UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-UBND cho phép Hợp tác xã Nông nghiệp Lê Lợi sử dụng địa danh 'Hà Vĩ' để đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Ngoài đào, quất, người dân có thể lựa chọn nhiều loài hoa đẹp, bền để chơi Tết. Năm nay, giống cúc mâm xôi tím và cúc 'chân dài', hứa hẹn sẽ tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho thị trường hoa Tết năm nay.
Với 150.000ha đất đồi gò, 125.000ha đất bãi phù sa, 35.000ha đất đồng bằng và 30.840ha mặt nước ao, hồ lớn nhỏ và ruộng trũng, thành phố Hà Nội rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT Hà Nội cho biết, các quy định của Luật Thủ đô 2024 là hành lang pháp lý vững chắc để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn trong giai đoạn tới; phát triển nông nghiệp - nông thôn Hà Nội bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế của TP, đạt mục tiêu 'nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh'.
Gần một tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, song thị trường hoa, cây cảnh tại Hà Nội đã sôi động. Các cửa hàng kinh doanh nhập hoa, cây cảnh với số lượng lớn, đa dạng chủng loại, giá cả hợp lý để phục vụ nhu cầu trang trí của người dân. Theo một số chủ cửa hàng, năm nay giá đào, quất, hoa lan… cao hơn mọi năm.
Việc kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 gặp nhiều khó khăn. Lý do là cả nước có tới hơn 18.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được chính quyền cho phép hoạt động.
Nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm tăng cao dịp Tết; tình hình giết mổ sản phẩm động vật còn nhỏ lẻ, phức tạp, khó quản lý... là những nội dung được thảo luận trong Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 4-1.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Nắm bắt được điều này, các hộ chăn nuôi, hợp tác xã… trên địa bàn thành phố đã tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi, chuẩn bị cung cấp nguồn cung thực phẩm lớn cho thị trường cuối năm.
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Một số chỉ tiêu chính về đích sớm, tạo tiền đề quan trọng để Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp TP.
Ngày 31/12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội tổ chức khảo sát, làm việc với một số cơ sở chăn nuôi và sản xuất con giống trên địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Ngày 31-12, Sở NN&PTNT Hà Nội và Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội đã làm việc với một số cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống trên địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Giáp Tết Nguyên đán, chợ hoa sinh vật cảnh độc lạ, lớn nhất thành phố Hà Nội với diện tích 24ha tại Long Biên lại vô cùng nhộn nhịp.
Vụ đông xuân 2024-2025, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục hỗ trợ nông dân đưa các giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, đặc biệt là giống khoai tây cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đây là thời điểm nhiều nông sản, thực phẩm vào vụ thu hoạch chính. Để hỗ trợ nông dân, hợp tác xã kết nối khâu tiêu thụ, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang đẩy mạnh hoạt động liên kết với doanh nghiệp, đưa sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, hướng chăn nuôi của TP Hà Nội là xây dựng chuỗi giá trị, kết nối phát triển các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ gắn với định hướng phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm.
Thời gian qua, TP Hà Nội đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Thông qua đó đã góp phần từng bước nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề.
Ngày 27/12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Được mệnh danh là 'đất trăm nghề', làng nghề Hà Nội đã và đang đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong khâu thiết kế mẫu, quản lý chất lượng, thiếu vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất lạc hậu, nên làng nghề phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
Ngày 27-12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Sáng 27-12, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội 2021-2024.
Tình trạng xuống cấp tại các dốc kết nối một số trục đường tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, với tuyến đường đê sông Hồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và là nguyên nhân dẫn tới một số vụ tai nạn giao thông.
Các tỉnh, thành phố phía Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển cây ăn quả, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững trong liên kết sản xuất và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm khi vào vụ thu hoạch.
Chiều 25-12, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT) phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm và UBND xã, Hội Nông dân xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất hoa Lily theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Ngày 25/12, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tổ chức hội nghị Tổng kết mô hình trình diễn khoai tây giống mới năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2024 và kết nối tiêu thụ khoai tây thương phẩm.
Ngày 25-12, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức tổng kết mô hình trình diễn khoai tây giống mới năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2024 và kết nối tiêu thụ khoai tây thương phẩm.
Vị trí sạt lở đê tả Hồng tại xã Văn Khê (huyện Mê Linh, Hà Nội) có chiều dài khoảng 300m, làm nứt nhà, đổ tường, đổ cây của một số hộ dân sinh sống ven sông.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng mã số vùng trồng, cấp giấy chứng nhận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, phục vụ xuất khẩu nông sản.
Ngày 24-12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Diễn đàn là cơ hội để các hộ sản xuất, hợp tác xã kết nối với đơn vị, doanh nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp an toàn vào hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Cùng với các tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội bước vào đợt chống hạn quan trọng cho vụ Xuân 2025. Công tác chuẩn bị lấy nước đang được các sở ngành, 4 công ty thủy lợi của TP rốt ráo triển khai.
Các tỉnh, thành phố phía Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển cây ăn quả, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững trong thực hiện quy hoạch hay việc thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, các chủ thể OCOP của Hà Nội đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu nông sản chất lượng cao mang đặc trưng từng vùng miền.
Ngày 19-12, tại Quảng trường vườn hoa Phùng Khắc Khoan, trung tâm huyện Thạch Thất, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 cho phép sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đa mục đích. Vì vậy, việc xây dựng các quy định chi tiết cho từng loại đất nông nghiệp được sử dụng đa mục đích được xem là nhiệm vụ cấp bách.
Sức tiêu thụ nông sản thực phẩm dịp cuối năm trên thị trường Hà Nội có thể tăng 20 - 30%, để đáp ứng như cầu này, Hà Nội sớm chủ động xây dựng nguồn nông sản, không để xảy ra tình trạng thiếu - thừa cục bộ.
Hiện nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đang phối hợp với các địa phương hỗ trợ nông dân tích cực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nhằm giảm khâu lao động nặng nhọc, nguy hiểm, bảo đảm tính thời vụ khi thực hiện thâm canh, tăng vụ, xoay vòng nhanh…
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dự báo nhu cầu tiêu thụ nông sản, thực phẩm sẽ tăng mạnh. Để bảo đảm nguồn cung, cùng với đẩy mạnh sản xuất, Hà Nội đang liên kết với các tỉnh, thành phố đưa nguồn nông sản an toàn vào Thủ đô.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với nhiều tỉnh, thành phố chủ động duy trì, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng mã số vùng trồng, cấp giấy chứng nhận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, phục vụ xuất khẩu nông sản... Qua đó, góp phần kết nối, phát triển chuỗi nguyên liệu cho xuất khẩu nông sản.
Trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.
Ông Nguyễn Thanh Xuân - Bí thư quận Hà Đông cho biết, quận này đang quyết tâm bàn giao mặt bằng kênh và chợ La Khê cho chủ đầu tư dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa.
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ ba năm 2024 do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức từ ngày 29-11 đến 3-12-2024, đã thu hút lượng lớn khách hàng tham quan, mua sắm, trải nghiệm sản phẩm đặc trưng vùng miền.
Ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ hai mươi, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI: Xem xét, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng; Sau giám sát, nhiều dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư; Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ ba: Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm; Hệ lụy từ... kết hôn muộn; Nhận diện chính xác để đấu tranh hiệu quả... là những thông tin đáng chú ý trên Báo Hànôịmới số ra ngày 11-12-2024.
Theo lãnh đạo Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Sở NN&PTNT Hà Nội), hiện nay, khả năng tự sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt (cá) nhưng đối với các nông sản thực phẩm khác thì khả năng mới đáp ứng khoảng 20 - 70%.
Với hơn 10 triệu người dân cư trú thường xuyên và hàng năm đón hàng triệu du khách đến tham quan, nhu cầu tiêu dùng nông sản của TP Hà Nội là rất lớn. Việc bảo đảm nguồn cung các mặt hàng nông sản là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với ngành nông nghiệp Hà Nội.
Quá trình đô thị hóa mạnh khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, trong khi người dân thiếu vốn đầu tư, khó mở rộng quy mô sản xuất. Trong bối cảnh này, nguồn vốn Quỹ Khuyến nông Hà Nội được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu gỡ khó cho nông nghiệp Thủ đô.
Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các ngành chức năng về khoa học, kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, nông dân tại các vùng trồng rau trên địa bàn thành phố đã ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ. Các hợp tác xã tập trung xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại thu nhập cao từ trồng rau an toàn.
Để nâng cao giá trị sản phẩm và kiểm soát tình trạng 'được mùa, mất giá', thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương hỗ trợ hợp tác xã sản xuất rau an toàn theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, các hợp tác xã đẩy mạnh tiêu thụ rau an toàn cho các kênh phân phối hiện đại, có kế hoạch sản xuất bảo đảm cung - cầu.
Năm 2024, Hà Nội phát hiện tới 231 vụ vi phạm mới liên quan đến an toàn các công trình thủy lợi. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn hàng nghìn vi phạm trước đó chưa được xử lý.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức phổ biến kiến thức về quy trình sản xuất rau an toàn cho nông dân ở các vùng trồng tập trung, góp phần thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Sáng 5/12, các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nôi đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 8, gồm các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) luôn là địa chỉ tin cậy chăm sóc, cứu hộ động vật rừng do cơ quan chức năng thu giữ được từ các vụ án buôn bán, vận chuyển trái phép chuyển đến. Trong số này, nhiều cá thể động vật trong tình trạng bị thương nặng, kiệt sức, song nhờ tình yêu thương, trách nhiệm với nghề, đội ngũ bác sĩ thú y của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã tận tâm cứu chữa, tái sinh hàng nghìn động vật rừng.
Thành phố Hà Nội có nguồn cây dược liệu phong phú, song tài nguyên này đang bị lãng quên. Để khai thác hiệu quả nguồn dược liệu, cần xây dựng chiến lược riêng cho cây dược liệu và đưa cây dược liệu thành cây trồng chủ lực.