Hơn 1.000 khách ở Hà Nội đã mua sản phẩm pate Minh Chay và được Chi cục ATVSTP thông báo ngừng sử dụng.
Liên quan đến vụ việc sản phẩm Pate Minh Chay chứa vi khuẩn có độc lực mạnh, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người sử dụng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Trần Ngọc Tụ thông tin về kết quả điều tra giám sát sự cố.
Tại hội nghị đánh giá kết quả kiểm tra, giám sát 'Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát' 6 tháng đầu năm 2020 do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội vừa tổ chức, các đại biểu cho rằng, khi dịch vụ thức ăn đường phố ngày càng phát triển, việc đưa dịch vụ này vào khuôn khổ trở thành yêu cầu cấp bách.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm, các đoàn thanh, kiểm tra về ATVSTP của TP đã kiểm tra 37.280 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (đạt 85,5%), qua đó, xử phạt 687 cơ sở vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 500 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình và nước đá dùng liền được quản lý và cấp phép hoạt động.
Tình hình vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô ngày càng diễn biến phức tạp. Để hạn chế tối đa các vụ ngộ độc, trong 5 tháng đầu năm 2020, các lực lượng chức năng - từ thành phố đến cấp huyện, xã đã tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm; qua đó xử lý kịp thời các vi phạm, đồng thời nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng từ thành phố đến cơ sở, chính quyền các địa phương đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm của hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, trước cổng các trường học nói riêng. Tuy nhiên, tình trạng bán hàng không rõ nguồn gốc 'bủa vây' cổng trường vẫn tồn tại, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phải tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh.
Vụ việc 133 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ chay mua tại chợ Túy Vang, thành phố Đà Nẵng vừa xảy ra, một lần nữa là hồi chuông cảnh báo mỗi người dân, mỗi hộ kinh doanh cần chú ý bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mỗi khi hè tới, tránh hậu quả đáng tiếc.
Đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP số 1 TP đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại chùa Hương, huyện Mỹ Đức
Tình hình an toàn thực phẩm ngày càng có diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ thành phố đến cơ sở. Chính vì vậy, trong năm 2019, việc Hà Nội mở rộng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đến 100% quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đã giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát, quản lý, thanh tra ngay tại địa phương, góp phần ngăn chặn thực phẩm 'bẩn' lưu thông trên thị trường, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, lễ hội Xuân 2020.
Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đang đến gần cũng là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Ngoài việc giá cả tăng phi mã, người tiêu dùng (NTD) còn phải đối mặt với nỗi lo về nguy cơ mất ATTP.
Chiều 8/1, Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã có cuộc làm việc với quận Long Biên về công tác đảm bảo ATTP phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý và lễ hội xuân năm 2020.
Ngày 8/1, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP T.Ư đã có cuộc làm việc với Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm (ATTP) TP Hà Nội về kiểm tra ATTP dịp Tết.
Tính đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã tiến hành triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) với tổng số cơ sở được thanh tra là 487 cơ sở, qua đó xử phạt 149 cơ sở, số tiền phạt hơn 550 triệu đồng.
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn trường học trên địa bàn TP. Hà Nội dù đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATTP.
Dù các ngành chức năng đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) bữa ăn bán trú trường học, nhưng đây vẫn luôn là nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội. Tại hội thảo về công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học do Sở Y tế Hà Nội tổ chức gần đây, vấn đề này lại được đưa ra.
Công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn trường học tại Hà Nội dù đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ mất ATTP. Đây là vấn đề được nêu ra tại Hội thảo công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học do Sở Y tế Hà Nội tổ chức sáng 16/10.
Thời gian qua, Hà Nội đã triển khai mô hình cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm trong hệ thống ngành Y tế từ thành phố đến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn nhằm kiểm soát các mối nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Việc tiếp nhận, xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm kịp thời đã góp phần tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực này trên toàn thành phố.
Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các sở GD&ĐT phối hợp với sở y tế và các cơ quan tại địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm (ATTP). Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương huy động sự tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh các nhà trường trong việc giám sát công tác vệ sinh trường học và ATTP.
Vào năm học mới, mối lo về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) vẫn là mối lo của các bậc phụ huynh. Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, với gần 2 triệu học sinh. Trong đó gần 1.700 /khoảng 2.700 trường học tổ chức ăn bán trú. Vấn đề đặt ra lúc này là việc giám sát bữa ăn học đường phải tổ chức không hình thức.
Trên thị trường hiện nay ngoài bánh trung thu do các cơ cở được cấp phép sản xuất còn có bánh 'handmade' và hàng nhập lậu.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) thành phố Hà Nội cho biết, đã chỉ đạo và đôn đốc Phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân tiến hành kiểm tra vấn đề đảm bảo ATTP sau đám cháy tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Dự kiến vào quý IV năm nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội sẽ phát phiếu để khảo sát ngẫu nhiên về nhận thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo ATTP với 3 nhóm đối tượng…
Theo tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, vào tháng 11 và tháng 12 hằng năm, đơn vị đều tổ chức các cuộc khảo sát ngẫu nhiên về nhận thức và trách nhiệm trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của 3 đối tượng: Nhà quản lý, người tiêu dùng, người kinh doanh.
Mỗi mùa trung thu đến, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu làm bánh nướng, bánh dẻo… trở thành mối quan tâm lớn của người tiêu dùng (NTD).
Để loại bỏ những thực phẩm không bảo đảm, Hà Nội đang thí điểm xây dựng và nhân rộng tuyến phố ATTP có kiểm soát với điều kiện: Tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ triệt để quy định ATTP và có 20 cơ sở trở lên được chính quyền treo biển tuyến phố ATTP có kiểm soát.
Bữa ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp tái tạo sức lao động. Suất ăn với chi phí thấp chẳng những nghèo dinh dưỡng, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng, trên thực tế vẫn còn doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng suất ăn của công nhân.
Sử dụng phẩm màu để thức ăn trông đẹp hơn dường như đã không còn quá xa lạ với những cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm. Nhưng việc lạm dụng phẩm màu và sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Sau hơn một năm triển khai thí điểm tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát trên địa bàn Hà Nội, kết quả đạt được vẫn rất khiêm tốn do còn nhiều khó khăn.
Dù đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; trong đó, có nước uống đóng bình, song việc kiểm soát chất lượng của loại nước này còn gặp nhiều khó khăn.