Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Phúc Thanh (1944-2019), nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (nay là Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật), là vị tướng trận mạc với nhiều chiến tích đã được ghi vào lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam. Những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông đã cùng đồng đội liên tục lập công, là tấm gương quả cảm dù bị thương cũng không lùi bước, được đồng đội tin tưởng, học tập.
Những năm qua, với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và cơ động thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của Quân khu, Sư đoàn 324 (Quân khu 4) đã bám sát phương châm 'Cơ bản, thiết thực, vững chắc', tập trung huấn luyện đồng bộ các nội dung, khoa mục, sát với yêu cầu nhiệm vụ. Nhờ vậy, chất lượng huấn luyện của các cơ quan, đơn vị trong toàn Sư đoàn không ngừng nâng lên, tỷ lệ đơn vị đạt danh hiệu 'Đơn vị huấn luyện giỏi' ngày càng tăng.
Tự hào truyền thống đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, những năm qua, Sư đoàn 2 đã khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh tổng hợp, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Trong những ngày trung tuần tháng 6, khi đến Sư đoàn 9 (Quân đoàn 34), chúng tôi cảm nhận được không khí sôi nổi của cán bộ, chiến sĩ trong đợt thi đua đột kích 'Phát huy truyền thống Sư đoàn anh hùng - Thi đua lập công chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Sư đoàn 9 lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025–2030'. Trên tất cả các mặt công tác, khí thế thi đua đang lan tỏa sâu rộng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên và khát vọng cống hiến trong mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Ngày 9 và 10-6, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5) tổ chức hội thi cán bộ Trung đội trưởng huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh, đội ngũ chiến thuật, điều lệnh giỏi năm 2025.
Đóng quân trên vùng đất khô cằn, những năm qua, Sư đoàn 9 (Quân đoàn 34) phát huy tinh thần tự lực tự cường đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, thiết thực nâng cao đời sống bộ đội.
Ngày 5-6, Bộ tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức đối thoại dân chủ 6 tháng đầu năm 2025 với đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Sư đoàn 9. Thiếu tướng Dương Văn Quang, Phó tư lệnh Quân đoàn 34 chủ trì buổi sinh hoạt.
Sáng 4-6, tại thị xã An Khê, đồng chí Thượng tướng Võ Minh Lương-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2025 của Trung đoàn Bộ binh 1 (Sư đoàn Bộ binh 2, Quân khu 5).
Sáng 4-6, các đơn vị trực thuộc Sư đoàn 9 (Quân đoàn 34) tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2025.
Sáng 4-6, Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5) tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2025. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo.
Sáng 4-6, Trung đoàn 1 (Sư đoàn 324, Quân khu 4) tổ chức Lễ tuyên thệ chiến sĩ mới năm 2025. Thượng tướng Lê Quang Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo.
Di tích Chiến thắng Đồi tranh Quang Thạnh cách trung tâm TP. Quảng Ngãi chừng 14km về hướng tây bắc, thuộc thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ (Sơn Tịnh). Ngọn đồi cao chừng 40m, rộng khoảng 5ha. Tại đây, năm xưa đã diễn ra trận đánh oai hùng của quân giải phóng.
Sáng 31/5, tại xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ngãi trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chiến thắng Ba Gia (31/5/1965 - 31/5/2025). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Lễ kỷ niệm.
Sáng 31/5, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng Ba Gia (31/5/1965 - 31/5/2025), tại Di tích Chiến thắng Ba Gia, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cùng Đoàn công tác đã dâng hương, đặt vòng hoa tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từng khẳng định: Chiến thắng Ba Gia, Đây là một trận tiêu diệt địch tuyệt đẹp của ta.
Sáng 31.5, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng Ba Gia (31.5.1965 – 31.5.2025), tại Di tích Chiến thắng Ba Gia, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và Nhân dân đã chiến đấu hy sinh và làm nên chiến thắng Ba Gia.
Chiến thắng Ba Gia không chỉ là sự kiện lịch sử mang yếu tố về quân sự, mà còn tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong chiến dịch Ba Gia mùa hè 1965, nét đặc trưng của nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy về chiến tranh nhân dân tiêu biểu ở 3 yếu tố: Chọn chiến trường, thời cơ; kết hợp lực lượng và cách đánh đầy nghệ thuật mang hiệu suất cao.
Từ ngày 14 đến 23-5, các đơn vị Sư đoàn 2 (Quân khu 5) tổ chức kiểm tra các môn có tiếng nổ, gồm bắn súng tiểu liên AK, ném lựu đạn xa trúng đích và dùng lượng nổ đánh phá mục tiêu ban ngày cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025.
Quê hương Cà Mau sản sinh biết bao người con ưu tú anh dũng, kiên cường, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Câu chuyện về gia đình ông Nguyễn Thành Do (Sáu Do) ở ấp Tân Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, càng tô đậm thêm truyền thống anh hùng của xứ sở.
Ngày 21-5, Sư đoàn 324 (Quân khu 4) tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua 'Dân vận khéo', xây dựng 'Đơn vị dân vận tốt' giai đoạn 2021-2025.
Trong 3 ngày (14 đến 16-5), các đơn vị Sư đoàn 2 (Quân khu 5) tổ chức kiểm tra bắn đạn thật súng tiểu liên AK bài 1 'bắn mục tiêu ẩn hiện ban ngày' cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025.
Bên cạnh nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng góp kinh phí để thực hiện chương trình.
Những năm qua, Sư đoàn 2 (Quân khu 5) đã triển khai nhiều phần việc ý nghĩa nhằm hỗ trợ một số xã của huyện Kbang, Đak Pơ và thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) xây dựng nông thôn mới (NTM).
Những lá cờ lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là biểu tượng sống động, kể lại ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Thời gian qua, cùng với các mô hình hay, sáng tạo nhằm tập hợp lực lượng, huy động nguồn lực, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để khích lệ, động viên cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì cũng còn những mô hình mang tính hình thức, hoạt động không hiệu quả. Trang Ý kiến chiến sĩ đề cập nguyên nhân và giải pháp giải quyết thực trạng này.
Trong không khí trang trọng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những người lính kiên cường của Trung đoàn 1 - U Minh năm xưa đã trở về mảnh đất Cà Mau thân thương. Chính tại cái nôi này, với sự chở che, đùm bọc nghĩa tình của Nhân dân, Trung đoàn đã lớn mạnh, lập nên chiến công hiển hách và 3 lần vinh dự được Ðảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (vào các năm: 1973, 1975, 1989).
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hòa chung dòng chảy thiêng liêng ấy, những người chiến sĩ quân đội đang ngày đêm miệt mài luyện tập, chuẩn bị cho những bước chân diễu binh hùng tráng trong ngày lễ trọng đại tại TPHCM.
Tối ngày 28/4, tại Di tích lịch sử – văn hóa Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp), Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQVN tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Chương trình Giao lưu nghệ thuật với chủ đề 'Hậu Giang – Từ mùa xuân thống nhất đến chung bước vào kỷ nguyên mới'.
Trong không khí ấm áp của những ngày tháng tư lịch sử, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ở huyện miền núi, biên giới Tương Dương (tỉnh Nghệ An), niềm vui được nhân lên gấp bội khi những ngôi nhà 'Đại đoàn kết' thắm đượm nghĩa tình quân dân lần lượt được bàn giao tặng gia đình các chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Thời gian qua, dù thời tiết nắng nóng nhưng công tác huấn luyện chiến sĩ mới của Sư đoàn 9 (Quân đoàn 34) vẫn diễn ra sôi nổi. Với sự hướng dẫn của người chỉ huy, các tân binh luôn nêu cao ý chí quyết tâm, chuyên cần luyện tập, không ngừng nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật… chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
'Tôi còn sống để trở về, điều mà nhiều đồng đội tôi không có được!', cựu chiến binh Trần Quang Khải, nguyên chiến sĩ Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 nói chậm rãi khi nhắc về những ngày cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. 50 năm đã trôi qua kể từ thời khắc lịch sử ấy, nhưng trong ký ức của người lính quê Gia Lâm, Hà Nội, từng đêm trắng giữa rừng Bình Dương, từng trận pháo kích 12 giờ trưa từ căn cứ Đồng Dù, từng đồng đội hy sinh chỉ cách nhau một hơi thở… vẫn hiện về rõ như vừa mới hôm qua.
Gian truân, vất vả, vừa hành quân cùng bộ đội vừa tác nghiệp giữa muôn vàn hiểm nguy nhưng vẫn phải bảo đảm tính thời sự của tin tức là tất cả hành trang của người phóng viên chiến trường TTXVN.
Đảng bộ Sư đoàn 9 (Quân đoàn 34) đã lãnh đạo 100% đảng bộ cơ sở tổ chức thành công đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025-2030. Kinh nghiệm nổi bật để tổ chức thành công đại hội đảng bộ cấp cơ sở mà Đảng bộ Sư đoàn 9 rút ra là đẩy mạnh tuyên truyền, chuẩn bị tốt văn kiện và công tác nhân sự.
Ngày 24-4, Đại hội đại biểu Đảng bộ Trung đoàn 31, Sư đoàn 309, Quân khu 7 lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra thành công, xác định nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn mới.
Chiếc xe tăng T54B mang số hiệu 843, xe Jeep số 15770, cùng bản đồ 'Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh'... là những kỷ vật đặc biệt tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, gắn liền với ngày 30-4-1975 lịch sử. Không chỉ tái hiện hành trình đấu tranh thống nhất đất nước, những hiện vật này còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, truyền cảm hứng cho các thế hệ hôm nay.
Cứ mỗi tháng 4, những cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh năm xưa lại bồi hồi xúc động tưởng nhớ về một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam. 50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 vẫn nguyên vẹn, luôn thổn thức, vang vọng trong tâm trí những người lính năm xưa.
Trung đoàn 1, Sư đoàn 330, Quân khu 9 vừa góp 100 ngày công giúp phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang xây dựng cầu Cần Thảo 2.
'Chú bộ đội của em/ Đầu đội mũ sao vàng/ Chú hành quân thật nhanh/ Giữ yên bình đất nước'-đó là tiếng con trai Nguyễn Đức Huy bi bô đọc bài thơ cô giáo dạy trên lớp để tặng bố là Đại úy Nguyễn Hoài Nhân, Trợ lý Chính trị, Ban CHQS huyện Mộc Hóa (Long An). Nhìn các con khôn lớn, anh Nhân và vợ hài lòng về cuộc sống hiện tại của mình.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi niềm nhớ thương đồng đội đã ngã xuống để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc vẫn còn mãi trong lòng nhiều cựu chiến binh (CCB). Họ đã tìm về nơi ghi dấu một thời trận mạc để làm lễ giỗ tập thể các liệt sĩ, bày tỏ lòng tri ân với những đồng đội đã hy sinh.
Để phục vụ chu đáo cho hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ thuộc Cụm 1 luyện tập, hợp luyện diễu binh, diễu hành tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia (HLQSQG) 4 chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng hậu cần đã nỗ lực hết mình...
Chiều 7/4, tại Đền thờ các anh hùng liệt sĩ Trung đoàn 1-U Minh, Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 1-U Minh tổ chức Lễ kết nghĩa và giao lưu với 3 Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn bộ binh được Nhà nước 3 lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc và giúp bạn Campuchia.
Chiều 7-4, tại Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Trung đoàn 1 U Minh (TP Cần Thơ) diễn ra lễ kết nghĩa và giao lưu Ban liên lạc cựu chiến binh 3 trung đoàn bộ binh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc và giúp nước bạn Campuchia.
Theo ý tưởng của Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng, trong những ngày tháng tư tại Cần Thơ, Ban liên lạc 3 Trung đoàn bộ binh với những chiến công huyền thoại, có nhiều đóng góp vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975 tổ chức gặp mặt, kết nghĩa. Ba Trung đoàn bộ binh đó là: Trung đoàn 1 (Đoàn U Minh) thuộc Sư đoàn 330, Quân khu 9; Trung đoàn 88 (Đoàn Tu Vũ), Sư đoàn 302, Quân khu 7; Trung đoàn Bộ binh 1 (Đoàn Ba Gia), Sư đoàn Bộ binh 2 (Quân khu 5).
Theo lãnh đạo Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2, Quân khu 5), từ năm 2021 đến nay, Trung đoàn đã huy động 2.556 lượt cán bộ, chiến sĩ với 17.080 ngày công lao động giúp nhân dân xây dựng nông thôn mới.
Chiều 4-4, Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn Bộ binh 2 (xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) tổng kết phong trào thi đua 'Trung đoàn 1 chung sức xây dựng nông thôn mới', 'Trung đoàn 1 chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau' giai đoạn 2021-2025.
Ngày 30/4/1975 như được tái hiện qua những hiện vật lịch sử tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Những hiện vật không chỉ kể lại câu chuyện hào hùng của dân tộc mà còn khơi dậy niềm tự hào cho các thế hệ hôm nay về hành trình thống nhất non sông của cha anh.
Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện, nên chất lượng huấn luyện của Trung đoàn 1, Sư đoàn 324, Quân khu 4 đã được nâng lên rõ rệt. Chiến sĩ mới huấn luyện đến đâu, nắm chắc tới đó. Đây là nền tảng để Trung đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới.
Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân khu Trị-Thiên và Quân đoàn 2 tiến công tiêu diệt quân địch co cụm tại Huế từ hai hướng; đồng thời tổ chức lực lượng ngăn chặn không cho địch rút về Đà Nẵng.
Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung tại hội nghị hợp đồng với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát diễn ra vào sáng 20-3 tại trụ sở Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
'Thật sự xúc động khi được nhận những ly nước mát vào thời điểm này. Những ly nước như tiếp thêm động lực để chúng tôi cố gắng phấn đấu, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao'.
Bước sang tuổi 70 nhưng cựu chiến binh (CCB) Lý Văn Mười (tổ 15, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn không ngừng tìm kiếm thông tin về hài cốt liệt sĩ để cung cấp cho các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.