Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á (ASEAN Schools Games) XIII năm 2024 chính thức bắt đầu vào ngày 1/6 tại Cung Thể thao Tiên Sơn, TP Đà Nẵng.
Bị yêu cầu kiểm tra doping, Hoàng Phi (TP.HCM) từng phải uống 3-4 lít nước, rồi lập tức siết cân cấp tốc trong 8 tiếng trước khi bước vào trận đấu tiếp theo ở Dubai.
Sáng 4/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với Cục TDTT (Bộ VH,TT&DL), Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức khai mạc Lớp tập huấn chuyên môn huấn luyện viên, trọng tài võ cổ truyền quốc gia năm 2024.
Sáng 21/3, tại Nhà thi đấu Trung tâm Thể thao tỉnh đường Hà Huy Tập, TP Huế diễn ra Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng học sinh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Với tâm huyết 'gieo mầm' tình yêu võ thuật với thế hệ trẻ, Trung tâm Đào tạo Võ thuật Năng khiếu Việt đã và đang nỗ lực tạo môi trường để các em có thể rèn luyện sức khỏe và hoàn thiện đạo đức.
Thanh Long Độc Kiếm, Thanh Long Đao Phá Trận, Long Hổ Hội hay Long Hoa Đao Pháp là những bài 'võ rồng' nổi tiếng của võ thuật Việt Nam.
Trong võ cổ truyền Việt Nam, hình tượng rồng đóng vai trò quan trọng. Có thể nhận ra điều đó qua các bài võ của nhiều môn phái, trong đó có các môn phái tại Hà Nội.
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, tối 2/2, tại trụ sở Vùng Lombardy ở trung tâm thành phố Milan, miền Bắc Italy, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã trang trọng tổ chức Tết cộng đồng 'Xuân Quê hương 2024', với sự tham dự của hơn 300 khách, gồm Phó Chủ tịch vùng Lombardy, ông Marco Alparone; đại diện các cơ quan vùng Lombardy; các cơ quan, bộ, ngành và các địa phương Italy, cùng bà con cộng đồng người Việt Nam, các gia đình nhận con nuôi Việt Nam và bạn bè Italy thân thiết.
Trong võ thuật Việt Nam, hình tượng Rồng (Long) được sử dụng khá nhiều bởi sự uy mãnh và uyển chuyển. Trước thềm Xuân Giáp Thìn, xin giới thiệu những công phu 'Võ Rồng' của Võ cổ truyền Việt Nam danh trấn thiên hạ.
Tối 19/1, Giải Võ cổ truyền tranh Cup Tây Sơn Xuân Bình lần thứ III năm 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể dục - thể thao.
Chiều 12/1, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tham dự chương trình biểu diễn võ thuật.
Chiều 12-1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tham dự chương trình biểu diễn võ thuật tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội)
Chương trình biểu diễn võ thuật gồm võ cổ truyền Việt Nam và Pencak-Silat, môn võ cổ truyền của Indonesia.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, chiều 12/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thưởng thức chương trình biểu diễn võ thuật, nghệ thuật do các vận động viên, chiến sỹ, nghệ sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam biểu diễn tại Cung thể thao Quần Ngựa. Điểm nhấn của chương trình là màn biểu diễn võ Pencak Silat và võ cổ truyền Việt Nam.
Võ sư Phạm Văn Thanh là truyền nhân cuối cùng của Long Hổ Hội, cũng là người sáng lập ra võ phái Long Phi Thanh. Võ phái là sự kết hợp tinh hoa tinh túy nhất trong hệ thống võ cổ truyền Việt Nam với những đòn thế quyền cước hết sức dị thường gây tổn thương và hạ gục đối thủ trong 1-2 chiêu thức.
Những năm qua, võ cổ truyền thu hút đông đảo thanh, thiếu niên tập luyện từ thành thị đến nông thôn. Nhiều câu lạc bộ (CLB) hoạt động hiệu quả, số lượng võ sinh tham gia tập luyện thường xuyên tăng cao.
Nhân thời điểm thành phố Geneva của Thụy Sĩ tổ chức sự kiện hàng năm có tên là Fête de l'Escalade, các câu lập bộ võ cổ truyền tại quốc gia châu Âu này đã tề tựu trong ngày 10/12 để tổ chức hoạt động gặp gỡ, thắt chặt giao lưu võ thuật và thúc đẩy kết nối.
Tối 14.11, giờ địa phương, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp thân mật ông Filipe Leite de Sousa, đại diện Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tại Bồ Đào Nha (WFVV).
Sáng 7/11, lễ giỗ lần thứ 12 của Đại lực sĩ - võ sư Hà Châu, người sáng lập môn phái Thiếu Lâm Hồng gia Hà Châu được tổ chức trang trọng tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Nhiều môn đệ các thế hệ đã tề tựu và biểu diễn những tuyệt chiêu của môn phái.
Lễ giỗ lần thứ 12 của võ sư Hà Châu đã được các thế hệ đệ tử tổ chức nhằm tri ân và ôn lại những dấu ấn cuộc đời của ông.
Những năm gần đây, phong trào thể dục, thể thao (TDTT) quần chúng trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển, thu hút nhiều đối tượng tham gia ở nhiều bộ môn khác nhau. Trong đó, các môn Võ thuật cổ truyền đã dần trở thành môn thể thao được nhiều người yêu thích, tham gia tập luyện. Qua đó, không chỉ giúp người dân tăng cường sức khỏe mà còn góp phần hưởng ứng cuộc vận động 'Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại'.
Ngày 28/10/2023, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội năm 2023, với sự tham gia của gần 2.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội.
Ngày 28/10, tại Hà Nội diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội năm 2023, với sự tham gia của gần 2.000 người cao tuổi khắp các quận, huyện.
Lý lịch di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia xác định Vovinam - Việt Võ đạo thuộc nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian…
Đội tuyển võ thuật của Công an Hà Nội đã biểu diễn nhiều thế võ đẹp mắt, khả năng hiệp đồng chiến đấu và sức mạnh trấn áp tội phạm và biểu diễn bài võ Mai hoa quyền 52 động tác tại Hội thi Điều lệnh, quận sự, võ thuật Công an nhân dân năm 2023.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, phát biểu tại Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023), Đại sứ Việt Nam tại Algeria Trần Quốc Khánh khẳng định Việt Nam và Algeria là hai nước anh em gắn bó với nhau bằng mối quan hệ hữu nghị truyền thống.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Việt Nam tại Algeria, Đại sứ Trần Quốc Khánh bày tỏ tin tưởng rằng hợp tác giữa Việt Nam và Algeria sẽ phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Thủ đô Hà Nội từ hàng ngàn năm gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử truyền thống của người Việt. Một trong những truyền thống văn hóa ấy là Võ thuật cổ truyền. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, Hội Võ thuật Hà Nội đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy và giới thiệu võ cổ truyền Việt Nam tới người dân và bạn bè quốc tế.
Trong rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể, có một di sản mà mỗi khi nhắc tên thì những người dân đất Việt đều cảm thấy tự hào, tự tôn dân tộc, đó là di sản Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, võ cổ truyền ngày càng có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng nguồn nhân lực và phát triển văn hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Dù đã được quảng bá ở 70 quốc gia nhưng để phát triển một cách mạnh mẽ, có tên trong chương trình thi đấu chính thức của SEA Games hay được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sẽ là một hành trình dài với Võ cổ truyền Việt Nam.
Thủ đô Hà Nội từ hàng ngàn năm gắn liền với truyền thống văn hóa, lịch sử truyền thống của người Việt. Một trong những truyền thống văn hóa ấy là Võ thuật cổ truyền. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, Hội Võ thuật Hà Nội đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy và giới thiệu võ cổ truyền Việt Nam tới người dân và bạn bè quốc tế.
Trong khuôn khổ Cuộc thi Võ thuật quốc tế 2023 do Hiệp hội Võ thuật thế giới tổ chức tại TP. Chungju (Hàn Quốc), các võ sĩ võ cổ truyền Việt Nam đã giành chức Á quân ở nội dung đơn luyện tay không nam (VĐV Nguyễn Tiến Việt) và hạng 5 nội dung đơn luyện tay không nữ (VĐV Lâm Ngọc Hiền).
Theo dòng chảy của lịch sử dân tộc, từ hàng ngàn năm nay, Võ cổ truyền vẫn chứng tỏ sức sống mạnh mẽ, với phong trào phát triển rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên để Võ cổ truyền phát triển xứng với tiềm năng và lan tỏa rộng rãi ra thế giới, để có thể trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, trở thành môn thi đấu của SEA Games, chúng ta cần tiến hành tổng thể nhiều giải pháp.
Tối 21/8, tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu), Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp cùng Cục Thể dục, Thể thao, Liên đoàn Võ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc Giải vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ XII.
Võ cổ truyền Việt Nam là tinh hoa võ thuật của 54 dân tộc Việt Nam, được hình thành, phát triển gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta, thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Qua bốn ngàn năm lịch sử, Võ cổ truyền không chỉ là môn thể thao để nhân dân ta rèn luyện kỹ năng tự vệ, nâng cao sức khỏe mà còn khơi dậy và hun đúc lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các thế hệ người Việt Nam.