Sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (WIPHA), xã Mường Động là một trong những địa phương đứng trước nguy cơ xảy ra sạt lở bởi nhiều khu vực đất đồi đã 'ngậm no nước'. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự xã đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại tài sản của Nhân dân.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/7 - 25/7 xuất hiện nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm.
Mỗi mùa mưa bão, tình hình sạt lở bờ sông tại tỉnh Cà Mau lại diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân.
Triển khai công tác phòng, chống mưa bão, đặc biệt là hoàn lưu cơn bão số 3 (Wipha), xã Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã di dời 76 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Ngày 23/7, Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an (Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) có công điện gửi Công an các đơn vị, địa phương về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hoàn lưu của bão số 3 đang tiếp tục gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn Nghệ An. Tính đến 6h sáng 23/7, tỉnh này ghi nhận 1 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương, hơn 3.200 ngôi nhà bị ngập sâu và hàng loạt tuyến giao thông bị chia cắt.
Sở GD&ĐT Nghệ An đề nghị các trường học triển khai lực lượng ứng trực 24/24h, chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở do hoàn lưu bão Wipha gây ra.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, từ ngày 23/7 đến 25/7, lũ hạ lưu sông Cả tiếp tục lên.
Thông tin trên được một lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An thông tin với PV Báo Điện tử VTC News vào lúc 11h30 ngày 23/7, khi vị này đang bị cô lập lại rốn lũ.
Tại một số khu vực như huyện Hongsa (tỉnh Sayabouly), các tỉnh Xiengkhouang, Saysomboun, Huaphanh và Luang Prabang…, tình trạng lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra, khiến nhiều khu vực bị cô lập tạm thời.
Bộ Xây dựng chỉ đạo ứng phó bão Wipha, tập trung khắc phục hàng trăm điểm sạt lở, ngập úng tại Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh,...
Dù bão số 3 đã suy yếu, hoàn lưu sau bão vẫn tiếp tục gây mưa lớn trên diện rộng tại Hà Nội đến ngày 25/7. Thành phố đang khẩn trương triển khai phương án '4 tại chỗ'.
Thời gian gần đây, người dân tại thôn Sô Ma Hang A (xã Ia Hiao, tỉnh Gia Lai) liên tục có ý kiến phản ánh về việc Công ty TNHH MTV Gia Duy (trụ sở tại: tổ 12, phường Pleiku, tỉnh Gia Lai) khai thác cát tại sông Ayun đoạn qua thôn, dẫn đến nguy cơ sạt lở toàn bộ diện tích đất người dân đang canh tác.
Theo báo cáo của Sở NN&MT tỉnh Ninh Bình, bão số 3 gây ngập 78.355 ha lúa mùa, nhiều cây xanh, cây dược liệu bị gãy đổ, một số vị trí đê bối, núi bị sạt lở, trên địa bàn toàn tỉnh không có thiệt hại về người.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các bộ, ngành, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất.
Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Xây dựng, sáng 23/7/2025 cho thấy dù ghi nhận một số điểm ngập úng và sạt lở tại nhiều địa phương, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không trên cả nước vẫn đang hoạt động ổn định, không xảy ra ách tắc...
Hoàn lưu bão số 3 gây mưa và nguy cơ lũ quét ở nhiều địa phương, trong đó tâm điểm là vùng núi Thanh Hóa và Nghệ An. Trong khi đó miền Bắc lại chuẩn bị đón một đợt mưa lớn tiếp theo.
Bão số 3 gây mưa lớn diện rộng tại tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt ở khu vực miền núi, khiến nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập lụt, chia cắt cục bộ.
Vị trí sạt lở ta luy dương trên tuyến quốc lộ 15C qua địa phận xã Nhi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã được xử lý, thông xe.
Chính quyền tỉnh Phú Thọ đã tổ chức di dời 343 hộ dân đang sinh sống ở các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.
Sáng 23/7, theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão 3 nên khu vực Thanh Hóa từ đêm 22/7 đến ngày 24/7 tiếp tục có mưa vừa đến mưa to và dông.
Trong 24 giờ qua, loạt tỉnh miền Bắc và Thanh Hóa, Nghệ An hứng mưa lớn, một số nơi đất 'no' nước, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở trên 200 xã, phường thuộc 5 tỉnh.
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều địa phương tại tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận thiệt hại về nhà cửa, hạ tầng giao thông và sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Sáng 23/7, tổng hợp từ Sở Xây dựng Thanh Hóa, tính đến 7 giờ ngày 23/7, bão số 3 gây mưa lớn đã làm sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh.
Bão số 3 (WIPHA) đã gây ra hàng trăm điểm sạt lở, ngập úng tại các tỉnh miền Trung và Đông Bắc, tuy nhiên đến sáng 23/7, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn cơ bản thông suốt.
Nhằm hạn chế, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, kịp thời phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra trước diễn biến cơn bão số 3 (WIPHA), Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đề nghị Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh chủ động theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến của mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt vùng trũng thấp đến Sở NN&MT, UBND các xã, phường, các cơ quan liên quan và người dân biết, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó.
Trước tình trạng sụt, lún, sạt lở tại nhiều đoạn đê sông Tam Điệp, đe dọa tính mạng và tài sản người dân, hơn 300 người đã được huy động khẩn cấp để gia cố tuyến đê đi qua phường Quang Trung (Thanh Hóa).
Sáng 23/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún do mưa lũ trên khu vực 5 địa phương.
Đêm 22/7, trước tình hình mưa lũ xảy ra nghiêm trọng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ra công điện khẩn gửi UBND 2 tỉnh này cùng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Công Thương, Khoa học và Công nghệ về việc khẩn cấp ứng phó với mưa lũ.
Bão số 3 hiện đã suy yếu và đang tan dần nhưng tiếp tục gây mưa từ chiều tối ngày 22/7 đến sáng ngày 23/7 tại Thanh Hóa, Nghệ An Nam Phú Thọ và Sơn La với lượng mưa cục Bộ có nơi lên tới 200mm.
Trước diễn biến bất thường của thời tiết trong những ngày gần đây, khu vực vùng cao các xã Mường Bo, Bản Hồ, Tả Van, Ngũ Chỉ Sơn… tiếp tục có mưa to, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đây cũng là những khu vực trọng điểm nuôi cá nước lạnh của tỉnh, nơi người dân làm trại cá ven suối, tiềm ẩn nguy hiểm.
Mùa mưa bão đến, các hộ dân bên sông Kim Sơn (xã Kim Sơn, Gia Lai) lại sống trong thấp thỏm khi hoa màu, đất đai đang bị 'hà bá' gặm từng ngày.
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng bão số 3 gây sạt lở, ngập sâu, giao thông bị chia cắt ở các xã miền núi Nghệ An khiến 1 người chết, 1 người mất tích và thiệt hại nhiều về tài sản.
Do ảnh hưởng bão số 3, mưa lớn khiến địa bàn nhiều xã miền tây Nghệ An xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Trước ảnh hưởng của thiên tai, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng cử cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ nhân dân tạm lánh khỏi vùng nguy hiểm.
Bão số 3 sau khi đổ bộ vào khu vực đất liền từ Hải Phòng đến Thanh Hóa đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, hoàn lưu bão gây mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều địa phương ngập lụt, nguy cơ sạt lở đất rất cao. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực tối đa để ứng phó với tình hình, bảo đảm an toàn cho người dân, triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả.
Mưa lớn liên tục do hoàn lưu bão số 3 khiến hồ thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) ghi nhận lưu lượng lũ vượt mức thiết kế. Trước nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu trên lưu vực sông Cả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Nghệ An và các bộ ngành liên quan triển khai ngay biện pháp ứng phó.
Ngày 23/7, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Sau khi bão suy yếu, hoàn lưu bão có thể gây mưa diện rộng, nguy cơ lũ ống, sạt lở đất và ngập úng tại nhiều khu vực dân cư, giao thông trọng điểm.
Hoàn lưu bão số 3 được nhận định sẽ tiếp tục gây mưa lớn diện rộng trên địa bàn Hà Nội trong những ngày tới. Chủ động ứng phó trên tinh thần '4 tại chỗ', không để bị động, bất ngờ là nhiệm vụ đặt ra đối với các sở ngành, phường xã.
Chiều tối 22/7, ông Lê Hồng Thái - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nhôn Mai, tỉnh Nghệ An cho biết gần trưa cùng ngày, một trận lũ quét đã gây sạt lở, cuốn trôi 2 ngôi nhà ở bản Nhôn Mai và 1 nhà tại bản Huồi Xá.
Mưa lũ kéo dài trong những tuần qua tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản tại Pakistan. Chỉ trong ngày 22/7, mưa lớn và lốc xoáy đã gây ra lũ quét và sạt lở nghiêm trọng tại nhiều khu vực của quốc gia Nam Á, làm ít nhất 21 người thiệt mạng.
Tại Nghệ An, ảnh hưởng bão số 3 những ngày qua có mưa vừa đến mưa to. Nước từ thượng nguồn dồn về khiến nhiều nơi ở khu vực miền núi các xã Mường Xén, Nhôn Mai, Mường Quàng sạt lở, nhiều khu dân cư bị ngập
Các chuyên gia khí tượng dự báo, hôm nay ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm, cần đề phòng sạt lở, lũ quét sau bão.
Trước diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, đặc biệt là mùa mưa bão, Công ty Điện lực Cao Bằng (PC Cao Bằng) đang triển khai hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục.
Sau bão, người dân cần: Theo dõi diễn biến của mưa lũ sau bão để chủ động ứng phó; Kịp thời sơ tán người tại các khu vực bị ngập sâu, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất; Kiểm tra lại hệ thống điện và các thiết bị trước khi sử dụng; chú ý cây xanh, biển quảng cáo đã bị gió bão làm nghiêng, đổ khi lưu thông trên đường; Khắc phục, sửa chữa nhà cửa, hệ thống điện, cấp nước, thông tin; Khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; Tham gia dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa cơ sở hạ tầng, phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường; Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời, chính xác với chính quyền địa phương; Tuân thủ chỉ đạo của các cơ quan chức năng.
Hồi 4h30 ngày 23/7, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia tiếp tục phát đi bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên khu vực các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Phú Thọ, Thanh Hóa và Nghệ An.
Hoàn lưu sau bão số 3 (bão Wipha) gây mưa lớn, nguy cơ có lũ quét, sạt lở đất ở nhiều địa phương phía Bắc
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (Wipha) trên khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa có mưa to đến rất to. Một số địa bàn bị ngập cục bộ. Chiều tối 22-7, tuyến đê sông Tam Điệp chảy qua địa bàn phường Quang Trung, tỉnh Thanh Hóa có nhiều đoạn sụt, lún, sạt lở, đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.