Theo quyết định của Chủ tịch nước về việc đặc xá năm 2025, trại giam Xuyên Mộc có 80 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù được nhận quyết định đặc xá.
Trong sáng kiến của ngành đường sắt, hành khách, người dân đã cùng nhau hân hoan đón Đoàn tàu thống nhất trong ngày hội thống nhất, non sông liền một dải.
LTS: Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) là dịp để cả nước nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng tưởng nhớ, tri ân sâu sắc đến lớp lớp thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập - tự do - hạnh phúc của dân tộc; đồng thời cũng là dịp để nhìn lại hành trình 50 năm xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế của một thành phố năng động, nghĩa tình - đầu tàu kinh tế của cả nước. Chuyên đề Công an TPHCM trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, với tựa đề: 'TPHCM - 50 năm vững bước từ mùa Xuân đại thắng'.
Nhân dịp kỷ niệm dịp 30/4, dự án cải tạo Công viên Thống Nhất đã được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sớm, mang đến không gian xanh, hiện đại, kết nối cộng đồng cho người dân Thủ đô và du khách.
Những ngày nghỉ lễ kéo dài không chỉ là dịp để các gia đình nghỉ ngơi, sum họp mà cũng là thời điểm bùng nổ nhu cầu tổng vệ sinh nhà cửa.
Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã tổ chức 2 đoàn tàu khách khởi hành tại hai ga Hà Nội, Sài Gòn tối ngày 29/4, tái hiện hai đoàn tàu Thống nhất sau chiến thắng vang dội ngày 30/4/1975.
Nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cùng tinh thần trách nhiệm, các đơn vị trong Công an TP Hà Nội, ông Chu Nghiêm tìm thấy con gái sau 57 năm thất lạc.
Trưa 30-4, hai đoàn tàu mang biểu tượng Thống Nhất, xuất phát từ Hà Nội và TPHCM, đã cùng dừng bánh tại ga Đà Nẵng trong cuộc hội ngộ đặc biệt. Sự kiện tái hiện khoảnh khắc lịch sử của đất nước, khơi dậy niềm xúc động và tự hào trong hàng nghìn người dân, hành khách và các nhân chứng từng sống qua thời khắc non sông sum họp cách đây 49 năm.
VOV.VN -Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt không chỉ gợi nhắc về quá khứ hào hùng và lịch sử vẻ vang ngày 30/4/1975 - ngày thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp một nhà, việc tổ chức đoàn tàu còn nhằm tri ân các hành khách là cựu chiến binh, người có công với cách mạng.
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trưa 30/4, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức Lễ đón, tiễn gần 900 hành khách trên Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau ở Đà Nẵng.
Vào đúng ngày 30/4, khi cả nước đang hân hoan Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì tại ngôi nhà trên phố Nguyễn Đức Cảnh (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội), một gia đình nhỏ cũng đang trong niềm vui đoàn tụ, sum họp với người thân sau 57 năm thất lạc nhau.
Hình ảnh đoàn tàu Thống Nhất nối hai miền Nam-Bắc đã trở thành biểu tượng của hòa bình, của khát vọng độc lập dân tộc và niềm vui toàn thắng, sum họp.
Khi ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5-6-1911), thanh niên Nguyễn Tất Thành mang theo khát vọng của cả dân tộc về giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn...
HNN - 30/4/2025 tròn 50 năm bài hát 'Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng' được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Lúc đó, bài hát như tiếng reo vui của cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui chiến thắng và niềm vui hạnh phúc độc lập, tự do, Bắc - Nam sum họp. 'Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng' đã đi cùng năm tháng, sống mãi trong hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè trên thế giới.
Tối 29/4, 2 đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt với ý nghĩa Bắc- Nam sum họp đã chính thức lăn bánh từ Hà Nội và TP.HCM. Hai đoàn tàu đặc biệt này sẽ gặp nhau tại Đà Nẵng vào trưa nay, 30/4.
Chiến thắng 30/4/1975 mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là ngày đất nước ta hoàn toàn giải phóng, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và chế độ tay sai, đưa hai miền Bắc - Nam sum họp một nhà sau bao năm chia cắt.
Những ngày nghỉ lễ luôn là dịp đặc biệt để người thân sum họp. Nhưng có lẽ chưa năm nào tôi cảm thấy trọn vẹn và ấm lòng như năm nay bởi cả nhà nội, nhà ngoại cùng góp tiền, rủ nhau đi du lịch.
Ngày 30/4/1975 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là ngày mà cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui chiến thắng, non sông liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà sau bao năm trường chia cắt bởi chiến tranh.
Ngày 30/4/1975 - một dấu mốc thiêng liêng, hào hùng và chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là ngày kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài ba thập kỷ, mà còn là ngày non sông thu về một mối, Bắc - Nam sum họp, mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất và phát triển đất nước. Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ đại thắng mùa Xuân năm ấy, nhưng âm vang chiến thắng vẫn còn ngân vang trong lòng mỗi người Việt. Đó là niềm tự hào, là ký ức bất tử, là bài học lịch sử mang ý nghĩa sâu sắc, trường tồn với thời gian.
Mùa Xuân năm 1963, trong lời chúc mừng năm mới, sau khi gửi đồng bào miền Nam ruột thịt lời thăm hỏi ân cần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng 4 câu thơ thể hiện niềm tin tuyệt đối vào ngày toàn thắng, Bắc, Nam sum họp: 'Nước Việt Nam ta là một/Dân tộc Việt Nam ta là một/Dù cho sông cạn đá mòn/Nhân dân Nam, Bắc là con một nhà'. Đây được xem như một bản tuyên ngôn về tinh thần đoàn kết dân tộc, chung sức một lòng vì đất nước Việt Nam tự do, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Đôi tàu mang tên 'Đoàn tàu Thống Nhất' xuất phát tại thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tối 29/4 và sẽ gặp nhau vào trưa nay (30/4) tại thành phố Đà Nẵng.
Hôm nay, 50 năm trước, chính là ngày giới tuyến nam bắc vĩnh viễn không còn, giang sơn đã liền một dải! Triệu con tim vỡ òa trong niềm vui thống nhất khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, tung bay ở quần đảo Trường Sa, các vùng biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta đã thắng lợi, khát vọng cháy bỏng nam bắc sum họp một nhà đã trở thành hiện thực.
Sau 50 năm Bắc-Nam sum họp một nhà, Tổ quốc thống nhất và nền hòa bình cùng sự ổn định chính trị đã đưa Việt Nam đến vị thế mới rất vững chắc trong thế giới hiện đại đầy biến động.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Tối 29/4, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đôi tàu mang tên 'Đoàn tàu Thống Nhất' chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hàng trăm hành khách hào hứng được trải nghiệm chuyến tàu Thống nhất xuất phát ga Hà Nội tối nay (29/4) đi TP.HCM trong rợp sắc cờ hoa...
Với mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh đoàn tàu Thống Nhất nối hai miền Nam-Bắc đã trở thành biểu tượng của hòa bình, của khát vọng độc lập dân tộc và niềm vui toàn thắng, sum họp một nhà.
Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, nhiều người dân đã tranh thủ rời Hà Nội ngay sau khi hết giờ làm việc.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 dài ngày là dịp để nhiều người có thể sum họp cùng gia đình. 'Tết đoàn viên' năm nay, các đại gia đình sum vầy trong không khí 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi, một bản hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam. Đó là ngày non sông liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà sau hơn hai mươi năm bị chia cắt bởi chiến tranh và âm mưu đế quốc. Chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là bản anh hùng ca kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, khép lại cuộc trường chinh đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.
Ngày 28/4, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Bạc Liêu tổ chức trao tặng phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân đến giáo viên, học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Bạc Liêu.
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay được nghỉ nhiều ngày nên mọi người thường chọn về quê hoặc đi chơi xa. Tuy nhiên, không ít công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An lựa chọn không về quê mà nhận làm việc thời vụ để có thêm thu nhập.
Cách đây 50 năm, đúng vào ngày 30/4/1975, sau bản tin chiến thắng, ca khúc 'Như có Bác trong ngày đại thắng' đã vang lên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.
Câu chuyện tình yêu và hẹn ước ngày thống nhất của bà Phan Thị Kim Song với người thương binh Cao Văn Thành đã viết nên bản tình ca đẹp, dành cho ngày sum họp và dựng xây đất nước.
Giữa bao cuộc hội ngộ trong ngày đất nước thống nhất, có một cuộc hội ngộ không lời nào diễn tả hết: người vợ già 90 tuổi đứng lặng bên mộ chồng - người lính đã ngã xuống ở chiến trường miền Nam hơn nửa thế kỷ trước. Đó không chỉ là cuộc trở về của một linh hồn liệt sĩ, mà còn là cái kết đẹp cho một lời hẹn ước từ thời máu lửa: 'Chờ anh về, ngày Nam - Bắc sum họp...'.
Tròn 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Việt Nam vươn mình trở thành một đất nước hiện đại, phát triển. Thế nhưng, ký ức chiến tranh, những năm tháng ác liệt bom rơi, đạn nổ, nghĩa tình đồng bào son sắt luôn tiềm ẩn trong tim mỗi người Việt...
Sau 30 năm chia cắt, tuyến đường sắt Bắc-Nam được khôi phục, nối liền hai miền của đất nước. Chuyến tàu thống nhất đầu tiên mang theo khát vọng hòa bình, niềm vui sum họp sau nhiều năm xa cách.
Công viên Thống Nhất - biểu tượng lịch sử của khát vọng hòa bình, Bắc Nam sum họp là một trong 3 điểm Cầu truyền hình 'Vang mãi khúc khải hoàn'...
Những người làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 xúc động hội tụ về TP.HCM, nơi nghĩa tình tri ân vẫn vẹn nguyên sau 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã hòa bình, độc lập. Dù đã 50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhưng ký ức về những ngày tháng Tư lịch sử, ký ức về Đại thắng mùa Xuân 1975, ngày non sông Việt Nam nối liền một dải, đất nước thu về một mối, Nam Bắc sum họp một nhà vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3 tại Yên Bái – những người đã trực tiếp làm nên trang sử vẻ vang ấy.
Một chiều cuối tháng Tư lịch sử, trong căn nhà nhỏ tại phường Phan Đình Phùng (TP. Thái Nguyên), tôi được hai người lính công binh năm xưa, ông Tạ Xuân Tựu (sinh 1949) và ông Đinh Văn Tỵ (sinh 1953) kể lại ký ức của gần nửa thế kỷ trước. Những câu chuyện về chiến trường, đồng đội hiện lên như từng thước phim sống động. Và rồi câu chuyện khép lại bằng những ký ức trong ngày vui đại thắng - ngày 30/4/1975, khi non sông nối liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà trong niềm hân hoan.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, là mốc son chói lọi, chiến công hiển hách trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ tuy đầy gian khó nhưng với sức mạnh đoàn kết, tinh thần đấu tranh kiên cường của những người con đất Việt đã làm nên thắng lợi vĩ đại, Bắc - Nam sum họp một nhà, đất nước nối liền một dải, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Trong khi nhiều người háo hức chuẩn bị cho những chuyến đi xa, hay sum họp đông vui nhân kỳ nghỉ lễ 30/4, vẫn có không ít người lặng lẽ chọn tiếp tục làm việc, tạm gác lại mong muốn cá nhân. Bởi với họ, kỳ nghỉ không chỉ là thời điểm nghỉ ngơi, mà còn là khoảng lặng để đối diện với thực tại.
Công viên Thống Nhất không chỉ là 'lá phổi' xanh, là địa điểm lý tưởng để thư giãn, vui chơi, thể dục - thể thao… của người dân Thủ đô mà còn là biểu tượng lịch sử của khát vọng hòa bình, đoàn tụ và phát triển bền vững.
Triển lãm trưng bày chuyên đề 'Bắc Nam sum họp một nhà' là sự kiện văn hóa có ý nghĩa thiết thực chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.