Từ bỏ công việc có mức lương ổn định, anh Khưu Văn Chương rời phố về quê trồng loại cây từng có thời mọc dại, thu hoạch trái để ủ lấy nước cốt, thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm.
Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.
Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp 'xanh' nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp 'xanh', Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp 'xanh', cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.
Nhiều đơn vị cấp sở trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa hoàn thành việc kiện toàn, sáp nhập và bố trí nhân sự chủ chốt đảm nhận nhiệm vụ mới theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương.
Ngày 24/2, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị công bố các Quyết định về sắp xếp bộ máy và công tác cán bộ.
Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau dần trở thành một cộng đồng trưởng thành, lớn mạnh.
Trong thời đại toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nhân trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Tại tỉnh Cà Mau, đội ngũ doanh nhân trẻ không chỉ là lực lượng chủ chốt trong phát triển kinh tế địa phương mà còn là những người tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và quản lý.
Sáng 27/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Thực trạng, giải pháp xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trẻ tỉnh Cà Mau trong thời kỳ mới'.
Sau 2 ngày diễn ra, sáng ngày 9/11, Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024 (CaMaUP'24) với chủ đề 'Khởi nghiệp xanh - Xu hướng phát triển bền vững' đã chính thức khép lại sau nhiều hoạt động sôi nổi.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các viện, trường, nhà khoa học; các sở, ngành, chính quyền địa phương; các tổ chức, doanh nghiệp; người trực tiếp sản xuất để xác định được các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, trọng điểm, phù hợp thực tiễn địa phương. Đồng thời, đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, giải pháp về nhân lực, khoa học và công nghệ, tín dụng và các ngành phụ trợ để giải quyết các vấn đề sản xuất mà Cà Mau đang gặp phải, hướng đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn. Đây là mục tiêu đặt ra của Hội thảo 'Giải pháp huy động nguồn lực đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống', do Sở KH&CN tổ chức sáng 1/11.
Buổi cà phê lần thứ 18 cùng doanh nghiệp do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức vào sáng 8/6/2024.
Sáng 18/5/2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức buổi 'Cà phê doanh nghiệp' lần thứ 15/2024 với chủ đề 'Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh'.
Sáng 20/4, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt dự buổi Cà phê doanh nghiệp lần thứ 12.
Tại buổi Cà phê doanh nghiệp lần thứ 11 tổ chức vào sáng nay, 13/4, do ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, có nhiều ý kiến của người dân, doanh nghiệp nuôi tôm siêu thâm canh trong tỉnh phản ánh khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tại buổi cà phê gặp gỡ doanh nghiệp lần thứ 10 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì vào sáng 6/4, ông Huỳnh Diện, đại diện Hợp tác xã nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng (xã Tân Hưng, huyện Cái Nước) đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ xúc tiến cấp quyền sở hữu trí tuệ cho 2 dự án sở hữu trí tuệ: sáng chế, cải tiến hệ thống điều kiện nuôi tôm siêu thâm canh.
Việt Nam hiện nằm trong tốp ba quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Tôm Việt Nam có nhiều lợi thế về sản phẩm đặc thù, giá trị gia tăng…, song lại chưa tạo được lợi thế cạnh tranh về giá so với một số nước khu vực châu Á.
Chỉ trong mấy ngày vừa qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tích cực quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 và đóng góp Quỹ vaccine phòng COVID-19 mà Chính phủ phát động.
Hưởng ứng lời kêu gọi 'Toàn dân tham gia đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19' của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau và ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 mà Chính phủ phát động, chỉ trong mấy ngày vừa qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tích cực ủng hộ để có thêm nguồn lực phòng, chống dịch.
Là tỉnh có ba mặt giáp biển, nằm ở cực Nam đất nước, tỉnh Cà Mau định hướng thu hút đầu tư để trở thành vùng phát triển năng động và toàn diện, đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Với diện tích 80.000 ha nuôi tôm dưới tán rừng, 50.000 ha phát triển tôm – lúa, tỉnh Cà Mau đã tạo một nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi tôm, giữ rừng, sản xuất lúa sạch,… phát triển kinh tế đa dạng.
Đây còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh Cà Mau đến với du khách trong và ngoài nước.
Theo ông Quách Văn Ấn, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC), năm 2021, tỉnh tăng cường năng lực xúc tiến đầu tư; kết nối xúc tiến trực tiếp với các hiệp hội, tổ chức thương mại và đầu tư của các nước đang đầu tư mạnh vào Việt Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2020, tỉnh Cà Mau đón trên 1,225 triệu lượt khách, đạt 88% so kế hoạch. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.958 tỷ đồng, đạt 90,7% so kế hoạch.
Chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại phía Nam năm 2020 tại Cà Mau sẽ diễn ra trong 03 ngày (từ ngày 03 - 05/12/2020), với nhiều hoạt động, nội dung quan trọng, không những quảng bá những tiềm năng, thế mạnh của Cà Mau, mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hợp tác, xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Công trình Cột cờ Hà Nội ở Mũi Cà Mau mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử thiêng liêng, thể hiện chủ quyền lãnh thổ quốc gia, sự gắn bó 'Bắc - Nam một nhà' và mang tình cảm sâu nặng của người dân Thủ đô đối với Đất Mũi - nơi cực Nam của Tổ quốc.
Vừa qua, trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cuộc thi 'Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau năm 2020'.
Năm 2019, Cà Mau thu hút được 27 dự án đầu tư mới với mức vốn đăng ký gần 24.000 tỷ đồng. Tuy số lượng dự án giảm, nhưng mức vốn đăng ký tăng gấp hơn 4 lần so với năm trước.
Tối ngày 9-12, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - du lịch Mũi Cà Mau 2019, tại Liên hoan ẩm thực diễn ra tại quảng trường Thanh Niên, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau, các đầu bếp đã làm 'chảo cua rang me khổng lồ', lớn nhất từ trước đến nay đến với trọng lượng 50 kg cua biển.
Ngày 2/12, theo tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, Ban Quản lý khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau vừa có thông báo miễn vé tham quan công viên Văn hóa – Du lịch Mũi Cà Mau (từ ngày 6 đến 15/12/2019).