ khi tờ báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra đời cách đây tròn 1 thế kỷ, báo chí cách mạng Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc trong mỗi trận chiến giành độc lập, giữ vững chủ quyền, cũng như đã và đang góp phần thắp sáng niềm tin, ngọn lửa dẫn đường trong hành trình dựng xây một nước Việt Nam hùng cường và nhân văn.
Rực rỡ và kiêu sa nhất trong thế giới các loài chim, công xanh (Pavo muticus), nổi bật bởi bộ lông thướt tha, óng ánh và tiếng kêu vang vọng trong rừng già.
'Tạm biệt thành phố thân thương, tôi lên đường làm Công an xã. Không ngại đường xa, gian khổ vượt qua…', những ca từ trong sáng, vui tươi của ca khúc 'Tôi làm Công an xã' do nhạc sĩ Bùi Lê Văn sáng tác cứ vang vọng trong tôi khi viết bài về lực lượng này.
Chiều 16/6, tại Phòng Hòa nhạc lớn – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định công nhận chức vụ Giám đốc Học viện đối với TS.NSND Đỗ Quốc Hưng.
Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), ngày 16/6, tại Hà Nội, Ban biên tập và Chi hội Tạp chí Năng lượng Mới - PetroTimes đã tổ chức chương trình tham quan, tìm hiểu tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Đoàn do Nhà báo Phạm Thuận Thiên – Tổng biên tập Tạp chí dẫn đầu, cùng sự tham gia của đông đảo cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí.
Bên dòng Thu Bồn thơ mộng, hơn 400 năm qua, ngọn lửa đúc đồng của làng Phước Kiều vẫn luôn rực đỏ. Ngọn lửa ấy không chỉ giữ gìn một nghề thủ công cổ truyền, mà còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt – bền bỉ như tiếng chiêng đồng vang vọng giữa núi rừng, ấm nóng như lòng người gắn bó với nghề qua bao thế hệ.
Ghé thăm nhà anh Rơ Châm Van (làng Bồ, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) đúng lúc anh cùng các thành viên 'gạo cội' của đội cồng chiêng ở làng đang chỉnh những chiếc chiêng sau chuyến đi trình diễn trở về, chúng tôi phần nào cảm nhận được sự tâm huyết của họ với văn hóa truyền thống của dân tộc.
HNN - Tháng Năm, nắng đổ lửa trên mái ngói sân trường. Mỗi năm, mùa hè lại trở về, nhưng chỉ có một mùa hè ấy là mãi mãi ở lại trong tôi, mùa hè của năm cuối THPT. Trường THPT của tôi nằm khuất sau hàng phượng vĩ, mỗi mùa hè đến lại cháy rực một màu đỏ ấm áp. Cái sân trường nhỏ xíu, lác đác những tiếng cười đùa vang vọng buổi trưa nắng gắt. Trong cái không gian đầy kỷ niệm đó, tôi đã gặp Phượng.
Ở một góc phố nhỏ của Hà Nội, tiếng búa gõ đều đặn lên những tấm đồng vẫn vang lên mỗi ngày. Âm thanh ấy dù nhỏ bé giữa ồn ào phố thị, lại vang vọng như nhịp đập bền bỉ của một nghề cổ xưa, đang được thổi một luồng sinh khí mới.
Bộ sưu tập Đàn đá Đắk Sơn (Đắk Nông) được công nhận là Bảo vật quốc gia, góp phần làm rõ mốc phát triển đầu tiên của âm nhạc dân tộc.
Trầm ấm và đầy bí ẩn, ki pah là một biểu tượng văn hóa sâu sắc mà người Êđê ở Tây Nguyên dùng để giao tiếp với thần linh và dẫn dắt những nghi lễ thiêng liêng nhất. Không rộn ràng như tiếng cồng, không du dương như tiếng sáo, nhạc cụ ki pah có âm thanh trầm ấm, vang vọng, mang theo hơi thở của đất, của cây, của gió giữa không gian đại ngàn.
Đất Hà thành ngàn năm văn vật, mỗi độ vào hè lại khởi lên tiếng trống trường vang vọng, rộn rã của các kỳ thi, ngưỡng cửa khiến biết bao gia đình hồi hộp, các sĩ tử mang theo mồ hôi và ước mơ bước vào cuộc đua khốc liệt.
Ngọc Khương
'GOm show', dự án nghệ thuật âm nhạc lấy cảm hứng gốm, kết hợp giữa âm nhạc bản địa và hệ thống nhạc cụ sáng tạo được chế tác từ gốm, đất nung, tre, nước... sẽ được công diễn vào ngày 28 và 29/6/2025, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Sau 325 năm, tên tuổi Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vẫn vang vọng, nhắc nhở về một thời kỳ lịch sử hào hùng và tầm vóc của người đã đặt nền móng cho sự phát triển của vùng đất phương Nam.
Giữa những triền núi xanh ngát của huyện Đam Rông, nơi có dòng Krông Nô vẫn ngày ngày miệt mài chảy qua những buôn làng nhỏ bé, đồng bào dân tộc M'Nông, K'Ho ở các xã Đạ M'Rông, Đạ Tông, Đạ Long vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền nối những giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay.
Giữa những triền núi xanh ngát của huyện Đam Rông, nơi có dòng Krông Nô vẫn ngày ngày miệt mài chảy qua những buôn làng nhỏ bé, đồng bào dân tộc M'Nông, K'Ho ở các xã Đạ M'Rông, Đạ Tông, Đạ Long vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền nối những giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay.
Cây nêu một biểu tượng văn hóa thiêng liêng, giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của đồng bào Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam. Không chỉ là nhịp cầu kết nối giữa con người với thế giới thần linh, cây nêu còn là tác phẩm mỹ thuật dân gian, kết tinh vẻ đẹp, trí tuệ sáng tạo và bản sắc văn hóa của người Cơ Tu.