Ngày 29/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matt Miller cho biết Đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley đang 'nghỉ phép', đồng thời thông báo ông Abram Paley đảm nhận chức vụ này với tư cách tạm quyền.
Ông Robert Malley bị cho nghỉ phép không lương sau khi giấy phép an ninh của ông bị đình chỉ vào đầu năm nay, trong bối cảnh giới chức Mỹ đang điều tra về việc ông xử lý tài liệu mật.
Mỹ và Iran đang tiến hành đàm phán gián tiếp và bí mật về một loạt các vấn đề tồn tại, bất đồng; từ chương trình hạt nhân, sức ảnh hưởng của Iran trong khu vực, cho tới vấn đề trao đổi tù nhân.
Trung Quốc nói việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt trừng phạt lên Iran đã tạo ra thế bế tắc, kêu gọi Mỹ bỏ trừng phạt Iran để khôi phục thỏa thuận, trong khi Mỹ không lạc quan.
Iran đang chuẩn bị cung cấp cho Nga thêm khoảng 1.000 vũ khí, trong đó có các tên lửa đạn đạo tầm ngắn đất đối đất và các UAV để sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine, các quan chức phương Tây - những người theo dõi sát sao chương trình vũ khí của Iran nhận định với CNN.
Liên minh châu Âu (EU) đang thực hiện nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran, triệu tập tất cả các nhà đàm phán để nối lại cuộc thương thuyết bất ngờ và đột ngột vào hôm nay (4/8).
Theo đại diện thường trực Iran tại Liên hợp quốc Majid Takht-Ravanchi, Tehran sẽ thực hiện đầy đủ cam kết trong Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) khi được bảo đảm các lợi ích kinh tế.
Đại diện của Iran nêu rõ việc nước này quay trở lại thực hiện đầy đủ các cam kết trong JCPOA đang bị trì hoãn vì Mỹ vẫn chưa quyết định đảm bảo để Iran nhận được các lợi ích kinh tế theo thỏa thuận.
Trong khi Iran nói 'trái bóng đang ở trên sân của Mỹ' thì Washington lại không kỳ vọng có thể đạt được tiến triển lớn trong cuộc đàm phán nhằm khôi phục JCPOA tại Áo.
Cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ về thỏa thuận hạt nhân của Tehran với các siêu cường thế giới đã kết thúc mà không đạt được tiến triển như kỳ vọng.
Quan chức Iran cho biết sẽ tiếp tục làm việc với sự khẩn trương hơn nữa để mang lại một thỏa thuận quan trọng vì mục đích không phổ biến vũ khí hạt nhân và ổn định khu vực.
Tối 29/6, đặc phái viên của Liên minh châu Âu (EU) Enrique Mora xác nhận các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ tại Qatar, nhằm phá vỡ bế tắc liên quan thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đã kết thúc mà không đạt được tiến triển như kỳ vọng.
Ngày 29/6, Đặc phái viên của Liên minh châu Âu (EU) Enrique Mora xác nhận trên mạng xã hội Twitter rằng, các cuộc đàm phán hạt nhân gián tiếp giữa Iran và Mỹ đã kết thúc mà không đạt được tiến triển như kỳ vọng.
Mỹ và Iran đã bắt đầu tiến trình đàm phán gián tiếp ở Doha (Qatar) về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Các trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran và Mỹ ngày 28/6 đã bắt đầu tiến trình đàm phán gián tiếp ở Doha (Qatar) trong nỗ lực dỡ bỏ những rào cản nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Tehran với các cường quốc thế giới hồi năm 2015.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Iran đang tranh cãi về nguồn gốc của các hạt phóng xạ được phát hiện tại 3 địa điểm chưa được khai báo ở Iran. Đối với IAEA, vấn đề liên quan đến kỹ thuật, trong khi với Iran, vụ việc lại mang tính chính trị. Thông tin tình báo mà IAEA dựa vào để điều tra các cơ sở này đến từ Israel, quốc gia phản đối chương trình hạt nhân của Iran và bị Tehran cáo buộc ngụy tạo thông tin tình báo giả trong quá khứ.
Căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây sau khi Hy Lạp giữ tàu chở dầu Pegas treo cờ Iran và sau đó Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ hai tàu chở dầu của Hy Lạp tại vùng Vịnh.
Ngày 25/5, đặc phái viên của Mỹ về Iran Rob Malley cho biết Mỹ và các đồng minh của nước này sẽ gia tăng thực thi các lệnh trừng phạt chống Iran nếu không đạt được một thỏa thuận hạt nhân với nước CH Hồi giáo này.
Ngày 25/5, Đặc phái viên của Mỹ về Iran Rob Malley cho biết, nước này và các đồng minh sẽ gia tăng thực thi các lệnh trừng phạt Iran nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận hạt nhân.
Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ gia tăng thực thi các lệnh trừng phạt Iran nếu không đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Tehran.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 12/4 khẳng định các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn đang diễn ra bình thường.
Mỹ nhấn mạnh tiếp tục đặt lực lượng Quds trực thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trong danh sách đen các tổ chức khủng bố.
Các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của lực lượng Houthis, vốn đo Iran hậu thuẫn, không chỉ khiến Ả rập Xê út và Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất xích lại gần nhau hơn mà họ còn tìm được đồng minh quan trọng là Israel trong các vấn đề về Yemen.
Mỹ cho biết các vấn đề chính vẫn là Iran cam kết tuân thủ một cách có thể kiểm chứng các hạn chế đối với hoạt động hạt nhân của mình, đổi lại việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Mỹ cho biết sẵn sàng đưa ra 'các quyết định khó khăn' để đạt được thỏa thuận nhằm khôi phục hiệp ước hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói vấn đề chính vẫn là cam kết của Iran với các giới hạn có thể kiểm chứng được trong những hoạt động hạt nhân của mình.
Người phát ngôn Nhà Trắng Ned Price ngày 21/3 cho biết Washington sẵn sàng đưa ra 'các quyết định khó khăn' để đạt được thỏa thuận khôi phục Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền thông địa phương đưa tin trong vài tuần qua Nga đã thảo luận với Iran về khả năng đạt một thỏa thuận tạm thời nhằm nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Quan chức Nga và Mỹ cùng đánh giá có những tiến triển tại vòng đàm phán thứ 8 nhằm khôi phục Thỏa thuận thuận hạt nhân Iran vừa bắt đầu tại Vienna (Áo) hôm 27/12 vừa qua.
Đặc phái viên Mỹ về Iran, ông Rob Malley, ngày 21/12 cảnh báo chỉ còn 'vài tuần' để khôi phục thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) nếu Iran tiếp tục các hoạt động hạt nhân với tốc độ hiện nay.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 11/12 cho biết Tehran rất nghiêm túc trong các cuộc đàm phán hạt nhân với các cường quốc thế giới tại Vienna (Áo).
Các cuộc đàm phán cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 chính thức được nối lại tại Vienna (Áo) vào ngày 9/12 giữa các bên tham gia thỏa thuận, ngoại trừ Mỹ.
Một nguồn tin ngoại giao châu Âu tiết lộ, các cuộc đàm phán quốc tế được mong chờ từ lâu ở Vienna (Áo) để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, tên đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) sẽ được nối lại vào chiều 29/11.
Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết như vậy chỉ vài ngày trước khi các cuộc đàm phán khởi động lại về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Đặc phái viên về Iran của Mỹ nói rằng Washington có các lựa chọn 'quen thuộc với tất cả mọi người' nếu nước Cộng hòa Hồi giáo kéo dài đàm phán và tiếp tục tăng tốc chương trình hạt nhân.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, đặc phái viên Mỹ về Iran Robert Malley ngày 19/11 cảnh báo rằng Tehran đang tiệm cận ngưỡng 'không thể quay trở lại' để khôi phục thỏa thuận hạt nhân (còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện - JCPOA) sau khi nước này tăng cường dự trữ urani làm giàu trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Iran và các cường quốc về việc khôi phục JCPOA dự kiến nối lại vào ngày 29/11 tới.
Thỏa thuận hạt nhân của Iran có cơ hội đạt được những tiến bộ khi các nước đóng vai trò quan trọng như Mỹ, Pháp, Nga có hàng loạt động thái tích cực, nhằm khởi động lại tiến trình đàm phán. Tehran cũng bày tỏ thiện chí 'tháo gỡ nút thắt' cho vấn đề vốn tồn tại dai dẳng này.
Theo phóng viên TTXVN tại vùng Vịnh, Đặc phái viên Mỹ về Iran Rob Malley bắt đầu công du khu vực này từ ngày 11-20/11. Động thái này nằm trong nỗ lực điều phối chính sách trước khi diễn ra các cuộc đàm phán mới về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Quá trình trì hoãn kéo dài trong cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran đang cản trở quá trình trở lại thỏa thuận hạt nhân.
Tại các cuộc tham vấn ở Paris ngày 22/10, Mỹ và 3 nước châu Âu gồm Anh, Pháp và Đức đã nhất trí về sự cần thiết phải đưa Iran nhanh chóng quay trở lại 'bàn đàm phán' về vấn đề hạt nhân.
Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có các động thái mới gây sức ép với Iran nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân được ký kết năm 2015.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ám chỉ rằng họ có thể sử dụng vũ lực nếu ngoại giao thất bại đối với chương trình hạt nhân của Iran, sau những cảnh báo của Israel.
Mỹ và Israel ngày 13/10 cho biết đang tìm kiếm một 'kế hoạch B' nhằm đối phó với Iran nếu nước này không quay trở lại đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân được ký kết năm 2015.
Ngày 13/10, tờ Jerusalem Post dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Yair Lapid cảnh báo, Israel bảo lưu quyền tự do hành động ở bất cứ thời điểm nào và dưới bất kỳ hình thức nào liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Ngày 31/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết nước này và 6 cường quốc đã đạt được những tiến triển đáng kể trong các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuân hạt nhân năm 2015 được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), song vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.
Đại diện Iran, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức ngày 27/4 đã khởi động vòng đàm phán thứ 3 tại Vienna (Áo) để đẩy nhanh các nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy đây không phải là mục tiêu dễ dàng.