Kết quả giám sát tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội thời gian qua cho thấy, an toàn thực phẩm vẫn là nỗi lo lớn. Các đoàn liên ngành TP và tuyến quận, huyện đã ghi nhận hàng trăm cơ sở sản xuất - kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Trong thời điểm cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao. Trước tình hình này, ngành Nông nghiệp Hà Nội đề nghị các địa phương chủ động, tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên động vật ngay từ trang trại, hộ chăn nuôi để bảo đảm nguồn cung cũng như an toàn thực phẩm.
Nhằm tiếp tục mở rộng vùng sản xuất chuối, bưởi tập trung theo hướng an toàn, hữu cơ, năm 2024, ngành Nông nghiệp Hà Nội hỗ trợ hợp tác xã, nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, từng bước đổi mới trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hình thành các chuỗi liên kết, phát huy thế mạnh địa phương, nâng cao chất lượng hàng hóa và hiệu quả kinh tế.
Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề. Mới đây, 'Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050' tiếp tục được ban hành, mang theo nhiều kỳ vọng.
Hơn 179ha cây trồng trên tổng diện tích 271,85ha gieo trồng của quận Tây Hồ đã bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) xảy ra vào tháng 9-2024.
Năm 2025, ngành NN&PTNT Hà Nội tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Hà Nội tăng 2,52% so với cùng kỳ, đứng thứ 2 trong số các tỉnh, thành phố phía Bắc. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Hà Nội vượt ngưỡng 2 tỷ USD. Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về kết quả xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… Đó là những kết quả ấn tượng mà ngành NN&PTNT Hà Nội đạt được trong bối cảnh năm 2024 gặp nhiều khó khăn bởi thiên tai. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác ngành NN&PTNT năm 2024.
Mô hình cá - lúa là hướng đi bền vững và tiềm năng cho phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Hà Nội. Mô hình này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp nông dân nâng cao đời sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành Nông nghiệp Thủ đô.
Năm 2024, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động phối hợp các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền việc triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô 2024.
Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 khiến an toàn thực phẩm (ATTP) trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là với địa bàn đông dân cư như tại Hà Nội. Công tác kiểm soát ATTP đang được TP tập trung cao độ.
Chiều 14-1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác thông tin, tuyên truyền năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các cơ quan thông tấn, báo chí của trung ương và Hà Nội.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề cũng là dịp người dân trồng hoa ở Hà Nội tất bật chăm sóc, lên chậu chuẩn bị cho thị trường, với hy vọng một vụ mùa bội thu.
Còn chưa đầy 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ, những ngày này các làng nghề truyền thống 'chạy nước rút' để kịp cung ứng nhu cầu tiêu dùng vụ cuối năm. Được sự hỗ trợ của máy móc, khoa học công nghệ, năng suất làng nghề ngày một tăng, chất lượng sản phẩm tốt hơn và khẳng định vị thế trên thị trường...
Nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng, nguồn nước thiếu hụt..., ngành Nông nghiệp Hà Nội đối diện nguy cơ có hàng nghìn héc ta lúa xuân 2025 bị thiếu nước gieo cấy.
Ngày 10-1, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khuyến nông năm 2024.
Ngày 9/1, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Ngày 9-1, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ngày 9-1, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Chiều 8-1, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã kiểm tra, đánh giá mô hình khuyến nông trồng khoai tây vụ đông tại huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn.
Chiều 8/1, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra, đánh giá mô hình khuyến nông trồng khoai tây vụ Đông tại 2 huyện Mê Linh và Sóc Sơn.
Chiều 8-1, Chi cục Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Vụ Xuân 2025, Hà Nội dự kiến gieo cấy gần 80.000ha lúa. Đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, đảm bảo mục tiêu về nguồn cung lương thực cho người dân Thủ đô.
Ngày 7-1, Bộ NN&PTNT đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về nguồn cung nông, lâm, thủy sản cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, sản phẩm thịt, thủy sản nước ngọt cơ bản đủ, còn nông sản khác đáp ứng 20-70%. Đối với phần còn thiếu, Hà Nội đã chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố, nên nguồn cung đa dạng, phong phú, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng cho người dân.
Hà Nội xác định tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, phấn đấu đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ.
Ngày 7/1, đoàn kiểm tra của Bộ NN&PTNT đã làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác đảm bảo nguồn cung thực phẩm nông lâm thủy sản dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 22/QĐ-UBND cho phép Hợp tác xã Nông nghiệp Lê Lợi sử dụng địa danh 'Hà Vĩ' để đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Ngoài đào, quất, người dân có thể lựa chọn nhiều loài hoa đẹp, bền để chơi Tết. Năm nay, giống cúc mâm xôi tím và cúc 'chân dài', hứa hẹn sẽ tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho thị trường hoa Tết năm nay.
Với 150.000ha đất đồi gò, 125.000ha đất bãi phù sa, 35.000ha đất đồng bằng và 30.840ha mặt nước ao, hồ lớn nhỏ và ruộng trũng, thành phố Hà Nội rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT Hà Nội cho biết, các quy định của Luật Thủ đô 2024 là hành lang pháp lý vững chắc để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn trong giai đoạn tới; phát triển nông nghiệp - nông thôn Hà Nội bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế của TP, đạt mục tiêu 'nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh'.
Gần một tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, song thị trường hoa, cây cảnh tại Hà Nội đã sôi động. Các cửa hàng kinh doanh nhập hoa, cây cảnh với số lượng lớn, đa dạng chủng loại, giá cả hợp lý để phục vụ nhu cầu trang trí của người dân. Theo một số chủ cửa hàng, năm nay giá đào, quất, hoa lan… cao hơn mọi năm.
Việc kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 gặp nhiều khó khăn. Lý do là cả nước có tới hơn 18.000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được chính quyền cho phép hoạt động.
Nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm tăng cao dịp Tết; tình hình giết mổ sản phẩm động vật còn nhỏ lẻ, phức tạp, khó quản lý... là những nội dung được thảo luận trong Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 4-1.
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt gia súc, gia cầm tăng cao. Nắm bắt được điều này, các hộ chăn nuôi, hợp tác xã… trên địa bàn thành phố đã tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi, chuẩn bị cung cấp nguồn cung thực phẩm lớn cho thị trường cuối năm.
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Một số chỉ tiêu chính về đích sớm, tạo tiền đề quan trọng để Hà Nội tiến gần mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp TP.
Ngày 31/12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội tổ chức khảo sát, làm việc với một số cơ sở chăn nuôi và sản xuất con giống trên địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Ngày 31-12, Sở NN&PTNT Hà Nội và Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội đã làm việc với một số cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống trên địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Giáp Tết Nguyên đán, chợ hoa sinh vật cảnh độc lạ, lớn nhất thành phố Hà Nội với diện tích 24ha tại Long Biên lại vô cùng nhộn nhịp.
Vụ đông xuân 2024-2025, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục hỗ trợ nông dân đưa các giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, đặc biệt là giống khoai tây cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đây là thời điểm nhiều nông sản, thực phẩm vào vụ thu hoạch chính. Để hỗ trợ nông dân, hợp tác xã kết nối khâu tiêu thụ, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang đẩy mạnh hoạt động liên kết với doanh nghiệp, đưa sản phẩm vào các kênh phân phối hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, hướng chăn nuôi của TP Hà Nội là xây dựng chuỗi giá trị, kết nối phát triển các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ gắn với định hướng phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm.
Thời gian qua, TP Hà Nội đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Thông qua đó đã góp phần từng bước nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề.
Ngày 27/12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Được mệnh danh là 'đất trăm nghề', làng nghề Hà Nội đã và đang đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong khâu thiết kế mẫu, quản lý chất lượng, thiếu vùng nguyên liệu, quy trình sản xuất lạc hậu, nên làng nghề phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
Ngày 27-12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Sáng 27-12, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội 2021-2024.
Tình trạng xuống cấp tại các dốc kết nối một số trục đường tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, với tuyến đường đê sông Hồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và là nguyên nhân dẫn tới một số vụ tai nạn giao thông.
Các tỉnh, thành phố phía Bắc có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển cây ăn quả, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững trong liên kết sản xuất và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm khi vào vụ thu hoạch.
Chiều 25-12, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT) phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm và UBND xã, Hội Nông dân xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất hoa Lily theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Ngày 25/12, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tổ chức hội nghị Tổng kết mô hình trình diễn khoai tây giống mới năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2024 và kết nối tiêu thụ khoai tây thương phẩm.
Ngày 25-12, Sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức tổng kết mô hình trình diễn khoai tây giống mới năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2024 và kết nối tiêu thụ khoai tây thương phẩm.
Vị trí sạt lở đê tả Hồng tại xã Văn Khê (huyện Mê Linh, Hà Nội) có chiều dài khoảng 300m, làm nứt nhà, đổ tường, đổ cây của một số hộ dân sinh sống ven sông.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng mã số vùng trồng, cấp giấy chứng nhận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, hình thành vùng nguyên liệu ổn định, phục vụ xuất khẩu nông sản.
Ngày 24-12, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Diễn đàn là cơ hội để các hộ sản xuất, hợp tác xã kết nối với đơn vị, doanh nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp an toàn vào hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.