Từ năm 2015 đến nay, phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Vạn Ninh có bước chuyển mạnh mẽ. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc tích cực của toàn xã hội, sự tham gia nhiệt tình của người dân, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc.
Huyện Vạn Ninh đã lên phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro. Những kịch bản được xây dựng làm cơ sở để địa phương chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đề nghị sử dụng phần diện tích đất đã thu hồi tại dự án Trạm dừng nghỉ đèo Cả (xã Đại Lãnh) để xây trường học. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cho rằng chưa đủ cơ sở pháp lý và chưa phù hợp quy hoạch sử dụng đất; trước mắt sẽ giao cho xã quản lý.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa, huyện Vạn Ninh đã khảo sát và chuẩn bị các phương án để di dời, tái định cư cho các hộ dân dưới chân núi khu vực đèo Cả. Dự kiến, trong năm 2020 sẽ đưa các hộ về nơi ở mới an toàn.
Các ngành chức năng và chủ đầu tư đang hoàn tất thủ tục để triển khai dự án Nhà máy điện mặt trời NK Vạn Ninh tại xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh). Đây là dự án với nhiều kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Năm 2012, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án Trạm dừng nghỉ phía tây hầm đường bộ qua đèo Cả (tại xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh). UBND huyện đã triển khai thu hồi đất, đền bù, giải tỏa, tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng. Đến nay, khi dự án tạm dừng, phần đất đã thu hồi vẫn chưa quyết định sẽ được sử dụng vào mục đích gì?
Theo lãnh đạo xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), đoạn kè bờ biển xóm Đầm Trên thuộc thôn Đầm Môn có nhiệm vụ bảo vệ, chống xói lở bờ biển, đảm bảo an toàn cho khoảng 90 hộ với 450 nhân khẩu sống trong khu vực.
Thời gian qua, một số xã, thị trấn của huyện Vạn Ninh đã đầu tư lắp đặt hệ thống camera an ninh, qua đó đem lại hiệu quả rõ rệt. Mô hình này đang tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.
Sau một thời gian sốt, đất đai ở Khu Kinh tế Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa đang lao dốc không phanh
Ngày 27-11, ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), cho biết sau một thời gian dài ốc hương rớt giá, mất mùa vì ốc chết liên tục, thời gian gần đây, giá ốc tăng cao trở lại vì thị trường Trung Quốc hút hàng.
Nhà trưng bày sản phẩm trầm hương Vạn Thắng ra đời là sự mong mỏi bao đời của người dân thôn Phú Hội (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Công trình này mở ra cơ hội mới cho làng trầm và từ đây, ý tưởng về du lịch làng nghề được nhen nhóm.
Mặc dù đã được sơ tán vào đất liền nhưng hai ngư dân 'oén lút' trở ra lồng bè thủy sản để chăm sóc thức ăn cho tôm, cá nhưng không ngờ bị 'mắc kẹt' ở đó
Tỉnh Khánh Hòa đã ra công điện ngừng mọi hoạt động đánh bắt thủy hải sản, phục vụ tham quan du lịch trên biển từ trưa ngày 10/11 để chống bão số 6.
Hiện nay, tại khu vực bãi biển thôn Tân Đức Đông (xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh) có hàng chục héc-ta mặt nước bị người dân cắm cọc nuôi hàu trái phép. Tuy chính quyền đã nhiều lần giải quyết nhưng sự việc vẫn chưa có tiến triển.
Sáng 31-10, ông Võ Lục Phẩm – Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, trên địa bàn huyện chỉ có mưa vừa, không có thiệt hại về người.
Tỉnh Khánh Hòa đã đã sơ tán 15.500 dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đến tránh trú ở trường học, nhà văn hóa và đồn bên phòng.
20 giờ ngày 30-10, ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Vạn Ninh đã bắt đầu có mưa lớn. Đồng thời, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, lãnh đạo 13 xã, thị trấn trực gác 24/24 giờ để có phương án xử lý nhanh nếu có sự cố xảy ra. Đặc biệt, các địa phương đã lập tổ phản ứng nhanh gồm: công an, dân quân, trưởng các thôn, tổ dân phố trực tiếp xuống các vùng ve, khu dân cư để nhắc nhở, vận động và yêu cầu các hộ dân không được quay ra các lồng bè trên biển.
Ngư dân thủ phủ tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa bán tháo thủy sản chịu lỗ hàng trăm triệu đồng để chạy bão số 5.
Ứng phó với bão số 5 sẽ đổ bộ vào Nam Trung bộ trong đêm nay, các tỉnh khu vực này đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, di dời dân đến nơi an toàn, tránh thiệt hại tài sản.
Những năm qua, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa không ngừng được hoàn thiện, các tuyến đường liên thôn, liên xã được cứng hóa…, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh.
Sau nhiều vụ tai nạn tại Mũi Đôi - Hòn Đầu, cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa kiến nghị cấm tất cả các hình thức du lịch tự phát ra điểm cực đông này.
Thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ đuối nước tại bãi biển Hòn Gầm (Khánh Hòa - một bãi biển đẹp hút hồn) sáng 22/9, đã được tìm thấy. Xã Vạn Thạnh thực hiện cắm biển cảnh báo nguy hiểm.
Sáng 23.9, ông Võ Lục Phẩm- Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, Khánh Hoàcho biết: Trên vùng biển địa bàn huyện vừa xảy ra một vụ đuối nước nghiêm trọng, làm một người chết, một người mất tích.
Đã gần 2 năm trôi qua kể từ khi cơn bão số 12 (năm 2017) đổ bộ vào Khánh Hòa, gây thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản huyện Vạn Ninh, nhiều hộ trắng tay sau bão vẫn gánh món nợ tiền tỷ từ ngân hàng. Họ trông mong được khoanh nợ để giảm bớt phần nào khó khăn...
Là vùng biển cấm đánh bắt giã cào nhưng hàng ngày trên vịnh Vân Phong, hàng trăm tàu vẫn ngày đêm quần thảo, tận diệt nguồn lợi thủy sản ven bờ, gây bức xúc cho người dân.
Tuyến đường chính vào Khu tái định cư Vĩnh Yên (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) đang bị hư hỏng trầm trọng. Người dân mong chính quyền địa phương sớm sửa chữa, tạo điều kiện đi lại thuận lợi hơn.
Với chủ đề 'Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số', Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 của huyện Vạn Ninh đã nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong công tác chung tay bảo vệ, chăm lo cho trẻ em nghèo trên địa bàn huyện.
Bãi biển Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào hàng những danh thắng của đất nước. Thế nhưng gần 30 năm qua, trên bãi biển này sừng sững một ngôi nhà xây dở dang hoang phế… trông như một 'vết sẹo lồi' xấu xí trên mặt một cô gái đẹp.