Trong 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng điều xuất khẩu đạt 346,8 nghìn tấn và giá trị xuất khẩu là 2,36 tỷ USD, giảm 2,7% về khối lượng nhưng tăng 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
6 tháng năm 2025, xuất khẩu điều đạt 2,36 tỷ USD. Đáng chú ý, tháng 5/2025, xuất khẩu điều sang Trung Quốc đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam 5 tháng đầu năm 2025 đạt 1,884 tỷ USD, tăng 19,1% giá trị dù lượng, giảm 5,4%. Thị trường Mỹ giảm nhẹ do thuế 10%, nhưng giá điều thô giảm và nhu cầu cuối năm tăng kỳ vọng giữ vững kim ngạch.
Việc chậm áp dụng biện pháp kiểm soát nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, cùng với đó là những quy định mới chưa thật sự phù hợp trong một số dự thảo nghị định (liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại điện tử) có thể tạo 'lỗ hổng' thiết kế chính sách và gây bất lợi cho hàng hóa nội địa trước hàng hóa nhập khẩu.
Ngày 22/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Theo số liệu của Cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 195,6 nghìn tấn hạt điều, trị giá 1,33 tỷ USD, giảm 10% về lượng, nhưng tăng 14,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam với 23,75 nghìn tấn trong tháng 4/2025.
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, trong tháng 4-2025, Việt Nam đã nhập khẩu 480 ngàn tấn hạt điều, trị giá hơn 732 triệu USD.
Vị thế hàng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực như hạt điều, hồ tiêu, cà phê của Việt Nam đang bị lung lay, thậm chí mất thị phần. Nếu 'bắt mạch' kỹ sẽ thấy, những khúc mắc từ việc cạnh tranh không công bằng đến điểm nghẽn về nguyên liệu, một khi chậm khắc phục sẽ trở nên khó cứu vãn.
Đối mặt với nguy cơ từ các rào cản thương mại và việc áp thuế đối ứng của Mỹ, nhiều doanh nghiệp chủ động xoay trục thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đa dạng hóa đơn hàng, nhằm giảm phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.
Trong gần 10 năm qua, Hoa Kỳ luôn là thị trường số 1 của ngành điều Việt Nam, chiếm khoảng 25-27% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên quý 1/2025, xuất khẩu điều sang Hoa Kỳ giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước…
Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.
Tuy khá bất ngờ về mức thuế đối ứng mà Mỹ mới công bố, song các doanh nghiệp Việt đều xác định phải chủ động, nhanh chóng thích ứng bằng nhiều giải pháp, thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị, không chờ đến khi có biến động mới hành động.
Tuyên bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump đặt ra thách thức không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu của nước ta, nhưng cũng chính là thời điểm để các doanh nghiệp Việt nhìn nhận lại chiến lược phát triển và tìm ra những cơ hội mới vươn lên phát triển bền vững.
Theo ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, các nhà nhập khẩu từ Mỹ đã có cảnh báo đến doanh nghiệp điều Việt Nam trước tuyên bố áp thuế của Tổng thống Mỹ.
Việc chính quyền Mỹ quyết định áp thuế 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đang đòi hỏi hàng Việt xuất khẩu cần đẩy nhanh chiến lược đa dạng hóa thị trường với 'lá chắn' chiến lược từ các hiệp định thương mại tự do. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tự mở lối thoát nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), cho đến thời điểm hiện nay, mùa vụ điều ở Việt Nam và các nước khác diễn ra bình thường. Sản lượng điều thô trên thế giới dự báo tăng hơn do diện tích trồng mới đến thời kỳ thu hoạch.
Các ngân hàng sớm bắt tay vào việc đẩy mạnh hoạt động cho vay ngay từ những tháng đầu năm 2025 với nhiều gói vay lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, việc hấp thụ tín dụng của doanh nghiệp đang không bằng cùng kỳ năm 2024.
Xóa bỏ các quy định lỗi thời, chồng chéo hoặc không cần thiết, tạo điều kiện cho DN tiếp cận chính sách hỗ trợ, ưu đãi... sẽ tạo ra dư địa để phát triển kinh tế
Giá vàng nhẫn lên gần 94 triệu đồng mỗi lượng; kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN tăng hơn 25 lần; WB dự báo GDP Việt Nam năm 2025 có thể tăng 6,8%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 12/3.
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 2/2025, Việt Nam xuất khẩu 25.000 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 170,5 triệu USD.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 2-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 25 ngàn tấn hạt điều, trị giá 170,5 triệu USD.
Xuất khẩu hạt điều 2 tháng đầu năm 2025 giảm cả lượng và giá trị. Dự báo, từ tháng 4 - 5 trở đi, thị trường sẽ nhộn nhịp trở lại.
Xuất khẩu điều năm ngoái thu về 4,37 tỷ USD và năm nay đang hướng đến 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên diện tích trồng điều hiện đang giảm do giá trị không cao bằng các cây trồng khác. Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường quan tâm phát triển diện tích trồng điều, có chính sách cải tạo vườn điều để giúp ngành chủ động hơn về nguồn nguyên liệu.
Trước biến động khó lường của thị trường quốc tế, việc tìm được 'chìa khóa' để duy trì lợi thế cạnh tranh và 'giữ nhiệt' tăng trưởng xuất khẩu cho nông sản Việt là rất quan trọng. Điều này có thể thấy rõ từ một số mặt hàng chủ lực như điều, thủy sản, gạo…, hay như vai trò tiếp sức hay 'mở đường' của cơ quan chức năng.
Thủ tướng vừa ban hành Công điện số 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng chính sách xanh của EU. Tán thành với các giải pháp nêu trong Công điện, đại diện doanh nghiệp đề nghị Bộ Công Thương cần sớm tổ chức các cuộc tập huấn để giúp họ hiểu rõ hơn về các quy định có liên quan.
Cùng với việc thị trường tiêu thụ điều nhân tốt hơn, chính sách minh bạch từ các nước bán điều thô giúp ngành điều Việt Nam tự tin duy trì mức tăng trưởng cao năm 2025.
Không sốt giá như cà phê, hồ tiêu hay gạo nhưng ngành điều Việt Nam vẫn âm thầm 'ôm' về kỷ lục xuất khẩu 4,34 tỷ USD năm 2024, đồng thời giữ vững vị thế nhà cung ứng số 1 thế giới trong suốt 18 năm.
Năm 2024, Việt nam đã xuất khẩu được hơn 765.000 tấn điều nhân, giá trị thu về là 4,6 tỉ đô la Mỹ, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với gần 935 triệu đô la, tương đương 20,5% giá trị xuất khẩu.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 724.000 tấn hạt điều nhân, thu về 4,34 tỷ USD. So với năm 2023, xuất khẩu điều chỉ tăng 12,4% về lượng nhưng tăng mạnh (19,2%) về giá trị.
Trong bối cảnh Việt Nam chưa có bất kỳ vườn điều đầu dòng nào được công nhận chính thức, việc xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về cây điều đầu dòng và vườn điều đầu dòng là cần thiết, theo Hiệp hội Điều Việt Nam.
Giữa 'mê hồn trận' giá hạt điều, người tiêu dùng khó tính chỉ có thể chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền và độ tin cậy đối với nhà sản xuất, kinh doanh
Hạt điều là một trong những mặt hàng thuộc 'câu lạc bộ xuất khẩu nông sản tỷ đôla' của Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nhân điều của Việt Nam luôn giữ vị trí số một thế giới.
Sản lượng điều thô trong nước chỉ đáp ứng từ 10-12% nhu cầu chế biến và xuất khẩu điều của Việt Nam. Một số doanh nghiệp ngành này đang cân nhắc chuyển nhà máy sang Campuchia, châu Phi để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào.
Hạt điều Việt Nam được dự báo sẽ lập kỷ lục xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm nay. Thế nhưng, báo động cũng được đưa ra cho ngành hàng này khi nguồn cung nguyên liệu lớn nhất là Campuchia đang phát triển thần tốc.
Trong 10 tháng năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được 613,5 nghìn tấn nhân điều chế biến, với trị giá 3,6 tỷ USD, tăng 18,7% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, ngành Điều Việt Nam không những giữ vững ngôi vị đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân trong nhiều năm liên tiếp, mà còn khẳng định được uy tín của thương hiệu trên thị trường quốc tế...
Việt Nam luôn giữ vị trí là nước chế biến, xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp điều đang bất an vì kẹt giữa việc xoay sở nguyên liệu, đơn hàng và tuân thủ các quy định.
Việc ông Donald Trump đắc cử trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ mở ra nhiều cơ hội cho một mặt hàng của Việt Nam phát triển. Dự báo trong những năm tới, ngành này có thể tăng trưởng cao.
Đến nay vẫn chưa có tiến triển tích cực trong sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP (Nghị định 09) về việc bổ sung i-ốt, sắt, kẽm vào muối, bột mì; hay như vướng mắc trong Nghị định 15 như 'vòng kim cô' siết chặt ngành điều; rồi đề xuất mới nhất về áp thuế tiêu thụ đặc biệt tới mức 40% với nước giải khát có đường. Tất cả dường như chậm được tiếp thu và tháo gỡ, khiến cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng bất an giữa 'bủa vây' bất cập chính sách.