Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo trong tình hình mới

Nguyễn Ðức Vượng Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ĐBP - Hiện nay, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin và tri thức nhân loại phát triển như vũ bão, có tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội, tác động đến xu hướng vận động của xã hội trên cả mặt tích cực cũng như tiêu cực. Chúng ta phải đối mặt với an ninh phi truyền thống như chủ quyền quốc gia về không gian mạng; trí tuệ nhân tạo, đời sống thực - đời sống ảo, vấn đề số hóa thông tin, xã hội hóa thông tin, cá nhân hóa trong tiếp cận thông tin... Do đó, công tác tuyên giáo ngày càng khó và phức tạp. Người làm công tác tuyên giáo phải tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo chỉ đạo kịp thời công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Phải bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, không chỉ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch mà còn phải dự báo, định hướng tư tưởng, góp phần ngăn ngừa 'tự diễn biến, tự chuyển hóa' ở mỗi người.

Đồng Văn đổi mới tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về công tác tuyên truyền: 'Trong dân chúng không nhất luận như nhau, trong dân chúng cũng có nhiều tầng lớp khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp lưng chừng, có lớp lạc hậu'. Vì vậy, đối với mỗi tầng lớp và đối tượng, Bác yêu cầu: 'Phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho lớp đối tượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp, vì đối tượng này hiểu được thì các đối tượng khác cũng sẽ nắm bắt dễ dàng'. Xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Đồng Văn đã đẩy mạnh tuyên truyền, đặc biệt có sự đổi mới linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng, qua đó góp phần làm cho mọi tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc, đúng về các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khơi gợi ý chí vươn lên thoát nghèo. Từ đó phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, huy động mọi nguồn lực đưa Đồng Văn phát triển bền vững.

Khi bà con như người một nhà

ĐBP - Lần đầu đến xã Nậm Khăn (huyện Nậm Pồ), chúng tôi khá ấn tượng với hình ảnh bà con dân tộc Thái, Mông và Khơ Mú trong trang phục truyền thống dân tộc đang cùng nhau cuốc đất, trồng ngô trên nương. Họ nói chuyện với nhau vui vẻ bằng tiếng địa phương và gần gũi như người một nhà. Theo chia sẻ của Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Khăn Lành Văn Tự thì ở xã Nậm Khăn, việc 3 dân tộc sống chan hòa như vậy đã diễn ra từ rất lâu. Tuy là xã còn nhiều khó khăn về mọi mặt nhưng người Nậm Khăn đồng thuận một lòng; vì thế đã tạo ra sức mạnh đoàn kết giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo đời sống và an ninh, trật tự địa phương.

Làm báo ở vùng cao Bắc Yên

Vượt lên những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế, những 'nhà báo' huyện vùng cao Bắc Yên luôn nỗ lực chuyển tải nhiều nhất chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của bà con đến với cấp ủy, chính quyền trong huyện.

Trưởng Công an xã nhận nuôi 2 con hộ nghèo

Trong dịp công tác về Chiềng Khừa, xã vùng cao biên giới của huyện Mộc Châu, câu chuyện về Trưởng Công an xã Lò Văn Nam nhận nuôi hai bé gái dân tộc Mông là con của hộ nghèo về làm con nuôi, chăm lo cho các cháu ăn học chu đáo, khiến chúng tôi mong muốn được tìm hiểu và kể câu chuyện về người cha nuôi đặc biệt này.