Khó cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc là tình cảnh hiện nay của thị trường máy nông nghiệp Việt Nam, do giá thành cao bởi các chính sách bất cập về thuế và việc cho phép nhập khẩu máy móc nông nghiệp qua sử dụng không có qui định thời hạn và tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật…
Tổng Công ty CP Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã đầu tư vào nhóm doanh nghiệp liên kết như Honda, Toyota và Ford Việt Nam. Đây cũng là những 'con gà đẻ trứng vàng' cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công Thương.
Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM, mã VEA) mới thông báo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2024 với việc kiểm toán ngoại trừ và lưu ý loạt vấn đề.
Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, UPCoM: VEA) công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2024 với nhiều vấn đề lưu ý từ đơn vị kiểm toán.
VEAM đạt 98% mục tiêu lợi nhuận cả năm nay chỉ trong 6 tháng nhờ khoản cổ tức 5.563 tỷ đồng được chia từ các liên doanh chủ chốt, đồng thời đặt mục tiêu thanh lý hết xe tải tồn kho.
Doanh thu tài chính vẫn là lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn cho Công ty mẹ khi 6 tháng đầu năm con số này đạt 5,486,3 tỷ đồng bằng 94% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 5,361,7 tỷ đồng bằng 98% kế hoạch cả năm 2024.
Sáng 31/7 tại Hà Nội, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam-CTCP đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024.
Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP ((VEAM, mã chứng khoán VEA- sàn UPCoM)) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.
Năm 2023, tuy doanh thu chỉ đạt 88% kế hoạch, Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công (DISOCO) vẫn vượt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 7%. Là một trong nhóm 4 đơn vị (DISOCO, FOMECO, FUTU 1, SVEAM) có đóng góp lớn cho doanh thu sản xuất công nghiệp của VEAM.
Ngày18/1/2024 tại Hà Nội, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp -CTCP (VEAM) đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - Công ty Cổ phần (VEAM) là doanh nghiệp lớn nhất về quy mô và có truyền thống lâu dài về sản xuất động cơ và máy nông nghiệp tại Việt Nam...
Đại gia ô tô vừa công bố nghị quyết chia cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 41,869%. Với số cổ phần nắm giữ chiếm tỷ lệ lớn, Bộ Công Thương sắp nhận về 4.900 tỷ đồng.
Là đơn vị có số lao động nữ chiếm tỷ lệ nhỏ song thời gian qua nhiều hoạt động Công đoàn VEAM luôn hướng về công tác nữ công và mục tiêu 'Vì sự tiến bộ phụ nữ'.
Nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động đầu tư tài chính và hợp tác sản xuất, lợi nhuận tính chung nửa đầu năm 2023 của Tổng công ty VEAM tạm thời vượt mục tiêu kế hoạch năm và tăng mạnh so với cùng kỳ 2022.
Loạt chất vấn của cổ đông VEAM liên quan đến các sai phạm cho vay tại Vetranco, xử lý hàng tồn kho, rủi ro pháp lý dưới thời lãnh đạo cũ, kế hoạch trả cổ tức...
Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 với mục tiêu lợi nhuận sau thuế công ty mẹ khoảng 5,7 nghìn tỷ đồng. Chi trả cổ tức 2022 tỷ lệ 37,3%.
Với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 5.624 tỷ đồng tăng 25%, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị Tổng công ty VEAM tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng trong năm 2023.
Với hơn 1,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến VEAM sẽ phải chi gần 5.000 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 37,3%.
Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đại gia ngành ô tô chi cổ tức 'khủng' lên tới 5.000 tỷ đồng.
Được biết như một phương pháp cải tiến năng suất hiệu quả, Kaizen giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh.
Nhờ đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tái cơ cấu đã phát huy hiệu quả, năm 2022 lợi nhuận trước thuế của VEAM ước đạt 6.120 tỷ đồng.
Việc các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty tham gia chương trình hợp tác sản xuất nội bộ dưới sự điều phối, quản trị của Tổng công ty đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VEAM cũng như các đơn vị thành viên từng bước vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả khả quan trong thời gian qua.
Được đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, hiện Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đã và đang là nhà cung cấp thiết bị, linh kiện phương tiện vận tải, máy móc công - nông nghiệp… cho nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam và trên thế giới.
Là một trong những doanh nghiệp cơ khí đầu tiên của Việt Nam sớm tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về công nghệ, chất lượng, giá cả.
Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong các lĩnh vực cơ khí nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô của Việt Nam, sau 30 năm xây dựng và trưởng thành (1990-2020), Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam- CTCP (VEAM) đã từng bước góp phần hình thành nền công nghiệp hỗ trợ, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam.
Dưới tác động từ dịch COVID-19, sức bật của doanh nghiệp (DN) Việt Nam sẽ gặp nhiều cản trở. Yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng của các DNlại càng trở nên cấp thiết. Trong bối cảnh này, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ DN áp dụng công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể.
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực máy nông ngư cơ tại Việt Nam, trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp miền Nam (SVEAM) không ngừng áp dụng các công cụ cải tiến năng suất nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Năm 2019 doanh thu tài chính của VEAM đạt 7.824 tỷ đồng, vượt 42% so với năm 2018 và vượt 8% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 6.982 tỷ đồng, vượt 34% so với năm 2018 và 9% so với kế hoach đề ra.
'Năm 2019 là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với công đoàn Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) khi mà tình hình SXKD ở một số doanh nghiệp không ổn định. Do tiêu thụ sản phẩm chậm ở các doanh nghiệp thành viên khiến số lao động đã giảm 793 người so với năm 2018, một bộ phận người lao động làm việc không đủ tháng, theo thống kê có đến 125 lao động thiếu việc làm'. Ông Mai Mạnh Dũng - Chủ tịch Công đoàn VEAM cho biết tại Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn 2019.
Do chịu tác động chung của thị trường việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc hệ thống Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cả năm 2019 doanh thu tài chính và lợi nhuận sau thuế của VEAM đã đạt và vượt kế hoạch.
Kết thúc năm 2019, doanh thu tài chính và lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã hoàn thành và vượt kế hoạch năm mà Đại hội cổ đông đề ra. Tuy nhiên phần lớn lợi nhuận lại đến từ các công ty liên doanh, trong khi các công ty thành viên vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn và đây cũng là thách thức lớn đối với VEAM trong năm 2020.
VEAM hiện đang còn tồn kho số lượng lớn xe tải, trị giá trên 1.200 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là xe Euro 2 sản xuất từ năm 2017 trở về trước.
Theo kết quả công bố, 6 tháng đầu năm, doanh thu tài chính của VEAM là 6.476 tỷ đồng, đạt 89% kế hoạch năm 2019, lợi nhuận sau thuế là 6.200 tỷ đồng, đạt 97% so với kế hoạch năm 2019. Kết quả lợi nhuận tốt đến từ các công ty liên doanh, liên kết là Honda, Toyota và FVL.
Đây là con số được công bố tại Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2019 của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM), diễn ra chiều ngày 25/7, tại Hà Nội.