Ngày 12/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng, việc lực lượng vũ trang đảng Công nhân người Kurd (PKK) – lực lượng bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố – bắt đầu quá trình giải giáp vũ khí, đã mở ra một chương mới đầy hy vọng trong lịch sử đất nước, sau hơn 40 năm xung đột đẫm máu.
Nga tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán với Kiev, nhấn mạnh ưu tiên giải quyết xung đột Ukraine bằng con đường ngoại giao giữa lúc chiến sự tiếp tục leo thang.
Viễn cảnh căn cứ quân sự NATO xuất hiện tại khu vực Transcaucasia, nơi vẫn được xem là 'sân sau' của Nga, đang được nhắc đến.
Ngày 9/7, một tòa án của Thổ Nhĩ Kỳ ra phán quyết cấm truy cập vào chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Grok tại nước này, sau khi nền tảng này được cho là đã phát tán nội dung xúc phạm đến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và một số nhân vật khác. Đây là lần đầu tiên Ankara áp dụng lệnh cấm truy cập công cụ AI.
Hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay (5/7) đưa tin, Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump can thiệp, để ngăn chặn các vụ nổ súng gần các điểm cứu trợ ở Gaza, mà Liên Hợp Quốc cho biết đã khiến hơn 500 người thiệt mạng.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy tái gia nhập chương trình máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đánh dấu một thời điểm mang tính bước ngoặt trong chiến lược quốc phòng của nước này cũng như sự gắn kết của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ đang nổi lên như một yếu tố then chốt trong nỗ lực đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Nga và Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ chưa hài lòng với tổ hợp phòng không S-400 và sẽ phát triển vũ khí nội địa nhằm thay thế.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt tiến triển trong các cuộc đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO liên quan tới thương vụ mua tiêm kích F-35.
Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ngày 25/6 ở The Hague (Hà Lan), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, nước này đang nối lại đàm phán với Mỹ để trở lại chương trình máy bay tàng hình F-35.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sẵn sàng tham gia hòa đàm trực tiếp với hai người đồng cấp Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhấn mạnh nước này đang tiếp tục nỗ lực góp phần chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine bằng giải pháp hòa bình.
Cảnh báo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thu hút sự chú ý của giới phân tích quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh các điểm nóng địa chính trị tại Trung Đông vẫn đang tiếp tục sôi sục.
Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên căng thẳng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump sau quyết định của Ankara về mua 'Rồng lửa' S-400 do Nga sản xuất.
Lãnh đạo các nước thành viên NATO đã có mặt tại Hà Lan tham dự hội nghị kéo dài 2 ngày (24 và 25/6), với mục tiêu tăng cường đoàn kết nội khối và tránh phát ngôn gây chia rẽ từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong hai ngày 24 và 25-6 tại The Hague (Hà Lan), Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thông báo về các bước tiến trình hòa bình ở Ukraine , Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết trước thềm hội nghị.
Theo Iran International, trong cuộc gặp bên lề cuộc họp cấp Bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tại Istanbul, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nói với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi rằng, việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran là con đường duy nhất để giải quyết bế tắc với Israel.
Ngày 20/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đánh giá, cuộc đối đầu giữa Iran và Israel đang tiến sát đến 'điểm không thể cứu vãn', đồng thời thông báo, nước này có kế hoạch tăng cường sản xuất tên lửa tầm trung và tầm xa.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ không đứng ngoài nếu chiến sự lan rộng, cảnh báo mục tiêu tiếp theo của Israel sau Iran rất có thể là nước này.
Tehran có quyền hợp pháp để tự vệ trước Israel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan lên tiếng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay (18/6) tuyên bố nước này ủng hộ quyền tự vệ chính đáng của Iran chống lại các hành vi gây hấn của Israel.
Ngày 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, thảo luận về cuộc xung đột Israel - Iran.
Ngày 16/6, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố Tehran có thể xem xét khôi phục đàm phán với Mỹ, với điều kiện Israel phải ngừng các hành động quân sự nhằm vào các quốc gia Trung Đông.
Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm chấm dứt xung đột vũ trang, đặc biệt khi các cuộc tấn công giữa Israel-Iran đã gây tổn thất nhân mạng lớn và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh khu vực.
Trong bối cảnh xung đột leo thang nhanh chóng giữa Israel và Iran, các nhà lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế tiếp tục kêu gọi hai bên chấm dứt hành động quân sự, khởi động đối thoại để giải quyết bất đồng, đồng thời cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng từ các chiến dịch tấn công và đáp trả giữa hai bên hiện nay.
Trong bối cảnh Israel và Iran đe dọa tăng cường các cuộc tấn công, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng loạt kêu gọi hai bên kiềm chế, tránh để cuộc xung đột lan rộng thành chiến tranh toàn diện.
Căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang với các cuộc tấn công lẫn nhau quy mô lớn. Các nước khu vực Trung Đông hôm qua (14/6) tiếp tục cảnh báo về hậu quả nguy hiểm của việc leo thang căng thẳng giữa hai nước, đồng thời nhấn mạnh sự cấp thiết của việc chấm dứt các hành động quân sự.
Một trong những kết quả đáng chú ý là việc Nga và Ukraine nhất trí thành lập các ủy ban y tế thường trực nhằm tổ chức trao đổi binh sỹ bị thương nặng mà không cần chờ các quyết định chính trị.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự sẵn sàng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ủng hộ một cuộc gặp cấp cao, vì nếu không gặp nhau thì sẽ không có lệnh ngừng bắn.
Tiếp tục nỗ lực thúc đẩy giải pháp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua tại Ukraine, hôm qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt có sự tham dự của cả Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Ukraine Zelensky cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo thông báo hôm 28/5 của Bộ Ngoại giao Nga, phái đoàn dự kiến do Trợ lý Tổng thống Vladimir Medinsky dẫn đầu và sẽ trao bản dự thảo ghi nhớ hòa bình cho Ukraine trong cuộc họp này.
Thế giới trong tuần trải qua các sự kiện nổi bật như Israel chấp thuận đề xuất ngừng bắn ở Gaza, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga-Ukraine không 'đóng cửa' đối thoại, Tòa án chặn sắc lệnh áp thuế của ông Trump.
Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất tổ chức thượng đỉnh Nga - Ukraine - Mỹ nhằm thúc đẩy đàm phán ngừng bắn và tìm giải pháp cho xung đột kéo dài.
Ngày 31-5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong đó ông Erdogan nhấn mạnh rằng, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Ukraine được lên kế hoạch tại Istanbul nên có sự tham gia của những người có sức ảnh hưởng.
Ông Erdogan nhấn mạnh rằng vòng đàm phán thứ 2 giữa Nga-Ukraine được lên kế hoạch tại Istanbul nên có sự tham gia của những người có sức ảnh hưởng để duy trì động lực hướng tới một giải pháp hòa bình.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang cố hợp pháp hóa vị thế của bản thân.
Sắp đến thời điểm mà Nga đề xuất tổ chức cuộc hòa đàm vòng 2 (2/6), ngày 30/5, Ukraine vẫn chưa có câu trả lời liệu nước này có tham gia hay không.
Theo đề xuất của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan, hội nghị thượng đỉnh thúc đẩy đàm phán hòa bình sẽ có sự tham gia của tổng thống các nước Ukraine, Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng có thể kết thúc vòng đàm phán trực tiếp thứ nhất và thứ 2 giữa Nga-Ukraine bằng cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Ukraine Zelensky.
Ngày 30/5, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Nga - Ukraine - Mỹ trong bối cảnh Ankara đang nỗ lực làm trung gian thúc đẩy các bên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận phái đoàn Nga sẽ đến Istanbul và sẵn sàng tham gia đàm phán với Ukraine về các điều kiện để ngừng bắn vào tuần tới.
Ngày 29/5, Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi Nga và Ukraine không 'đóng cửa' đối thoại trước thềm cuộc đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra tại Istanbul vào ngày 2/6 tới.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 28/5 nhắc lại lời kêu gọi đối thoại với Ấn Độ để đảm bảo hòa bình lâu dài trong khu vực.
Truyền thông khu vực hôm nay cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập các căn cứ quân sự và giúp Chính phủ mới ở Syria xây dựng các lực lượng an ninh.
Tiếp tục chiến dịch công kích và lên án gay gắt Chính phủ và quân đội Israel vì cuộc chiến đẫm máu ở Gaza khiến hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 22/5 khẳng định Israel đang ngày càng bị cô lập trên toàn thế giới.
Giới chuyên gia đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ, có thể sẽ phát hiện thêm nhiều mỏ khí đốt tự nhiên, giúp nước này giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một trữ lượng khí đốt tự nhiên mới ở Biển Đen, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng dân dụng trong hơn ba năm, một tín hiệu tích cực trong bối cảnh nước này phấn đấu hoàn toàn độc lập về năng lượng.