Sáng 3.7, tại Trung tâm phục vụ hành chính công xã Chiềng Sinh, đại diện lãnh đạo UBND xã Chiềng Sinh, tỉnh Điện Biên đã trao giấy khai sinh, chúc mừng gia đình cháu Lò Mạnh Hưng, dân tộc Thái tại bản Nậm Cá, là công dân đăng ký khai sinh đầu tiên của xã Chiềng Sinh sau hợp nhất.
Điện Biên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị. Trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế dần các loại cây truyền thống giá trị kinh tế thấp bằng những giống cây có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, nhiều vùng sản xuất chuyên canh đã từng bước hình thành, một số diện tích đã cho thu hoạch, đem lại hiệu quả rõ rệt và nguồn thu ổn định cho người dân.
Ngày 1/7, Công ty Điện lực Điện Biên chính thức triển khai mô hình quản lý mới, thành lập 7 đội quản lý điện lực khu vực (QLĐLKV) thay thế cho các điện lực trực thuộc.
Sáng 30/6, cùng với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, tỉnh Điện Biên đã đồng loạt tổ chức trao quyết định về nhân sự, công bố, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp cho 45 đơn vị xã, phường. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và chỉ đạo.
Ngày 29-6, đoàn công tác tỉnh Điện Biên do Đại tá Trịnh Đức Thiêm, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn có buổi kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng và các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Sáng Nhè và Pú Nhung.
Ngày 28/6/2025, tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã tham dự Lễ khởi khởi công xây dựng nhà nội trú trường Tiểu học Pú Nhung và chứng kiến lễ khánh thành căn nhà mới cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn kinh phí do KTNN và các nhà tài trợ để góp phần thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.
Ngày 27/6, tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Báo Dân trí tổ chức khởi công xây dựng nhà nhân ái cho các hộ gia đình khó khăn.
Dù là nơi thượng nguồn của nhiều sông suối nhưng nhiều bản, xã ở vùng cao Điện Biên vẫn thiếu nước sinh hoạt. Trước nhu cầu cấp thiết của đồng bào vùng cao về việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, những năm gần đây, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đưa nước sạch đến gần hơn với bà con.
Sẵn sàng đưa 45 xã mới vào hoạt động, chiều ngày 26/6, Ban chỉ đạo sắp xếp, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tỉnh Điện Biên tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu tại 45 xã, phường rút kinh nghiệm vận hành thử nghiệm các nội dung theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Chiều nay (26/6), Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Tuần Giáo tổ chức sơ kết công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện năm 2025. Theo đó, 19 tập thể, 71 cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia phong trào 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát' được biểu dương, khen thưởng.
Ngày 26/6, huyện Tuần Giáo tổ chức lễ đóng điện và đưa vào sử dụng công trình cấp điện bản Sông Ia, xã Tỏa Tình thuộc Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia (Chương trình 'Bừng sáng Điện Biên'). Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Giàng Thị Hoa cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, huyện Tuần Giáo... tham dự lễ đóng điện.
Biết tin cha qua đời ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, nữ sinh Quàng Thị Nga muốn gác lại giấc mơ nhưng lời động viên của thầy giáo đã níu em ở lại trường đi thi.
Bố mất đột ngột, Nga muốn bỏ thi. Nhưng lời thầy đã giữ em ở lại trường thi, trong vành khăn trắng.
Khi mùa mưa lũ đến gần, công tác đảm bảo an toàn trong khai thác và chế biến khoáng sản tại các địa phương đặc biệt các tỉnh miền núi cần được quan tâm cấp thiết. Nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập úng luôn rình rập, đe dọa tính mạng con người, tài sản của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
Cử cán bộ trực tiếp về cơ sở thông tin các tiện ích tới chủ rừng khi nhận tiền chi trả môi trường rừng qua tài khoản; phối hợp với chính quyền địa phương, ngân hàng tuyên truyền, đôn đốc và hỗ trợ chủ rừng hoàn thiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng… là những giải pháp được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đẩy mạnh thời gian qua nhằm nâng cao tỷ lệ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, những năm gần đây, bên cạnh đẩy mạnh sản xuất theo hướng tập trung, quy mô hàng hóa, các địa phương cũng ngày càng chú trọng đến khâu tiêu thụ, coi đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản. Tìm đầu ra ổn định, bền vững không chỉ giảm thiểu tình trạng 'được mùa, mất giá' mà còn tạo nền tảng vững chắc cho phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và lâu dài.
Để phát triển bền vững và lâu dài, cùng với chính sách hỗ trợ làm 'bệ đỡ' đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên. Trong đó, việc thành lập, phát triển tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
Những cung đường cheo leo, chông chênh là 'đặc sản' riêng có ở miền núi. Đường khó lại cộng thêm mưa rừng không chỉ trở thành nỗi ám ảnh của người dân bản địa mà cả cánh phóng viên…
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, huyện Tuần Giáo xác định cây cà phê là cây trồng chủ lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Trong điều kiện nguồn kinh phí hạn chế, huyện Tuần Giáo đã linh hoạt huy động nội lực, tận dụng hiệu quả nguồn lực tại chỗ và sự đồng thuận của người dân, mở rộng diện tích cà phê.
Ngoài nâng cao chất lượng dạy học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Tuần Giáo còn tiên phong ứng dụng vật liệu xây dựng thân thiện với thiên nhiên vào thực tiễn, đặc biệt là gạch đất ép.
Tối ngày 16/6, huyện Tuần Giáo tổ chức gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Trong nỗ lực cải thiện điều kiện dạy và học tại các vùng khó khăn, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã chủ động huy động nguồn lực xã hội hóa, phát huy sức dân xây dựng các điểm trường bằng vật liệu thân thiện với môi trường. Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp điều kiện thực tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, mang lại những ngôi trường kiên cố, gần gũi và bền vững cho học sinh vùng cao.
Chiều nay (16/6), UBND tỉnh đã tiếp, làm việc với đoàn công tác UNICEF Việt Nam và đoàn đại biểu Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về hiện trạng nước sạch, vệ sinh môi trường, giới thiệu mô hình thu nước mưa trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan khí tượng thủy văn lưu ý người dân cần phải thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo trên Website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia tại địa chỉ nchmf.gov.vn, các Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, thành phố và khu vực.
Từ các nguồn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách của tỉnh, Trung ương… nhiều mô hình, dự án phát triển cây ăn quả đã được triển khai hướng tới mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
Thông qua những phiên tòa xét xử lưu động, người dân được 'tai nghe, mắt thấy' và hiểu rõ từng hành vi, vụ việc vi phạm pháp luật cụ thể. Bởi vậy, trong các kênh phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân thì việc tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động được đánh giá là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực.
Chiều ngày 12/6, UBND huyện Tuần Giáo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2024 - 2025 và triển khai nhiệm vụ năm học 2025 - 2026.
Trong bối cảnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, việc đảm bảo tiến độ đầu tư công không bị ảnh hưởng, gián đoạn được huyện Tuần Giáo coi là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Do đó, thời gian qua UBND huyện tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm trên địa bàn.
Mắc ca được ví là 'cây tỷ đô', cây trồng này đang được huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn. Đáng nói, hiện có gần 50% dân số làm nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuần Giáo trồng cây mắc ca, từ đó giúp kinh tế nông thôn ngày một phát triển, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm nhanh.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, nông dân Tuần Giáo từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đầu tháng 6, những cơn mưa mùa hạ bắt đầu kéo về phủ trắng các ngọn núi, sườn đồi dưới chân đèo Pha Đin huyền thoại. Ở nơi ấy, ngày theo ngày đi qua, bà con các dân tộc thiểu số vẫn kể nhau nghe câu chuyện cán bộ huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, đã tận tình hướng dẫn cách ủ hạt, ươm mầm và cách đào hố, chăm cây cà-phê.
Sở VHTTDL Điện Biên vừa tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng cho các hạt nhân văn nghệ, những người giữ vai trò nòng cốt trong việc khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống và duy trì phong trào văn hóa các thôn, bản tại huyện Tuần Giáo và thị xã Mường Lay.
Gác lại những ngày chỉ biết đến ngô, sắn trên nương, người Mông ở xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) đã học cách vun trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê như một 'người nông dân làm kinh tế' đúng nghĩa. Giữa vùng đất đá sỏi, cây cà phê từng bước mang lại cơ hội thoát nghèo bền vững, thắp lên khát vọng vươn lên của đồng bào vùng cao.
Cuộc sống vốn đã chật vật với nương ngô, rẫy sắn, nhưng tai nạn bất ngờ ập xuống với anh Lò Văn Sơn – người dân tộc Thái đã khiến gia đình anh rơi vào kiệt quệ, đang cần sự trợ giúp.
Dự báo, trong 3-6 giờ tới, các tỉnh Điện Biên và Tuyên Quang tiếp tục có mưa với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 60mm. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Nậm Pồ, TP Điện Biên Phủ, Tủa Chùa, Tuần Giáo, thị xã Mường Lay (Điện Biên); Lâm Bình, Na Hang (Tuyên Quang).
Ngày 4/6, trong cuộc họp đánh giá tiến độ các dự án, công trình trọng điểm tỉnh Điện Biên, ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên đã đánh giá và phê bình cách làm việc của một số bộ phận cán bộ, công chức còn thiếu trách nhiệm, nể nang, ngại va chạm khiến dự án chậm tiến độ.
Với mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) triển khai nhiều hoạt động thiết thực, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và đưa văn hóa thấm sâu vào đời sống cộng đồng.
99% hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) được UBND xã Chiềng Sinh (huyện Tuần Giáo) tiếp nhận giải quyết trước hạn, tỷ lệ người dân đánh giá rất hài lòng và hài lòng sau khi giải quyết TTHC ngày càng cao. Có được kết quả đó, thời gian qua xã Chiềng Sinh đã đổi mới tác phong, lề lối làm việc theo tinh thần phục vụ người dân, doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả, thuận tiện, nhanh chóng.
Theo thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, đến nay, toàn tỉnh đã có 5.271 chủ rừng mở tài khoản ngân hàng. Việc chủ rừng mở tài khoản ngân hàng không chỉ thuận lợi trong chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm mà còn bảo đảm an toàn cho cơ quan chức năng trong quá trình chi trả.
Cùng với cả nước, tỉnh Điện Biên đang quyết liệt, khẩn trương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh, xã). Hiện nay khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động đang tất bật 'chạy đua' giai đoạn nước rút.
Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và bỏ cấp huyện xây dựng chính quyền hai cấp, các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. Nhiều công trình hướng đến mục tiêu hoàn thành trước khi bỏ cấp huyện, qua đó đảm bảo tiến độ đầu tư công và tạo nền tảng thuận lợi cho phát triển.
Điện lực tỉnh Điện Biên đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong công tác quản lý mua bán điện thông qua việc xóa bỏ các điểm thu tiền điện để tiến tới việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Trên những triền đồi nắng gió của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) năm nay mang một diện mạo mới. Không còn những thửa nương bỏ hoang, cỏ dại ngập lối, thay vào đó là màu xanh mướt của những cây mắc ca non đang vươn mình. Giấc mơ thoát nghèo bền vững của đồng bào các dân tộc nơi đây đã bắt đầu 'đơm hoa kết trái' để trở thành hiện thực từ những hạt giống nhỏ bé ấy.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tỉnh xác định công tác phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng và được các cấp ủy đảng quan tâm triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Việc xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong doanh nghiệp tư nhân không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà còn khẳng định vai trò, vị thế của Đảng trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Tại văn bản số 1923/UBND-KTN do đồng chí Lò Văn Cương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành đã chỉ rõ việc chậm trễ giải quyết các khó khăn, vướng mắc chi trả dịch vụ môi trường rừng đã phần nào đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của một số chủ rừng và công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Điện Biên có cánh đồng Mường Thanh rộng nhất khu vực Tây Bắc, diện tích đất lớn với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau… Đây là điều kiện, tiềm năng để Điện Biên khai thác, phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền.
Nguồn lực tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã trở thành lực đẩy mạnh mẽ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn huyện Tuần Giáo. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền và sự phối hợp đồng bộ với các tổ chức chính trị - xã hội, nguồn vốn tín dụng chính sách vừa là nguồn lực tài chính quan trọng, vừa là yếu tố giúp người nghèo thay đổi tư duy, vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Cải cách hành chính (CCHC) là yếu tố quan trọng hàng đầu để xây dựng chính quyền phục vụ, kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và thu hút đầu tư. Những năm qua, UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ CCHC, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.
Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), bằng sự quyết tâm của chính quyền và nhân dân, huyện Tuần Giáo đã bước đầu thực hiện hiệu quả việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cà phê, mắc ca. Các thôn, bản vùng cao khoác lên mình diện mạo mới.
Vụ đông xuân 2024 - 2025, tỉnh Điện Biên thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh, giảm phát thải khí nhà kính. Qua tổng kết, đánh giá, mô hình lúa thông minh cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp gieo cấy truyền thống.
Sau trận động đất mạnh 5.0 độ ngày 16/5, Điện Biên lại tiếp tục xảy ra động đất mạnh 3.5 độ sáng nay. Theo chuyên gia, động đất ở huyện Mường Chà, Điện Biên là động đất tự nhiên do các đứt gãy tạo thành.