ASEAN tăng cường gắn kết và tự cường

Chặng đường hình thành và phát triển suốt 57 năm qua cho thấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - một trong những tổ chức khu vực thành công nhất trên thế giới, là điển hình về thành công trong liên kết và hợp tác khu vực - đang vững bước trên con đường xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày một gắn kết và tự cường.

Việt Nam- Cầu nối quan trọng giữa ASEAN với các đối tác

Thành công quan trọng nhất của ASEAN trong suốt 57 năm qua có thể nói là đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thành viên xây dựng được mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp.

Việt Nam và hành trình gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995. Chặng đường gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết, có vai trò, vị thế ở khu vực và trên thế giới.

Cam kết nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam gần 3 thập kỷ đồng hành cùng ASEAN

Việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 29 năm trước (28/7/1995), có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn với cả khu vực. Từ đó quá trình hình thành một tổ chức đầy đủ 10 quốc gia là thành viên đã có những bước tiến hiệu quả và nhanh chóng, cùng hướng tới xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.

Hành trình đậm nét Việt Nam trong 29 năm gia nhập ASEAN

'Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp chủ động, tích cực, có trách nhiệm góp phần đề cao vai trò, vị thế, uy tín, giữ gìn đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN trong giai đoạn bước ngoặt khi ASEAN hướng đến xây dựng và triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045'.

Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ 1)

Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn dài hạn nhất cho tương lai phát triển của khối - Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Vấn đề quyền con người trong Tầm nhìn xây dựng Cộng đồng ASEAN

Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn dài hạn nhất cho tương lai phát triển của khối - Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045. Trong Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 (từ ngày 5 đến 7-9-2023), ASEAN đã công bố văn kiện quan trọng đó là Tuyên bố Hòa hợp ASEAN IV. Đây là sáng kiến của Chủ tịch ASEAN In-đô-nê-xi-a năm 2023, đóng vai trò là nền tảng cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2045, giúp củng cố ASEAN để giải quyết các thách thức khác nhau trong tương lai. Đây là lần đầu tiên ASEAN có một tầm nhìn mang tính chiến lược dài hạn. Cho dù tương lai phải đối diện với những thách thức to lớn nhưng ASEAN vẫn cần bám sát tinh thần cốt lõi 'lấy người dân làm trung tâm, mục tiêu, động lực' của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đến năm 2045.

Dấu ấn Việt Nam trong ASEAN: Đồng hành, lớn mạnh cùng năm tháng

Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến nay đã gần ba thập niên. Có thể thấy, đây chính là quá trình cùng phấn đấu vì một Đông Nam Á hòa bình, hòa hiếu và thịnh vượng trong cộng đồng thế giới rộng lớn. Nhìn từ góc độ khác, ASEAN lớn mạnh gắn liền với Việt Nam và Việt Nam phát triển có hình ảnh của ASEAN. Tuy nhiên, để đánh giá được hết tầm quan trọng của Việt Nam trong ASEAN cần xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh, từ lịch sử, kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội.

ASEAN vạch ra tầm nhìn cho năm 2045

Các chuyên gia và học giả trong khu vực đã và đang nỗ lực rất nhiều để phác thảo tầm nhìn của ASEAN trong 2 thập kỷ tới. Đến nay, có thể nói là họ đã đi được nửa con đường. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng Tầm nhìn mới của Cộng đồng ASEAN sau 2025, hiện sẽ có hiệu lực đến năm 2045 sẽ phù hợp với nguyện vọng chung của công dân ASEAN, hiện ở mức khoảng 672 triệu người.

Việt Nam đóng góp xây dựng, củng cố và thống nhất ASEAN

Nhà báo kỳ cựu người Indonesia Veeramalla Anjaiah cho rằng, với phương châm tích cực, chủ động và trách nhiệm, kể từ khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 28/7/1995, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho một ASEAN đoàn kết, hòa bình, ổn định và có tiếng nói vững vàng trong khu vực.

Việt Nam được kỳ vọng gia tăng vai trò và vị thế trong ASEAN

28 năm qua kể từ khi gia nhập ASEAN với phương châm là thành viên 'tích cực, chủ động và có trách nhiệm', Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho một ASEAN đoàn kết, hòa bình, ổn định và phát triển.

Khẳng định vai trò, nâng tầm vị thế của Việt Nam suốt 28 năm tham gia ASEAN

Hoạt động và đóng góp của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác ASEAN suốt 28 năm qua đã phản ánh thành công của công cuộc đổi mới và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới cũng như ở khu vực Đông Nam Á, khẳng định vai trò, nâng tầm vị thế của Việt Nam tại diễn đàn khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Chuyên gia đánh giá thành tựu của Cộng đồng ASEAN 'dựa trên 3 trụ cột'

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Awang Azman Bin Awang Pawi cho rằng việc các thành viên của ASEAN đạt được thỏa thuận thực hiện 3 trụ cột sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển và hợp tác.

Thế giới Thế giới ASEAN - gã khổng lồ kinh tế hình thành với câu chuyện tăng trưởng độc đáo

Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/2015 được ca ngợi là bước tiến lớn nhất hướng tới hội nhập kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và trong thời gian ngắn, cộng đồng đã đạt được nhiều mục tiêu, bất chấp đối mặt với những thách thức gay gắt dưới hình thức của các hàng rào phi thuế quan.

Tín hiệu tích cực từ dự án mua bán điện đa phương đầu tiên trong ASEAN

Dự án mua bán điện giữa Lào-Thái Lan-Malaysia-Singapore đã thành hiện thực, mở ra triển vọng cho việc kết nối hệ thống mạng lưới điện chung trong 10 nước ASEAN.

ASEAN với vai trò tạo dựng môi trường hòa bình, phát triển

Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam nhân kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN, nguyên Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn khẳng định, bất chấp các khó khăn thách thức, trong 55 năm qua ASEAN đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022): Khẳng định vai trò, nâng tầm vị thế

Cách đây 27 năm, ngày 28/7/1995 đánh dấu mốc khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Hợp tác liên tỉnh, liên vùng để khai thác lợi thế EWEC

EWEC là một dự án hợp tác phát triển của một số nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. EWEC đi vào hoạt động mở ra nhiều cơ hội hợp tác, liên kết đem lại lợi ích thiết thực cho các quốc gia thành viên và các địa phương dọc hành lang đi qua.

Cùng chung tay xây dựng ngôi nhà chung văn hóa Việt Nam – ASEAN

Một cội nguồn bản sắc văn hóa của khu vực, một nền văn hóa ASEAN đầy bản sắc, đa dạng trong thống nhất là một mục tiêu cao cả mà Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đã và đang hướng đến.

Việt Nam thể hiện vai trò quan trọng trên diễn đàn thế giới và khu vực

Dư luận khu vực và quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam khi đảm nhận 'nhiệm vụ kép' tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) năm 2020 với nhiều kỳ vọng.

Dấu ấn đậm nét của Việt Nam cho sự phát triển của ASEAN

Bà Arancha González – Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Quốc tế: Việt Nam có thể trở thành cầu nối, một cửa ngõ để các nước ASEAN tiến vào EU và ngược lại, nhất là trong tương lai, hợp tác giữa ASEAN và EU sẽ phải chuyển đổi từ hợp tác giữa quốc gia với khu vực sang hợp tác giữ khu vực với khu vực. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh: Là một thành viên ASEAN, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước trong khối nhằm duy trì vai trò dẫn dắt của ASEAN, vừa thúc đẩy đàm phán vừa bảo vệ tối đa lợi ích của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong đàm phán Hiệp định RCEP.Ông Choi Shing Kwok - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á: 'Việt Nam có tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ mà ASEAN cần vào thời điểm này để có được hướng đi trong bối cảnh bất trắc mà chúng ta đang nói đến hiện nay trong lĩnh vực địa chính trị. Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò của ASEAN và đưa quan điểm của ASEAN ra cộng đồng quốc tế.'Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi: 'Theo tôi, Việt Nam cần tập trung vào việc tiếp tục chương trình nghị sự của khối, như thúc đẩy phát triển bền vững, hay đối phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần thúc đẩy hợp tác nội khối, trong đó có hợp tác phát triển kinh tế. Ngoài ra, trong năm làm chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng có thể tập trung vào nội dung về quản trị nhân sự, hay giáo dục.'