Chiều 10/3, tại Quảng Ngãi, Đoàn công tác Quân khu do Thiếu tướng Lê Ngọc Hải - Tư lệnh Quân khu V làm Trưởng đoàn dâng hương Trung tướng Phạm Kiệt - nguyên Đội trưởng Đội du kích Ba Tơ và đồng chí Nguyễn Hường - nguyên chiến sĩ Đội du kích Ba Tơ.
Kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945 - 11/3/2025), chiều nay (10/3), tại tỉnh Quảng Ngãi, Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5 cùng Đoàn công tác đã đến dâng hương tưởng nhớ, tri ân Trung tướng Phạm Kiệt, nguyên Đội trưởng Đội Du kích Ba Tơ và đồng chí Nguyễn Hường, nguyên chiến sĩ Đội Du kích Ba Tơ.
Chiều 10-3, tại Quảng Ngãi, Đoàn công tác Quân khu 5 do Thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng nhớ, tri ân Trung tướng Phạm Kiệt và đội viên Đội du kích Ba Tơ.
70 năm đã đi qua, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn mãi mãi là một bản anh hùng ca về tinh thần, ý chí, bản lĩnh của con người Việt Nam. Bản hùng ca ấy cũng tái hiện theo một cách riêng qua những kỷ vật giản dị và xúc động đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là một mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Người có những đóng góp quan trọng làm nên bản hùng ca bất tử ấy là Trung tướng Phạm Kiệt, một người con ưu tú của quê hương núi Ấn - sông Trà. Ông là người nêu ý kiến duy nhất với Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp về thay đổi cách đánh trong trận Điện Biên Phủ và đã mang lại thắng lợi vẻ vang.
Trong đội ngũ tướng lĩnh Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc từ 1945-1975, Trung tướng Phạm Kiệt là một vị tướng đặc biệt. Điều đặc biệt đó, không chỉ vì ông là Đội trưởng Đội du kích Ba Tơ huyền thoại, khiến kẻ thù khiếp sợ mỗi khi nghe đến tên Tê-đơ (T.deux, T2, bí danh của đồng chí Phạm Kiệt), một học trò gần gũi của Bác Hồ, được Người dành cho tình cảm và niềm tin đặc biệt, được Người tặng cho 3 bảo vật vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - 1954, mà ở ông, còn có mối quan hệ sâu sắc và thân tình với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, một nhân duyên lớn, mẫu mực về tình bạn chiến đấu, tình cảm chân thật, trọn vẹn nghĩa tình của ba vị tướng - ba con người huyền thoại...
Anh lính vệ quốc Tê Đơ, thủ lĩnh du kích Ba Tơ, chú Mười Quảng Ngãi hay Trung tướng Phạm Kiệt... - những cái tên đó đều dành để nói về người chiến sĩ cộng sản trung kiên, một Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) đầy bản lĩnh, một Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân... đã được lịch sử ghi nhận như một danh tướng của cách mạng Việt Nam. Từ vùng đất Ba Tơ anh hùng, Trung tướng Phạm Kiệt đã cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc, để hôm nay, CANDVT, BĐBP ngày nay vẫn luôn ghi nhớ những câu chuyện về vị Tư lệnh tài đức và trung hậu ấy. Tại quê hương núi Ấn, sông Trà - Quảng Ngãi của ông, đến nay đã có 3 ngôi trường mang tên Phạm Kiệt.
Trung tướng Phạm Kiệt (Phạm Quang Khanh, SN 1912) là Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) từ năm 1960 đến đầu năm 1975. Ông từng phất cờ làm nên cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11/3/1945, trước đó đã ngồi tù gần 13 năm, suýt bị thực dân Pháp đưa ra xử bắn, rồi lại trở thành một trong những thủ lĩnh của một cuộc nổi dậy.
Thoát chết trong gang tấc trong vụ tai nạn 'xe tải điên' lao vào hàng loạt nhà dân trên tuyến đường tỉnh lộ 623B, chị Bùi Thị Kim Liên trú xóm 1, thôn An Hội Nam, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) kể lại giây phút kinh hoàng…
Tuyên Quang là 1 trong 22 tỉnh, thành phố tổ chức giao nhận quân trong ngày 11-2. Hòa chung không khí sôi nổi của ngày hội giao, nhận quân đang diễn ra trên mọi miền đất nước, 1.062 thanh niên ưu tú, đại diện cho tuổi trẻ trên quê hương cách mạng háo hức lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái vừa ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Khu dân cư Cầu Yên, thị trấn Tứ Kỳ với tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng, quy mô khoảng 4,7ha.