Chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương sang hai cấp đang đặt ra yêu cầu cao về tổ chức bộ máy và nhân sự ở cấp xã. Trước yêu cầu mới, nhiều cán bộ cấp huyện ở Quảng Nam đã sẵn sàng tâm thế nhận nhiệm vụ tại cơ sở.
Tỉnh Quảng Nam dự thảo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, theo đó từ 233 xã, phường và thị trấn sẽ giảm xuống còn 88 xã, phường.
Thầy Lê Anh Hùng là điểm tựa cho học trò, đặc biệt là những em có hoàn cảnh thương tâm khát khao vươn lên trong cuộc sống
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam mới phát tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam tối ngày 12/9 phát tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh.
Những ngày qua, khắp các vùng quê, miền núi của Quảng Nam thương lái tấp nập tìm mua quả cau tươi. Năm nay quả cau tươi được giá, dao động từ 70 -75 ngàn đồng/kg bán tại vườn. Chính vì giá cao như vậy nên nhiều đối tượng đã lẻn vào các vườn hái trộm quả cau đem bán.
Liên quan đến những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng kinh phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2019-2023 tại các xã Tiên Ngọc, Tiên Lãnh, Tiên Hiệp (huyện Tiên Phước, Quảng Nam), trao đổi với phóng viên, lãnh đạo địa phương này xác nhận, hiện Ủy ban kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Tiên Phước đang vào cuộc xác minh, xử lý vụ việc theo quy định. Điều đáng nói, trước đó qua kiểm tra, cơ quan chức năng đề nghị UBND xã Tiên Ngọc hoàn trả số tiền gần 400 triệu đồng do chi chưa đảm bảo quy định.
Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Nam về việc kiểm tra, xử lý báo cáo vụ việc mà Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng phản ánh liên quan đến bài viết 'Thiếu sự giám sát tại Dự án Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tiên Phước', Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam vừa thành lập đoàn kiểm tra. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều thiếu sót, không đảm bảo quy định trong công tác trồng và chăm sóc rừng phòng hộ tại địa phương này.
Ngày 29-2, Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng có bài viết 'Thiếu sự giám sát tại Dự án Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tiên Phước'. Nội dung bài viết phản ánh Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tiên Phước phối hợp với các xã Tiên Lãnh, Tiên Cảnh, Tiên Ngọc triển khai Dự án trồng rừng phòng hộ trên diện tích 56,5ha; trong đó xã Tiên Lãnh 18ha, xã Tiên Ngọc 8,5ha và xã Tiên Cảnh 30ha. Kinh phí đầu tư trồng và chăm sóc là 17 triệu đồng/ha.
Liên quan đến nội dung bài viết: 'Thiếu sự giám sát tại Dự án Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tiên Phước' mà Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng phản ánh, sáng nay (1-3), ông Trần Út – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn đề nghị UBND huyện Tiên Phước và Chi cục Kiểm lâm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý.
Nhằm tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn, từng bước phục hồi đa dạng sinh học trong khu vực và hạn chế xảy ra thiên tai, lũ lụt, Ban Quản lý (BQL) Dự án trồng rừng huyện Tiên Phước (Quảng Nam) được giao thực hiện Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn ở 3 xã Tiên Lãnh, Tiên Cảnh, Tiên Ngọc. Thế nhưng theo phản ánh của người dân, dự án trên hiệu quả không khả thi. Nghiêm trọng hơn, có những khu vực người dân nhận cây giống không trồng mà vứt bỏ khắp rừng...
Chị Phạm Thị Mỵ Nương, Giám đốc Hợp tác xã QNA FARM, xã Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) là gương phụ nữ tiêu biểu của xã Tiên Ngọc trong khởi nghiệp bằng các loại bột chế biến từ các loại củ, nông sản địa phương
Vượt qua những khó khăn thách thức, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) không ngừng hỗ trợ người dân sinh kế, khuyến khích tham gia HTX, từ đó tạo động lực nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.